Di sản dùng vào việc thờ cúng theo quy định pháp luật

bởi Sao Mai
Di sản dùng vào việc thờ cúng

Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những quyền cơ bản của con người, thuộc nhóm quyền dân sự và chính trị, được ghi nhận trong pháp luật quốc tế về quyền con người cũng như trong pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới. Hầu hết các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam đều ghi nhận và bảo đảm thực hiện quyền này trong hệ thống pháp luật của mình. Cho nên tại Điều 645 BLDS 2015 đã cho phép người lập di chúc có quyền dành một phần di sản trong khối di sản để thờ cúng. Để biết thêm về các vấn đề liên quan đến di sản dùng vào việc thờ cúng mời quý độc giả cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Căn cứ pháp lý

Di sản dùng vào việc thờ cúng là gì?

Theo Điều 612 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) quy định “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”

Thờ cúng là một nếp sống văn hoá lâu đời của nhân dân ta, thể hiện lòng tôn kính đổi với người đã chết, giáo dục người xung quanh kính trọng những người bậc trên đã chết và nhớ công ơn của họ. Vì vậy, Nhà nước tôn trọng và bảo hộ các truyền thống tốt đẹp đó, cho phép cá nhân dành một phần tài sản của mình để dùng vào việc thờ cúng. Phần tài sản này không coi là di sản thừa kế.

Di sản dùng vào việc thờ cúng được để lại theo ý nguyện của người lập di chúc, di sản này không chia mà được giao cho một người quản lí. Di sản này có thể là một tài sản cụ thể (cây lâu năm, nhà ở…). Nếu là tài sản hoặc cây lâu năm, người quản lí có quyền thu hoa lợi, lợi tức và dùng nó để thực hiện việc thờ cúng. Người quản lí không được sử dụng vào mục đích của riêng mình. Không có quyền định đoạt di sản này. Trường hợp người đang quản lí di sản dùng vào việc thờ cúng mà không có điều kiện để tiếp tục quản lí di sản đó, những người thừa kế sẽ thoả thuận giao cho người khác quản lí.

Di sản dùng vào việc thờ cúng là phần di sản mà theo di nguyện của người chết là dùng tài sản đó để phục vụ cho việc thờ cúng.

Di sản dùng vào việc thờ cúng thường gặp như là nhà thờ họ, nhà tổ, nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất, một khoản tiền, vàng… Phần di sản này là phần di sản không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc. Vì thế, di sản dùng vào việc thờ cúng không được coi là di sản thừa kế và không thuộc sở hữu của riêng bất cứ cá nhân nào.

Nếu trong di chúc có xác định một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì mới được dùng cho mục đích đó?

Quyền của người lập di chúc được nêu tại Điều 626 Bộ luật Dân sự gồm có:

– Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế;

– Phân định phần di sản cho từng người thừa kế;

– Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng;

– Giao nghĩa vụ cho người thừa kế;

– Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 649 Bộ luật Dân sự 2015, thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định. Khi đó, các trường hợp được áp dụng thừa kế theo pháp luật nêu tại Điều 650 Bộ luật Dân sự gồm:

– Di sản không có di chúc, di chúc không hợp pháp, người hưởng di chúc chết trước hoặc cùng thời điểm với người lập di chúc; người hưởng di sản theo di chúc không có quyền hưởng hoặc từ chối;

– Áp dụng với phần di sản không được định đoạt trong di chúc; có liên quan đến phần di chúc không có hiệu lực…

Đặc biệt, khoản 1 Điều 645 Bộ luật Dân sự khẳng định, nếu người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế.

Theo phân tích ở trên, di sản dùng cho việc thờ cúng chỉ xảy ra trong trường hợp người để lại di chúc có phân định một phần di sản của mình làm thờ cúng.

Di sản dùng vào việc thờ cúng
Di sản dùng vào việc thờ cúng

Nội dung di chúc không rõ ràng thì phải giải quyết như thế nào?

Căn cứ Điều 648 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc giải thích nội dung di chúc như sau:

“Điều 648. Giải thích nội dung di chúc

Trường hợp nội dung di chúc không rõ ràng dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau thì những người thừa kế theo di chúc phải cùng nhau giải thích nội dung di chúc dựa trên ý nguyện đích thực trước đây của người chết, có xem xét đến mối quan hệ của người chết với người thừa kế theo di chúc. Khi những người này không nhất trí về cách hiểu nội dung di chúc thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

Trường hợp có một phần nội dung di chúc không giải thích được nhưng không ảnh hưởng đến các phần còn lại của di chúc thì chỉ phần không giải thích được không có hiệu lực”.

Như vậy, nếu nội dung di chúc không rõ ràng dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau thì những người thừa kế theo di chúc phải cùng nhau giải thích nội dung di chúc dựa trên ý nguyện đích thực trước đây của người chết, có xem xét đến mối quan hệ của người chết với người thừa kế theo di chúc.

Trường hợp, không có sự thống nhất về cách hiểu giữa các người thừa kế về nội dung di chúc thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

Trường hợp có một phần nội dung di chúc không giải thích được nhưng không ảnh hưởng đến các phần còn lại của di chúc thì chỉ phần không giải thích được không có hiệu lực.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Di sản dùng vào việc thờ cúng” Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến dịch vụ trích lục hộ tịch trực tuyến…. Nếu quy khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline 0833.102.102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.

Hoặc qua các kênh sau:

FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Trong trường hợp trước khi mất một người có để lại di chúc 1 phần tài sản dùng vào việc thờ cúng, tuy nhiên sau khi mất di sản mà người đó để lại không đủ để thực hiện các nghĩa vụ tài sản của người đó (như mai táng, trả nơ,…) thì phần di sản để dùng vào việc thờ cúng có được sử dụng cho mục đích thờ cúng?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 645 Bộ luật Dân sự 2015, trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng.

Có được chia thừa kế di sản dùng vào việc thờ cúng?

Khoản 1 Điều 645 Bộ luật Dân sự 2015 đã có quy định rõ: Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế.

Sau khi một người mất các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán ra sao?

Căn cứ theo quy định tại Điều 658 Bộ luật Dân sự 2015, các nghĩa vụ tài sản và chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán theo thứ tự sau:
–          Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng.
–          Tiền cấp dưỡng còn thiếu.
–          Chi phí cho việc bảo quản di sản.
–          Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ.
–          Tiền công lao động.
–          Tiền bồi thường thiệt hại.
–          Thuế và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước.
–          Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân.
–          Tiền phạt.
–          Các chi phí khác.

5/5 - (3 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm