Khi được để lại di sản thừa kế, người được hưởng di sản cần phải tiến hành thủ tục khai nhận di sản tại cơ quan có thẩm quyền. Di sản thừa kế có thể được phân chia theo di chúc của người để lại di sản hoặc phân chia theo quy định pháp luật. Nhiều người vì lòng tham muốn được hưởng lợi nhiều hơn từ di sản nên đã làm giả giấy tờ thừa kế. Vậy xét dưới góc độ pháp luật, Giả mạo giấy tờ có bị tước quyền thừa kế hay không? Những trường hợp nào bị truất quyền thừa kế? Giả mạo giấy tờ thừa kế bị xử lý như thế nào? Sau đây, Luật sư X sẽ làm rõ vấn đề này thông qua bài viết sau cùng những quy định liên quan. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Di chúc là gì?
Định nghĩa di chúc là gì được nêu tại Điều 624 Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau: Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
Đồng thời, di chúc có thể thể hiện dưới dạng văn bản (có người làm chứng hoặc không có người làm chứng hoặc có thể công chứng hoặc chứng thực) hoặc di chúc miệng.
Để di chúc miệng được coi là hợp pháp thì căn cứ khoản 5 Điều 632 Bộ luật Dân sự, di chúc cần phải đáp ứng điều kiện sau:
– Được lập khi tính mạng của người lập di chúc bị cái chết đe doạ, không thể lập di chúc bằng văn bản.
– Người để lại di chúc thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất 02 người làm chứng. Người làm chứng phải ghi chép lại ý chí cuối cùng của người lập di chúc, cả hai người làm chứng cùng ký tên hoặc điểm chỉ vào văn bản ghi chép lại đó.
– Phải công chứng hoặc chứng thực chữ ký của người làm chứng trong thời gian 05 ngày kể từ ngày người để lại di sản thể hiện ý chí cuối cùng của mình.
Giả mạo giấy tờ có bị tước quyền thừa kế không?
Khi lập di chúc, người để lại di sản cũng phải sáng suốt, minh mẫn, không bị lừa dối, đe doạ hay cưỡng ép khi đưa ra ý định lập di chúc. Bởi vậy, việc làm giả di chúc hay giả mạo chữ ký của người lập di chúc là hành vi vi phạm pháp luật.
Như vậy, nếu một người làm giả di chúc thì sẽ bị xử lý như sau:
Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 621 Bộ luật Dân sự năm 2015, nếu giả mạo di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản thì sẽ không được quyền hưởng di sản.
Tuy nhiên, nếu người để lại di chúc biết về hành vi của người làm giả di chúc những trong di chúc hợp pháp của mình vẫn cho họ hưởng di sản thì người làm giả di chúc vẫn được hưởng di sản thừa kế.
Những trường hợp bị truất quyền thừa kế
Pháp luật Việt Nam mang tính nhân văn; do đó pháp luật không dung thứ cho những hành vi trái đạo đức, luân lý xã hội. Điều 621 Bộ Luật dân sự 2015 quy định về những trường hợp bị truất quyền thừa kế như sau:
1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:
a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, huỷ di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
2. Những người quy định tại khoản 1 Điều này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.
Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó.
Pháp luật tước quyền hưởng thừa kế của những người phạm tối và đã bị kết án bởi bản án có hiệu lực về các tội danh nêu trên. Đây đều là những hành vi nguy hiểm và trái đạo đức xã hội. Lưu ý rằng; chỉ tước quyền thừa kế với những người phạm tội có tính chất cố ý; đối với những lỗi vô ý ví dụ như vô ý gây thương tích cho cha là người có di sản để lại thì lúc này người con sẽ không bị tước quyền thừa kế.
Ngoài ra, việc cố ý xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe …; của người để lại di sản phải được kết án bằng một bản án có hiệu lực pháp luật. Sự xâm phạm nhưng không có bản án của tòa; thì chưa đủ điều kiện để tước quyền hưởng di sản thừa kế.
Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản
Căn cứ Điều 71 Luật hôn nhân và gia đình 2014; quy định về nghĩa vụ nuôi dưỡng như sau:
Điều 71. Nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng
1. Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
2. Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.
Cha mẹ về già sức khỏe yếu; hoặc thậm chí nhiều người còn mắc những căn bệnh tuổi già; mà bắt buộc phải phụ thuộc vào con cái chăm sóc, nuôi dưỡng.
Do vậy; nếu trong thời gian này; người con mà không làm tròn nghĩa vụ nuôi dưỡng, có sự vi phạm nghĩa vụ; thì sẽ bị pháp luật tước quyền thừa kế. Việc tước quyền thừa kế vì vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng; cũng được áp dụng đối với trường hợp cha mẹ thừa kế của con cái. Tuy nhiên; đây là những trường hợp hiếm hoi và ít xảy ra. Ngoài ra; cũng chưa rõ ràng định nghĩa về “vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ cấp dưỡng”; nên cũng rất khó để có thể tước quyền di sản trên thực tế hoặc cần thiết phải qua những phán quyết của tòa.
Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng
Trong thực tế; có không ít trường hợp xảy ra việc tranh đoạt tài sản thừa kế giữa những người thừa kế; nhất là với những gia đình giàu có; khối di sản để lại với số lượng lớn; việc những người thừa kế tranh đoạt với nhau là tương đối phổ biến.
Ví dụ: Vì muốn hưởng phần di sản thừa kế nhiều hơn mà người con thứ đã giết con cả. Tuy nhiên; nếu tranh đoạt bằng những hành vi vi phạm pháp luật; như cố ý giết người thừa kế khác thì người phạm tội sẽ bị pháp luật tước quyền thừa kế khi có một bản án có hiệu lực của tòa.
Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, huỷ di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
Ví dụ như người con biết được rằng bố mẹ để lại di chúc nhưng cho bản thân hưởng quá ít so với số tài sản để lại. Người con đã sửa chữa, viết lại di chúc; thậm chí là lừa dối cha mẹ để được phần tài sản nhiều hơn. Trong trường hợp bị phát hiện; thì người con này có thể bị hủy hoặc tước quyền hưởng di sản thừa kế.
Trên đây là những hành vi của người thừa kế mà dẫn đến hậu quả người này sẽ không được nhận di sản thừa kế nữa. Tuy nhiên; “nghĩa tử là nghĩa tận”; nếu trường hợp con cái có những hành vi như trên; dù cha mẹ đã biết nhưng vẫn đồng ý chia di sản thừa kế cho người con này thì pháp luật vẫn tôn trọng ý kiến của người có di sản để lại.
Giả mạo giấy tờ thừa kế bị xử lý như thế nào?
Mức xử phạt hành chính
Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, nếu một người dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác thì sẽ bị phạt tiền từ 02 – 03 triệu đồng. Do đó, có thể coi việc giả mạo di chúc của người khác là hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác.
Do đó, nếu giả mạo di chúc của người khác để chiếm đoạt tài sản của người để lại di chúc thì người này có thể bị phạt tiền từ 02 – 03 triệu đồng.
Mức xử lý hình sự
Nếu làm giả di chúc đồng nghĩa người này làm giả chữ ký của người lập di chúc và làm giả cả dấu của tổ chức hành nghề công chứng hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã (nếu di chúc có công chứng hoặc chứng thực).
Do đó, nếu làm giả di chúc trong trường hợp này, người làm giả có thể bị xử lý Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức, Tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức.
Theo đó, khung hình phạt cho tội này được quy định cụ thể tại Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
Điều 341. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức
1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Làm từ 02 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;
d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;
đ) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;
b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Khuyến nghị:
Công ty Luật sư X- chuyên cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề tước quyền thừa kế chúng tôi có cung cấp dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp quyền thừa kế. Quý khách hàng có thể yên tâm sử dụng dịch vụ của chúng tôi. Đừng ngại ngần hãy liên hệ ngay với Luật sư X qua hotline: 0833102102 để cho chúng tôi biết mong muốn và yêu cầu của bạn. Luật sư X rất hân hạnh đón chào quý khách!
Mời bạn xem thêm
- Hoãn thi hành án tử hình được thực hiện thế nào?
- Quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành án tại Việt Nam
- Thi hành án phạt quản chế diễn ra theo trình tự nào chế theo pháp luật
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Giả mạo giấy tờ có bị tước quyền thừa kế” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là thủ tục đăng ký tạm trú cho người ngoại tỉnh. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Câu hỏi thường gặp
Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản vẫn có thể hưởng di sản nếu người để lại di sản biết về hành vi của họ nhưng vẫn để lại di chúc cho họ thừa kế.
Theo quy định, không vô hiệu hoàn toàn bản di chúc khi bản di chúc đó có một phần không hợp pháp mà về nguyên tắc Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực.
Nếu làm giả di chúc đồng nghĩa người này làm giả chữ ký của người lập di chúc và làm giả cả dấu của tổ chức hành nghề công chứng hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã (nếu di chúc có công chứng hoặc chứng thực).
Do đó, nếu làm giả di chúc trong trường hợp này, người làm giả có thể bị xử lý Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức, Tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức được quy định cụ thể tại Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015.