Quy định của pháp luật về thanh toán tiền trực lễ tết

bởi VanAnh
Quy định của pháp luật về thanh toán tiền trực lễ, tết

Dù không phải là quy định bắt buộc, nhưng năm nào cũng vậy, trước thềm Tết đến xuân về, các công ty đều cố gắng dành nguồn để thưởng Tết cho người lao động, người lao động cũng mong được thưởng. Năm 2022, tình hình sản xuất, kinh tế phục hồi và tăng trưởng sau 2 năm đại dịch, tạo điều kiện cho các công ty chăm lo tốt hơn cho tiền lương và đời sống của người lao động. Vậy Quy định của pháp luật về thanh toán tiền trực lễ, tết như thế nào? Cùng LSX tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Căn cứ pháp lý

Quy định về ngày nghỉ lễ, tết

Những ngày lễ, tết người lao động được nghỉ và hưởng nguyên lương theo quy định tại Điều 112, Bộ luật lao động 2019 được quy định như sau:

  • Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
  • Tết Âm lịch: 05 ngày;
  • Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
  • Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
  • Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
  • Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

Đối với những người lao động mà là người nước ngoài, công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thì ngoài những ngày nghỉ lễ, tết theo quy định nêu trên đối với những ngày lễ, tết theo quy định của pháp luật Việt Nam thì những người lao động này còn được phép nghỉ thêm một ngày là ngày Tết cổ truyền của dân tộc nước người đó có quốc tịch và thêm một ngày Quốc khánh của nước công dân nước ngoài đó có quốc tịch.

Trong trường hợp mà những ngày nghỉ như đã quy định ở trên mà bị trùng vào những ngày nghỉ đương nhiên của người lao động theo nội quy lao động của nơi họ công tác, làm việc đó là những ngày nghỉ hàng tuần thì những người lao động này sẽ được nghỉ bù vào ngày kế tiếp sau ngày nghỉ hàng tuần đó.

Quy định của pháp luật về thanh toán tiền trực lễ tết

Hiện nay pháp luật quy định về cách tính tiền trực lễ, tết như sau:

Đối với người lao động hưởng lương theo ngày

Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 98 Bộ luật Lao động 2019, đối với người lao động hưởng lương theo ngày làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, sẽ được trả lương ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương.

Công thức tính tiền lương đối với người lao động hưởng lương theo ngày làm việc vào các ngày nghỉ lễ, Tết như sau: Tiền lương một ngày + 300% lương ngày.

Đối với người lao động hưởng lương theo tháng, tuần, giờ

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định đối với người lao động hưởng lương theo thời gian, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động quy định theo Điều 105 Bộ luật Lao động 2019 và được tính theo công thức sau:

Tiền lương làm thêm giờ=Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thườngxMức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300%xSố giờ  làm thêm

Trong đó:

Đối với trường hợp người lao động làm việc theo chế độ hưởng lương theo tháng, tuần, giờ thì vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, người lao động sẽ được nhận lương mức ít nhất bằng 300% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, chưa kể tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm

Khoản 3 Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, trường hợp người lao động hưởng lương theo sản phẩm, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường để làm thêm số lượng, khối lượng sản phẩm ngoài số lượng, khối lượng sản phẩm theo định mức lao động theo thỏa thuận với người sử dụng lao động và được tính theo công thức sau:

Tiền lương làm thêm giờ=Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thườngxMức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300%xSố sản phẩm làm thêm

Trong đó:

Người lao động được hưởng mức ít nhất bằng 300% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với sản phẩm làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương.

Quy định của pháp luật về thanh toán tiền trực lễ, tết
Quy định của pháp luật về thanh toán tiền trực lễ, tết

Cách tính lương khi Người lao động làm thêm vào ngày nghỉ bù

Căn cứ Điều 98 Bộ luật Lao động 2019, khoản 3 Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, chế độ tiền lương đối với người lao động làm thêm vào ngày nghỉ bù như sau:

Người lao động làm thêm giờ vào ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần thì được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, tết. Trường hợp làm thêm giờ vào ngày nghỉ bù khi ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ hằng tuần.

– Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;

– Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;

Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động sẽ được nghỉ Tết, nghỉ lễ bao nhiêu ngày trong năm 2023?

Căn cứ vào Công văn 8056/VPCP-KGVX năm 2022 của Văn phòng Chính phủ đã có nội dung hướng dẫn về việc nghỉ Tết Âm lịch 2023 và nghỉ lễ Quốc khánh 02/9 như sau:

Xét đề nghị của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tại văn bản số 4297/LĐTBXH-ATLĐ ngày 26 tháng 10 năm 2022 về việc đề xuất nghỉ Tết Âm lịch và nghỉ lễ Quốc khánh năm 2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam có ý kiến như sau:

1. Đồng ý với đề nghị tại văn bản trên của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc nghỉ Tết Âm lịch từ ngày 20 tháng 01 năm 2023 đến hết ngày 26 tháng 01 năm 2023 và nghỉ lễ Quốc khánh từ ngày 01 tháng 9 năm 2023 đến hết ngày 04 tháng 9 năm 2023.

Các cơ quan, đơn vị thực hiện lịch nghỉ trên phải bố trí sắp xếp các bộ phận làm việc hợp lý để giải quyết công việc liên tục, bảo đảm tốt công tác phục vụ tổ chức, Nhân dân.

2. Các dịp nghỉ hằng tuần, nghỉ lễ, Tết khác thực hiện theo quy định của Bộ luật lao động.

3. Ủy quyền Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thông báo về việc nghỉ Tết Âm lịch và nghỉ lễ Quốc khánh năm 2023.

Văn phòng Chính phủ thông báo để Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và các bộ, cơ quan biết, thực hiện.

Theo như nội dung hướng dẫn ở Công văn trên, Chính phủ đã đồng ý với đề nghị của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, chốt phương án nghỉ Tết Âm lịch 2023 và nghỉ lễ Quốc khánh 02/9 năm 2023 như sau:

– Tết Âm lịch từ ngày 20 tháng 01 năm 2023 đến hết ngày 26 tháng 01 năm 2023

– Nghỉ lễ Quốc khánh từ ngày 01 tháng 9 năm 2023 đến hết ngày 04 tháng 9 năm 2023.

Theo đó, thời gian nghỉ Tết Âm lịch 2023 sẽ là 07 ngày và thời gian nghỉ lễ Quốc khánh 02/9 năm 2023 sẽ là 04 ngày. Do đó, cán bộ, công chức, viên chức sẽ có ít nhất 11 ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết trong năm 2023.

Đối với người lao động, thì lịch nghỉ Tết Âm lịch 2023 sẽ được người sử dụng lao động quyết định sau khi tham khảo phương án của Chính phủ sao cho phải đảm bảo ít nhất là 05 ngày theo điểm b khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019.

Đối với ngày nghỉ lễ 02/9 năm 2023, mặc dù Công văn 8056/VPCP-KGVX năm 2022 hướng dẫn nghỉ từ ngày 01 tháng 9 năm 2023 đến hết ngày 04 tháng 9 năm 2023. Tuy nhiên, có một số doanh nghiệp áp dụng chế độ làm việc vào ngày thứ 7, khoảng thời gian từ ngày 01/9/2023 đến ngày 4/9/2023 sẽ có 02 ngày là thứ 7 và chủ nhật.

Khuyến nghị

Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Quy định của pháp luật về thanh toán tiền trực lễ tết”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như soạn thảo giấy xác nhận tình trạng hôn nhân mới nhất. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Ép nhân viên đi làm ngày Tết, doanh nghiệp bị phạt thế nào?

Việc đi làm vào ngày Tết được xác định là làm thêm giờ nên theo điểm a khoản 2 Điều 107 Bộ luật Lao động, khi doanh nghiệp sử dụng người lao động làm thêm giờ thì bắt buộc phải có sự đồng ý của người đó.
Trường hợp gây sức ép, buộc người lao động phải đi làm dịp Tết, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 3 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
– Thực hiện thời giờ làm việc bình thường quá số giờ làm việc theo quy định của pháp luật;
– Huy động người lao động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của người lao động, trừ trường hợp theo quy định tại Điều 108 của Bộ luật Lao động.
Như vậy, người sử dụng lao động là cá nhân vi phạm sẽ bị phạt từ 20 – 25 triệu đồng. Trong khi đó, người vi phạm là tổ chức sẽ bị phạt gấp đôi từ 40 – 50 triệu đồng (khoản 2 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).

Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ trong Tết Âm lịch 2023 khi đáp ứng điều kiện nào?

Người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người lao động làm thêm giờ trong kỳ nghỉ Tết Âm lịch 2023 khi đáp ứng các điều kiện sau:
Phải được sự đồng ý của người lao động;
Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng;
Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 107 Bộ luật Lao động 2019.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm