Chào Luật sư, hiện nay tôi thấy các tổ chức tín dụng cho vay phát triển khá phổ biến. Tôi thường xuyên thấy các thông tin cho vay từ các công ty tài chính với lãi suất cao ngất ngưỡng. Vậy những công ty đó có phải là hình thức của tín dụng đen không? Hôm qua còn có một công ty tài chính gọi cho tôi hỏi tôi có nhu cầu vay không, thời gian giải quyết nhanh chóng nên lãi cao. Người hoạt động tín dụng đen bị xử lý thế nào? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:
Tín dụng đen là gì?
Theo khoản 13 Điều 3 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định 03 loại nghiệp vụ của hoạt động ngân hàng bao gồm: nhận tiền gửi; cấp tín dụng; cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.
Khoản 14 Điều 3 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.
Tuy nhiên, hiện nay, không có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể thế nào là tín dụng đen. Trên thực tế, tín dụng đen có thể hiểu là một hình thức cho vay tín dụng với lãi suất cao hơn quy định của pháp luật từ các tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động cho vay tiền nhưng không đăng ký kinh doanh và không được sự cấp phép của nhà nước (còn gọi là cho vay nặng lãi).
Lãi suất cho vay hợp pháp là bao nhiêu?
Hiện nay, các tổ chức, cá nhân cho vay áp dụng nhiều mức lãi suất cho vay khác nhau. Mức lãi suất cho vay trong giao dịch dân sự được quy định tại Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 , cụ thể:
– Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
+ Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.
+ Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
– Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định nêu trên tại thời điểm trả nợ.
Đồng thời Điều 91 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 cũng quy định về lãi suất cho vay như sau:
– Tổ chức tín dụng được quyền ấn định và phải niêm yết công khai mức lãi suất huy động vốn, mức phí cung ứng dịch vụ trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng.
– Tổ chức tín dụng và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.
– Trong trường hợp hoạt động ngân hàng có diễn biến bất thường, để bảo đảm an toàn của hệ thống tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước có quyền quy định cơ chế xác định phí, lãi suất trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng.
Như vậy, trong giao dịch dân sự, mức lãi suất cao nhất được quy định là 20%/năm. Tuy nhiên, trong quan hệ cho vay giữa các tổ chức tín dụng và khách hàng thì lãi suất giữa các bên là thỏa thuận, trừ trường hợp theo khoản 1 Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN , theo đó:
Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng, trừ trường hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quy định về lãi suất cho vay tối đa tại khoản 2 Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN.
Người hoạt động tín dụng đen bị xử lý thế nào?
Theo quy định tại Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) , người phạm tội cho vay nặng lãi bị xử lý như sau:
– Cho vay trong giao dịch dân sự với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
– Phạm tội mà thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
– Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Lãi suất bao nhiêu là cho vay nặng lãi theo quy định hiện hành?
Theo quy định khoản 1 Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015 (được thay thế bởi điểm i khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017):
– Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự.
Như vậy, căn cứ vào các quy định trên, lãi suất cao nhất trở lên trên năm là: 5 lần x 20%= 100%. Do đó, chỉ khi mức lãi suất cho vay cao gấp 5 lần mức lãi suất cao nhất pháp luật quy định thì mới cấu thành tội cho vay nặng lãi (lãi suất vượt quá 8,33%/tháng, 100%/năm).
Căn cứ theo quy định này, mức lại 2000% trên năm là quá cao so với quy định, bị cấu thành tội cho vay nặng lãi.
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết tư vấn về “Người hoạt động tín dụng đen bị xử lý thế nào?” Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới kết hôn với người Hàn Quốc… thì hãy liên hệ ngay tới Luật sư X thông qua số hotline 0833.102.102 để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
Ngoài ra quý khách có thể liên hệ với chúng tôi thông qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm
- Mức giá bồi thường khi nhà nước thu hồi đất
- Dịch vụ làm sổ đỏ nhanh, giá rẻ, uy tín tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh
- Thủ tục trích lục hộ khẩu được tiến hành như thế nào?
- Chế độ thai sản cho lao động nữ năm 2023
Câu hỏi thường gặp
Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Thứ nhất: Tín dụng đen không được pháp luật thừa nhận
Trong pháp luật về dân sự Việt Nam có điều chỉnh về hình thức cho vay có lãi suất. Qui định chặt chẽ về hình thức, lãi suất, chủ thể…. Nhưng tín dụng đen là một hình thức cho vay không theo quy định của pháp luật thậm trí còn không đúng với quy định của pháp luật.
Khi không được pháp luật thừa nhận, cả người đi vay và người cho vay đều mang mức độ rủi ro rất lớn khi tranh chấp hoặc sự kiện không mong muốn xảy ra.
Thứ hai: Tín dụng đen có lãi suất cao
Thứ ba: Tín dụng đen có quy trình vay đơn giản
Tín dụng đen có những tác hại như sau:
Thứ nhất: Tín dụng đen có lãi suất rất cao gây hại cho người đi vay
Trong một thời gian dài vay nợ, người đi vay sẽ phải chịu khoản nợ đi kèm với lãi suất rất cao và mang nhiều rủi ro. Nếu không trả được theo đúng hạn sẽ phát sinh thêm các khoản lãi khác khiến cho người đi vay lâm vào trường hợp mất khả năng trả nợ.
Thứ hai: Tín dụng đen tiềm ẩn rủi ro cao
Khi thực hiện giao dịch được gọi là tín dụng đen thường sẽ được vay mà không có tài sản thế chấp. Vậy nên khi trường hợp người đi vay mất khả năng trả nợ thì các tổ chức, cá nhân cho vay sẽ gặp phải khó khăn trong quá trình thu hồi nợ.