Xây nhà cấp 4 cần những gì?

bởi Hữu Duy
Xây nhà cấp 4 cần những gì

Nhà ở là công trình quan trọng, là nơi cư trú của mỗi người, là tổ ấm nơi mà chúng ta trở về sau một ngày làm việc mệt mỏi. Hiện nay, các công trình nhà ở có thể được chia thành 5 cấp (cấp 1, cấp 2, cấp 3, cấp 4 và cấp đặc biệt). Việc xác định cấp cho các công trình nhà ở được căn cứ theo nhiều tiêu chí, như độ chịu lửa, độ bền, độ vững chắc của công trình,…. dựa theo quy chuẩn do Bộ Xây dựng ban hành. Phổ biến nhất trong đời sống là nhà cấp 4. Vậy nhà cấp 4 là gì? Xây nhà cấp 4 cần những gì? Hồ sơ và thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà cấp 4 như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé! Hy vọng bài viết này sẽ thực sự hữu ích đối với bạn.

Căn cứ pháp lý

Luật Xây dựng sửa đổi 2020

Nhà cấp 4 là gì?

Căn cứ theo quy mô kết cấu công trình quy định tại phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 06/2021/TT-BXD, nhà ở riêng lẻ được phân thành các hạng như sau:

Loại kết cấuTiêu chíCấp công trình
Đặc biệtIIIIIIIV
Cấp công trình của nhà ở riêng lẻ, nhà ở riêng lẻ kết hợp các mục đích dân dụng khác được xác định theo quy mô kết cấu quy định tại mục này. Nhà ở biệt thự không thấp hơn cấp IIIChiều cao (m)> 200> 75 ÷ 200> 28 ÷ 75> 06 ÷ 28≤ 06
Số tầng cao> 5025 ÷ 5008 ÷ 2402 ÷ 0701
Tổng diện tích sàn (nghìn m2)> 30> 10 ÷ 3001 ÷ 10< 01
Nhịp kết cấu lớn nhất (m)> 200100 ÷ 20050 ÷ < 10015 ÷ < 50< 15
Độ sâu ngầm (m)> 1806 ÷ 18< 06
Số tầng ngầm≥ 0502 ÷ 0401

Như vậy, nhà cấp 4 là loại nhà ở riêng lẻ 01 tầng và có chiều cao từ 06 mét trở xuống.

Vì nhà cấp 4 là một loại nhà ở riêng lẻ (nhà ở được xây dựng trên thửa đất ở riêng biệt thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, bao gồm nhà biệt thự, nhà ở liền kề và nhà ở độc lập) nên giấy phép xây dựng được quy định như nhà ở riêng lẻ.

Các yêu cầu về việc phân cấp nhà ở

Độ an toàn, bền vững của nhà ở phải được xác định trên cơ sở các yêu cầu an toàn về khả năng chịu lực của công trình (nền móng, kết cấu);  an toàn khi sử dụng, khai thác vận hành công trình; an toàn phòng cháy và chữa cháy (bậc chịu lửa của các bộ phận chủ yếu của công trình như cột, tường, sàn, mái).

Kết cấu công trình và nền phải được tính toán với các tải trọng và tổ hợp tải trọng bất lợi nhất tác động lên chúng, kể cả tải trọng gây phá hoại theo thời gian. Trong đó các tải trọng liên quan đến điều kiện tự nhiên phải phù hợp với QCVN 02:2009/BXD.

Độ ổn định của công trình phải được tính toán phù hợp với mọi yếu tố tác động lên chúng như tải trọng gió, ngập lụt do mưa bão, mực nước biển dâng, sạt lở đất, động đất, ăn mòn, dông sét và các tác nhân bất lợi khác.

Vật liệu sử dụng phải đảm bảo độ bền lâu, đáp ứng yêu cầu sử dụng, không bị biến dạng, phù hợp với điều kiện khí hậu của địa phương và phải đảm bảo các yêu cầu về an toàn sức khỏe như quy định trong QCXDVN 05:2008/BXD.

Đặc điểm của nhà cấp 4

Theo như định nghĩa ở trên thì nhà cấp 4 là nhà được xây dựng với diện tích sử dụng tối đa là 1000m2 và đây là căn nhà rất được ưa chuộng tại các vùng nông thôn hay những vùng xa trung tâm thành thị, phù hợp với đối tượng có thu nhập thấp và những gia đình có thể có nhiều hoặc ít thế hệ cùng sinh sống.

Bởi vì diện tích xây dựng thường rất lớn nên những căn nhà cấp 4 thường được xây dựng rất khang trang, rộng rãi và vuông vắn, sự chênh lệch về độ lớn của chiều dài và chiều rộng cũng không quá cao.

Bởi vì kiến trúc của nhà cấp 4 khá đơn giản nên mức kinh phí xây dựng thường thấp hơn so với những mẫu nhà khác. Đó cũng là lời giải đáp cho câu hỏi tại sao nhà cấp 4 thường được xây dựng ở các vùng nông thôn tại Việt Nam, vì ở đây người dân còn khá nghèo, kinh tế chưa vững nên những căn nhà cấp 4 vừa đáp ứng được nhu cầu sử dụng, vừa phù hợp với điều kiện kinh tế của đại đa số người dân tại đây.

Thời gian để xây dựng hoàn thành một căn nhà cấp 4 cũng ngắn hơn rất nhiều so với việc xây dựng một căn nhà cao tầng. Vì mẫu nhà này có kiến trúc đơn giản và không đòi hỏi quá nhiều kỹ thuật xây dựng quá phức tạp, cũng như độ cao thấp nên sẽ không gặp quá nhiều khó khăn, cản trở trong quá trình thi công trên cao. Đó cũng là một trong những lợi ích khiến cho mẫu nhà cấp 4 trở thành sự lựa chọn hàng đầu của đại đa số người dân hiện nay.

Ngày nay các mẫu nhà cấp 4 ngày càng được cải tiến theo những phong cách mới lạ và độc đáo hơn, phù hợp hơn với điều kiện xây dựng ở các thành phố lớn, nên mẫu nhà này ngày càng phổ biến rộng rãi hơn ở các thành phố lớn chứ không còn tập trung chủ yếu ở vùng nông thôn như trước đây.

Xây nhà cấp 4 cần những gì
Xây nhà cấp 4 cần những gì?

Xây nhà cấp 4 cần những gì?

Căn cứ khoản 30 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020, nhà cấp 4 thuộc những trường hợp dưới đây phải có giấy phép xây dựng trước khi khởi công:

(1) Nhà cấp 4 tại khu vực đô thị, trừ trường hợp nhà cấp 4 thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

(2) Nhà cấp 4 tại khu vực nông thôn nhưng thuộc khu vực có quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

(3) Nhà cấp 4 khu vực nông thôn nhưng được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa.

Như vậy, chỉ khi nào nhà cấp 4 thuộc trường hợp trên mới phải có giấy phép xây dựng trước khi khởi công. Nói cách khác, nhà cấp 4 thuộc trường hợp trên phải có giấy phép xây dựng.

Nếu xây dựng nhà cấp 4 tại khu vực nông thôn mà không thuộc khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa… thì không cần phải xin giấy phép xây dựng.

Như vậy, xây nhà cấp 4 phải cần có giấy phép xây dựng, trừ trường hợp xây dựng nhà cấp 4 tại khu vực nông thôn mà không thuộc khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa…

Hồ sơ xin giấy phép xây dựng nhà cấp 4

Điều 46 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định số lượng và thành phần hồ sơ khi đề nghị cấp giấy phép xây dựng cho nhà cấp 4 như sau:

* Số lượng hồ sơ: 02 bộ

* Thành phần hồ sơ:

(1) Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo Mẫu số 01.

(2) Một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai như Sổ đỏ, Sổ hồng,…

(3) 02 bộ bản vẽ thiết kế xây dựng kèm theo Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy, chữa cháy kèm theo bản vẽ thẩm duyệt trong trường hợp pháp luật về phòng cháy, chữa cháy có yêu cầu; báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng trong trường hợp pháp luật xây dựng có yêu cầu, gồm:

– Bản vẽ mặt bằng công trình trên lô đất kèm theo sơ đồ vị trí của công trình;

– Bản vẽ mặt bằng các tầng, các mặt đứng và mặt cắt chính của công trình xây dựng;

– Bản vẽ mặt bằng móng và mặt cắt móng kèm theo sơ đồ đấu nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài công trình gồm cấp, thoát nước, cấp điện;

– Trường hợp có công trình liền kề phải có bản cam kết bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề đó.

Lưu ý: Tùy vào điều kiện cụ thể của địa phương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành sẽ công bố mẫu bản vẽ thiết kế để cá nhân, hộ gia đình tham khảo khi tự lập thiết kế xây dựng.

Thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà cấp 4

Bước 1: Nộp hồ sơ

Chủ đầu tư (hộ gia đình, cá nhân) nộp tại Bộ phận một cửa theo quy định hoặc nộp trực tiếp tại Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

– Người tiếp nhận có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng.

– Nếu hồ sơ hợp lệ thì ghi giấy biên nhận và trao cho người nộp (giấy hẹn trả kết quả).

– Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa đúng thì hướng dẫn chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ theo đúng quy định, trường hợp không hoàn thiện sẽ từ chối giải quyết.

Bước 3: Giải quyết yêu cầu

Bước 4: Trả kết quả

Thời hạn giải quyết: Không quá 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định.

Trường hợp đến thời hạn giải quyết nhưng cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do nhưng không được quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết tư vấn về “Xây nhà cấp 4 cần những gì?“. Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới tư vấn pháp lý về dịch vụ tư vấn gia hạn thời gian sử dụng đất thì hãy liên hệ ngay tới Luật sư X thông qua số hotline 0833.102.102 để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Câu hỏi thường gặp

Xây dựng nhà cấp 4 khi chưa có giấy phép xây dựng bị xử phạt thế nào?

Căn cứ theo Khoản 5 Điều 15 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP quy định việc xử lý vi phạm quy định về trật tự xây dựng. Hành vi xây dựng nhà chưa có giấy phép xây dựng của bạn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị. Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 1 Điều 118 Luật xây dựng 2014, bạn buộc phải phá dỡ công trình xây dựng không có giấy phép đối với công trình theo quy định phải có giấy phép. 

Có nên xây dựng nhà cấp 4 hay không?

Nhà cấp 4 có mức đầu tư kinh phí không quá lớn, thấp hơn nhiều so với các loại hình nhà ở khác nên rất phù hợp với các gia đình có điều kiện kinh tế hạn hẹp. Tuỳ thuộc vào nhu cầu sinh hoạt của từng gia đình mà bạn có thể cân nhắc lựa chọn có nên xây dựng nhà cấp 4 hay không?
Chẳng hạn gia đình bạn có người già hoặc người khuyết tật việc di chuyển đi lại ở các mẫu nhà cao tầng có cầu thang sẽ rất khó khăn thì việc lựa chọn xây nhà cấp 4 là giải pháp tốt nhất dành cho gia đình bạn.
Ngày nay, nhà cấp 4 được rất nhiều gia chủ lựa chọn xây dựng theo xu hướng hiện đại kiểu nhà biệt thự vườn 1 tầng vừa có không gian sống thoáng đãng, mát mẻ, vừa có sân vườn vô cùng sang trọng nơi phố thị. 

Các loại nhà cấp 4 hiện nay như thế nào?

– Nhà 3 gian ở vùng nông thôn có diện tích dưới 1000m2 là một mẫu nhà cấp 4 trong thực tế khá phổ biến và bạn có thể dễ dàng bắt gặp ở bất kỳ đâu
– Nhà ống 1 tầng hay nhà tiền chế có nhịp nhỏ hơn 15m và diện tích dưới 1000m2

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm