Khi thực hiện quyền khiếu nại về đất đai một trong những việc đầu tiên người sử dụng đất phải chuẩn bị là soạn đơn khiếu nại. Tuy nhiên nhiều người dân lúng túng khi không biết cách viết đơn khiếu nại về đất đai như thế nào cho đúng quy định của pháp luật, dưới đây LSX sẽ giới thiệu đến bạn đọc mẫu đơn khiếu nại đất đai mới năm 2023. Bạn đọc có thể tham khảo và tải xuống mẫu đơn ở bài viết dưới đây.
Khiếu nại đất đai
Khiếu nại đất đai là gì?
Căn cứ điều 30 Hiến pháp 2013 quy định “Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật.”
Khiếu nại về đất đai là việc người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất theo thủ tục hành chính do pháp luật khiếu nại quy định, đề nghị chủ thể có thẩm quyền giải quyết khiếu nại xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính trong quản lý đất đai khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính đó là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Đặc điểm khiếu nại về đất đai
Khiếu nại về đất đai có các đặc điểm của khiếu nại hành chính nói chung, đồng thời cũng có các đặc điểm riêng. Do vậy, các đặc điểm của khiếu nại hành chính về đất đai thể hiện trong hai mặt sau đây:
Các đặc điểm chung của khiếu nại hành chính thể hiện cụ thể trong khiếu nại hành chính về đất đai:
- Chủ thể khiếu nại về đất đai là người cho rằng mình bị xâm phạm về quyền sử dụng đất hoặc các quyền, lợi ích khác từ các quyết định hành chính, hành vi hành chính do cơ quan hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính ban hành hoặc thực hiện nên khiếu nại
- Đối tượng của khiếu nại về đất đai là quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính của cơ quan hành chính, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính.
- Việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai được thực hiện theo thủ tục hành chính.
Các đặc điểm riêng của khiếu nại hành chính về đất đai.
- Khiếu nại về đất đai chiếm số lượng lớn, tính chất phức tạp: Theo thống kê, trong tổng số đơn khiếu nại, tố cáo hàng năm các cơ quan hành chính nhà nước nhận được, có 70% là đơn khiếu nại liên quan đến đất đai. Khiếu nại đông người, kéo dài, phức tạp ngày càng nhiều, nhất là khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án
- Khiếu nại về đất đai thu hút sự quan tâm của đông đảo các giai tầng trong xã hội và có nhiều chủ thể tham gia vào quá tình khiếu nại, giải quyết khiếu nại.
- Nội dung khiếu nại về đất đai thường đan xen, lẫn lộn với nội dung tố cáo, tranh chấp và phản ánh, kiến nghị.
- Khiếu nại về đất đai chưa phản ảnh đúng bản chất tranh chấp quyền tài sản giữa người sử dụng đất và Nhà nước.
Giải quyết khiếu nại về đất đai
Giải quyết khiếu nại về đất đai là việc cơ quan hành chính, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật thụ lý, xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết khiếu nại theo thủ tục do pháp luật quy định các khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai của cơ quan hành chính, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính trong quá trình thực hiện quản lý nhà nước về đất đai khi người sử dụng đất có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính đó là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình
Hình thức khiếu nại
Theo Điều 8 Luật Khiếu nại 2011 người khiếu nại thực hiện quyền khiếu nại bằng một trong hai hình thức: Đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp, cụ thể:
Khiếu nại bằng đơn
Trường hợp khiếu nại được thực hiện bằng đơn thì trong đơn khiếu nại phải ghi rõ:
- Ngày, tháng, năm khiếu nại;
- Tên, địa chỉ của người khiếu nại;
- Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại;
- Nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại;
- Yêu cầu giải quyết của người khiếu nại.
Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ.
Khiếu nại trực tiếp
Trường hợp người khiếu nại đến khiếu nại trực tiếp thì người tiếp nhận khiếu nại hướng dẫn người khiếu nại viết đơn khiếu nại hoặc người tiếp nhận ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản và yêu cầu người khiếu nại ký hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó ghi rõ nội dung như hình thức khiếu nại bằng đơn.
Trình tự giải quyết khiếu nại đất đai
Trình tự giải quyết khiếu nại đất đai lần đầu
Bước 1. Gửi đơn và tiếp nhận đơn khiếu nại
- Người khiếu nại gửi đơn và các tài liệu có liên quan (nếu có) cho người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu (được hướng dẫn cụ thể tại bảng ở mục 3).
- Nếu khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì người có thẩm quyền tiếp nhận đơn.
Bước 2. Thụ lý đơn
- Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, người có thẩm quyền thụ lý giải quyết và thông báo về việc thụ lý giải quyết;
- Trường hợp không thụ lý để giải quyết thì nêu rõ lý do.
Bước 3. Xác minh nội dung khiếu nại
Trong quá trình giải quyết khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có trách nhiệm sau:
- Kiểm tra lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp, nếu khiếu nại đúng thì ra quyết định giải quyết khiếu nại ngay;
- Trường hợp chưa có cơ sở kết luận nội dung khiếu nại thì tự mình tiến hành xác minh hoặc giao cho người có trách nhiệm xác minh xác minh nội dung khiếu nại, kiến nghị giải quyết khiếu nại.
Bước 4. Tổ chức đối thoại
- Trong quá trình giải quyết khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu tổ chức đối thoại nếu yêu cầu của người khiếu nại và kết quả xác minh nội dung khiếu nại còn khác nhau.
- Việc đối thoại phải được lập thành biên bản.
- Kết quả đối thoại là một trong các căn cứ để giải quyết khiếu nại.
Bước 5. Ra quyết định giải quyết khiếu nại
- Người giải quyết khiếu nại lần đầu phải ra quyết định giải quyết khiếu nại.
Gửi kết quả giải quyết khiếu nại:
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định giải quyết khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu có trách nhiệm gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho:
- Người khiếu nại;
- Thủ trưởng cấp trên trực tiếp hoặc người có thẩm quyền, người có quyền, nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân đã chuyển khiếu nại đến;
- Cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp.
Thủ tục giải quyết khiếu nại đất đai lần hai
Bước 1. Gửi và tiếp nhận đơn
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu mà không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.
Lưu ý:
- Đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày.
- Hồ sơ khiếu nại lần hai gồm:
- Đơn khiếu nại;
- Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu;
- Các tài liệu có liên quan cho người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.
Nơi nộp: Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai (theo hướng dẫn tại mục 3).
Bước 2. Thụ lý đơn
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết mà việc khiếu nại lần hai có đủ điều kiện theo mục 2.2 thì phải thụ lý giải quyết.
- Trường hợp không thụ lý giải quyết thì phải nêu rõ lý do trong văn bản thông báo cho người khiếu nại.
Tải xuống Mẫu đơn khiếu nại đất đai mới năm 2023
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục khiếu nại đất đai
- Gửi đơn khiếu nại đất đai ở đâu năm 2022?
- Hướng dẫn cách viết đơn khiếu nại về đất đai
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết tư vấn về “Mẫu đơn khiếu nại đất đai mới năm 2023.” Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới Thủ tục công chứng hợp đồng mua, bán nhà… thì hãy liên hệ ngay tới Luật sư X để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
Liên hệ Hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Qua quá trình thực hiện tư vấn về giải quyết những tranh chấp đất đai Luật sư X nhận thấy rằng khi người dân tự mình thực hiện thủ tục khiếu nại các quyết định hành chính hay hành vi hành chính thì gặp phải rất nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến quyền lợi của mình. Sau đây Luật sư X xin chỉ ra một số chướng ngại khi thực hiện khiếu nại cũng như cách thức xử lý.
Các khó khăn khi thực hiện khiếu nại:
– Người khiếu nại khiếu nại không đúng thẩm quyền
– Xác định hành vi hành chính hay quyết định hành chính bị khiếu nại không chính xác
– Chưa biết cách trình bày đơn khiếu nại và đặc biệt lý do khiếu nại chưa nêu rõ ràng được cơ sở pháp lý và khó chứng minh quyền lợi của mình bị xâm phạm
– Chưa biết cách thu thập những tài liệu chứng cứ chứng minh cho việc khiếu nại là đúng, chính xác.
– Khiếu nại khi đã hết thời hạn khiếu nại
– Bị cơ quan có thẩm quyền gây khó dễ
– Khiếu nại không được giải quyết trong thời hạn và không đảm bảo trình tự trong khi người khiếu nại lại chưa biết cách đốc thúc quá trình giải quyết khiếu nại
– Đơn khiếu nại bị từ chối giải quyết hoặc giải quyết nhưng không thỏa đáng.
Theo Điều 9 Luật Khiếu nại 2011 thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính.
Như vậy, quá 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai thì người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất không có quyền khiếu nại, trừ những trường hợp sau:
– Người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu vì:
– Ốm đau;
– Thiên tai;
– Địch họa;
– Đi công tác, học tập ở nơi xa
– Hoặc vì những trở ngại khách quan khác thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.
Theo Điều 28 Luật Khiếu nại 2011 thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu như sau:
– Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý.
– Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý.