Xin chào Luật Sư X. Tôi tên là Dương, tôi có quen biết và chơi thân với một người anh ở quê hơn 10 năm nay. Mấy năm vừa rồi anh ấy làm ăn phát đạt và có nhiều tài sản, bữa trước trong một lần tới nhà chơi anh ấy có hứa cho tôi một mảnh đất ở Hà Nội, chỉ cần sắp tới sang tên là xong. Tôi vừa vui sướng nhưng cũng băn khoăn không biết việc cho đất bằng miệng như vậy có được hay không. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi cho đất bằng miệng có giá trị pháp lý không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Để giải đáp vấn đề “Cho đất bằng miệng có giá trị pháp lý không?” và cũng như nắm rõ một số thắc mắc xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:
Căn cứ pháp lý
Cho con đất, cha mẹ cần xin ý kiến của những người con khác không?
Căn cứ theo quy định, để biết cha mẹ có cần xin ý kiến và chữ ký của những người con khác không, phải xem xét hai trường hợp sau đây:
Thứ nhất: Đất là tài sản chung của cha, mẹ
Căn cứ khoản 1 Điều 29 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, vợ chồng bình đẳng với nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. Đồng thời, tài sản chung vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất.
Đặc biệt, căn cứ Điều 35 Luật Hôn nhân và Gia đình, vợ chồng sẽ thỏa thuận về việc định đoạt, sử dụng tài sản chung và khi định đoạt tài sản chung là bất động sản (hay còn gọi là nhà, đất) phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng.
Do đó, nếu quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng thì khi cha mẹ muốn tặng cho con đất thì chỉ cần hai vợ chồng tự thỏa thuận với nhau mà không cần xin ý kiến hay chữ ký của bất kỳ người nào khác kể cả những người con khác.
Như vậy, nếu nhà, đất là tài sản chung của cha mẹ thì khi muốn tặng cho một trong số những người con, cha mẹ chỉ cần thỏa thuận với nhau, cùng nhau quyết định mà không cần phải xin ý kiến cũng như không cần chữ ký của những người con khác.
Thứ hai: Đất là tài sản chung của cả hộ gia đình gồm cha mẹ và các người con
Tài sản chung của hộ gia đình được hiểu là tài sản này thuộc quyền sử dụng, sở hữu và định đoạt của toàn bộ người của hộ gia đình đó. Cụ thể, trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở (gọi tắt là Sổ đỏ) phải ghi (hộ ông/hộ bà/hộ ông bà/hộ…) thì nhà, đất này thuộc sở hữu của cả hộ gia đình khi có các điều kiện:
– Có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng.
– Sống chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, công nhận quyền sử dụng đất…
– Có quyền sử dụng đất chung.
Căn cứ khoản 1 Điều 64 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, khi làm hợp đồng nói chung, hợp đồng tặng cho nói riêng, trong hợp đồng phải có người có tên trên Sổ đỏ hoặc người được ủy quyền ký tên.
Đồng thời, theo khoản 5 Điều 14 Thông tư 02/2015/TT-NTNMT, người có tên trên Sổ đỏ chỉ được ký hợp dồng tặng cho khi đã được các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất đồng ý bằng văn bản và văn bản đó đã được công chứng hoặc chứng thực.
Như vậy, nếu đất là tài sản chung của hộ gia đình thì khi cha mẹ tặng cho đất cho một trong số những người con thì cần có sự đồng ý của những người con con lại. Đặc biệt, nếu những người con không thể ký vào hợp đồng tặng cho thì phải có văn bản uỷ quyền hoặc văn bản đồng ý tặng cho được công chứng hoặc chứng thực.
Cho đất bằng miệng có giá trị pháp lý không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 502 Bộ luật Dân sự 2015 thì việc chuyển nhượng, tặng cho nhà đất phải được công chứng, chứng thực.
“ 1. Hợp đồng về quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản theo hình thức phù hợp với quy định của Bộ luật này, pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan”
Ngoài ra, điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 cũng quy định việc chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất phải được công chứng, chứng thực.
“ a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực”
Từ những quy định trên, có thể thấy rằng để đảm bảo việc chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất là có giá trị về mặt pháp luật thì việc chuyển nhượng, tặng cho này phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực một cách hợp pháp.
Việc chuyển nhượng, tặng cho nhà đất chỉ bằng lời nói là không đáp ứng điều kiện về mặt hình thức của hợp đồng vì vậy không có giá trị về mặt pháp lý, nếu xảy ra tranh chấp về sau sẽ rất khó chứng minh.
Trên thực tế, tại Án lệ 03/2016/AL có trường hợp tặng cho đất chỉ bằng lời nói nhưng vẫn có giá trị, tuy nhiên trên để áp dụng án lệ thì vụ án phải có những tình tiết sự kiện tương tự như án lệ.
Nội dung khái quát của án lệ như sau:
“Trường hợp cha mẹ đã cho vợ chồng người con một diện tích đất và vợ chồng người con đã xây dựng, nhà kiên cố trên diện tích đất đó để làm nơi ở, khi vợ chồng người con xây dựng nhà thì cha mẹ và những người khác trong gia đình không có ý kiến phản đối gì; vợ chồng người con đã sử dụng nhà, đất liên tục, công khai, ổn định và đã tiến hành việc kê khai đất, được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải xác định vợ chồng người con đã được tặng cho quyền sử dụng đất”.
Từ đây có thể thấy rằng việc tặng cho nhà đất bằng miệng không phải là hoàn toàn không thể nếu vụ án có những tình tiết tương tự như án lệ nêu trên. Tuy nhiên để đảm bảo tính pháp lý thì việc tặng cho bất động sản vẫn nên được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực.
Được tặng đất có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không?
Tại khoản 4 Điều 4 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 được bổ sung bởi Khoản 3 Điều 2 và sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Luật về thuế sửa đổi 2014 quy định về các thu nhập được miễn thuế như sau:
4. Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì trường hợp đất được tặng cho giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau thì không phải đóng thuế thu nhập cá nhân.
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết tư vấn về “Cho đất bằng miệng có giá trị pháp lý không?”. Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới tư vấn pháp lý về vấn đề: phí gia hạn thời gian sử dụng đất là bao nhiêu,… hay cần tư vấn trả lời những câu hỏi trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm, thì hãy liên hệ ngay tới Luật sư X qua hotline 0833.102.102. để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
Mời bạn xem thêm
- Thủ tục cho tặng đất giữa anh em ruột quy định như thế nào?
- Thủ tục bố mẹ chồng tặng đất cho con dâu như thế nào?
- Thủ tục cho tặng đất cho con gái quy định như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Hợp đồng mua bán nhà đất là một giao dịch dân sự. Do đó, trước hết, hợp đồng mua bán nhà đất phải có đủ các “điều kiện có hiệu lực” của một giao dịch dân sự. được quy định tại Điều 117, Bộ luật Dân sự 2015. Cụ thể là:
Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập (nếu ủy quyền phải có văn bản ủy quyền)
Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Đảm bảo hình thức trong trường hợp luật có quy định.
Xuất phát từ sự phức tạp và giá trị của nhà đất, việc mua bán nhà đất (BĐS) phải được tiến hành bằng văn bản, có công chứng, chứng thực theo quy định tại Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013. Đồng thời, phải tiến hành đăng ký biến động đất đai để đảm bảo hợp đồng này.
Nếu không đáp ứng một trong các điều kiện trên, về nguyên tắc, hợp đồng mua bán đất bị “vô hiệu”.
Khi phát sinh tranh chấp về việc mua bán nhà đất mà các bên không thể thương lượng, hòa giải được thì có thể khởi kiện tại Tòa án cấp huyện nơi có đất tranh chấp để giải quyết.
Về việc bán tài sản gắn liền với đất thuê của Nhà nước theo hình thức trả tiền thuê đất hàng năm, pháp luật đất đai có các quy định như sau:
Tại điểm c khoản 1 Điều 175 Luật Đất đai năm 2013 quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập sử dụng đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm, rằng:
“1. Tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
c) Bán tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê khi có đủ điều kiện quy định tại Điều 189 của Luật này; người mua tài sản được Nhà nước tiếp tục cho thuê đất theo mục đích đã được xác định;…”
Theo đó, để tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập được bán tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê của Nhà nước theo hình thức trả tiền thuê đất hàng năm thì phải đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Điều 189 Luật Đất đai năm 2013.