Bỏ ma túy vào xe người khác bị tội gì?

bởi
ma túy

Gần đây, Tòa án nhân dân quận Nam Từ Liêm đã và đang xét xử vụ việc phát hiện ma túy trên xe ô tô của anh N.V.Thiện được chị N.T.Vân bỏ vào nhằm mục đích tống anh Thiện vào tù do mâu thuẫn tình cảm. Vậy hành vi bỏ ma túy vào xe của người khác sẽ sẽ bị truy tố về tội gì? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn.

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Vu khống người khác bị xử thế nào?

Bỏ ma túy vào xe người khác có thể bị truy tố tội vu khống Tội tàng trữ trái phép chất ma túy. Cụ thể:

Một người thực hiện hành vi bỏ ma túy vào xe người khác có thể bị truy tố về tội vu khống theo quy định tại Điều 156 Bộ luật hình sự; vì hành vi của họ thỏa mãn các dấu hiệu của cấu thành tội vu khống. Cụ thể:

Khách thế của tội phạm:

Tội phạm này xâm phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm; danh dự của người khác; đến quyền và lợi ích của người khác.

Mặt khách quan của tội phạm:

  • Người phạm tội thực hiện các hành vi sau:
    • Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm; danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền; lợi ích hợp pháp của người khác;
    • Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền. Việc bịa đặt lan truyền có thể được thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào như vẽ; tranh ảnh, loa truyền thanh…
  • Tội này hoàn thành từ thời điểm lan truyền cho người khác biết những lời bịa đặt; hoặc có đơn hay trực tiếp vu khống bằng lời nói và tố cáo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Chủ thể của tội phạm:

Bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự.

Mặt chủ quan của tội phạm:

Lỗi cố ý trực tiếp, mong muốn hạ thấp nhân phẩm; danh dự của người khác; hoặc gây thiệt hại cho quyền lợi của người khác.

Hình phạt:

  • Hình phạt chính: có 3 khung hình phạt
    • Khung 1: quy định hình phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm đối với các trường hợp người phạm tội thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều 156 BLHS.
    • Khung 2: quy định hình phạt tù từ 01 năm đến 03 năm đối với các trường hợp phạm tội thuộc khoản 2 Điều 156 BLHS.
    • Khung 3: quy định hình phạt tù từ 03 năm đến 07 năm đối với các trường hợp phạm tội thuộc khoản 3 Điều 156 BLHS.
  • Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề; hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Tội tàng trữ tái phép chất ma túy

Khi thực hiện hành vi bỏ ma túy vào xe người khác không chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vu không theo Điều 156 Bộ luật hình sự; mà còn bị truy tố theo tội tàng trữ trái phép chất ma túy được quy định tại Điều 249 Bộ luật hình sự. Cụ thể: hành vi của họ thỏa mãn các dấu hiệu của cấu thành tội tàng trữ trái phép chất ma túy.

Mặt khách thể của tội phạm:

  • Khách thể của tội tàng trữ trái phép chất ma túy là chế độ quản lý của Nhà nước về việc cất giữ chất ma tuý.
  • Đối tượng tác động của tội phạm này là các chất chất ma tuý. Ở nước ta; các chất ma tuý thường gặp là thuốc phiện, Hêrôin, Mooc phin, cần sa; và một số loại ma tuý ở dạng thuốc tân dược như: Suzusen, Dolagăng, Methamphetamin…

Mặt khách quan của tội phạm:

  • Hành vi khách quan:
    • Người thực hiện hành vi phạm tội thực hiện hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy. Đây là hành vi cất giữ bất hợp pháp chất ma tuý ở bất cứ nơi nào như: Trong nhà ở; phòng làm việc; trụ sở cơ quan, tổ chức; phương tiện giao thông; trong túi quần áo, túi xách;… mà không nhằm mục đích mua bán hay sản xuất trái phép chất ma tuý khác hoặc vận chuyển từ này đến nơi khác.
    • Việc tàng trữ này phải thuộc các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 249 Bộ luật hình sự; thì người thực hiện hành vi mới có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này.
  • Hậu quả:
    • Hậu quả của các tội phạm về ma tuý nói chung; và hậu quả của tội tàng trữ trái phép chất ma túy nói riêng không phải là yếu tố bắt buộc để định tội. Những thiệt hại do hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy gây ra cho xã hội chính là những thiệt hại phi vật chất (chính sách quản lý của Nhà nước đối với các chất ma tuý ).
    • Riêng hành vi tàng trữ trái phép chất ma tuý nếu trọng lượng chất ma tuý dưới mức hướng dẫn của Toà án nhân dân tối cao; Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Bộ Công an và Bộ nội vụ tại Thông tư liên tich số 01/1998 ngày 2-1-1998 thì chưa cấu thành tội phạm.

Chủ thể của tội phạm:

Cũng như chủ thể của các tội phạm khác; chủ thể của tội tàng trữ trái phép chất ma túy cũng phải đảm bảo các yếu tố cần và đủ như: độ tuổi, năng lực trách nhiệm hình sự quy định tại các Điều 12, 13 Bộ luật hình sự. Tuy nhiên; đối với tội tàng trữ trái phép chất ma túy; chỉ những người sau đây mới có thể là chủ thể của tội phạm này:

  • Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội tàng trữ trái phép chất ma túy quy định tại khoản 1 Điều 249 Bộ luật hình sự.
  • Người từ đủ 14 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về tội tàng trữ trái phép chất ma túy thuộc trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 của Điều 249 Bộ luật hình sự; vì các trường hợp phạm tội này là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Mặt chủ quan của tội phạm:

  • Lỗi của người phạm tội: Người phạm tội tàng trữ trái phép chất ma túy thực hiện hành vi phạm tội của mình do cố ý trực tiếp; tức là nhận thức rõ hành vi của mình bị pháp luật cấm; thấy trước được tác hại của hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy nhưng vẫn thực hiện.
  • Mục đích và động cơ phạm tội: Không phải là dấu hiệu bắt buộc để định tội.

Hình phạt:

  • Hình phạt chính:
    • Khung 1: Phạm tội thuộc khoản 1 Điều 249 Bộ luật hình sự thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
    • Khung 2: Phạm tội thuộc khoản 2 Điều 249 Bộ luật hình sự thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
    • Khung 3: Phạm tội thuộc khoản 3 Điều 249 Bộ luật hình sự thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.
    • Khung 4: Phạm thuộc khoản 4 Điều 249 Bộ luật hình sự thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:.
  • Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ; cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm; hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Mời bạn đọc xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư X; chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Vu khống là gì?

Vu khống là (Hành vi) cố ý đưa ra hoặc cố ý loan truyền những thông tin không đúng sự thật có nội dung xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự, uy tín người khác bằng những hình thức khác nhau như truyền miệng, qua phương tiện thông tin đại chúng, qua đơn thư tố giác…

Xử dụng ma túy sẽ nguy hiểm như thế nào?

Những người sử dụng ma túy lần đầu; hoặc trải qua một thời gian dài không dùng dễ bị sốc, nguy hiểm cho tính mạng hơn. Mỗi người có một phản ứng khác nhau với ma túy. Ma túy có tính dung nạp nên người sử dụng lâu chịu được liều cao hơn so với người mới sử dụng.
Sau khi sử dụng; ma túy sẽ kích thích làm tăng thân nhiệt, gây hưng phấn; sảng khoái cho người sử dụng. Từ đó ma túy gây tăng tiết chất kích thích, làm tăng nhịp tim, cường tim, gây ra các trường hợp nhồi máu cơ tim.

Ma túy là gì?

Hiện có nhiều loại định nghĩa khác nhau về ma tuý. Nhưng nhìn chung khi nói tới ma tuý là nói tới các chất có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp, khi được đưa vào cở thể (bằng cách: tiêm, chích, hút, hít, nhai, nuốt…) nó sẽ làm thay đổi trạng thái ý thức và sinh lý người đó.
Nếu lạm dụng ma tuý; con người sẽ lệ thuộc vào nó, khi đó gây tổn thương và nguy hại cho người sử dụng, cho gia đình và cộng đồng.

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm