Kinh doanh hộ cá thể là mô hình kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm cá nhân đã đủ 18 tuổi, có năng lực pháp luật đầy đủ hoặc là công dân Việt Nam làm chủ hộ, chỉ được đăng ký công ty tại một nơi, sử dụng dưới 10 lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của công ty. Là một trong những hình thức kinh doanh dễ dàng và phổ biến nhất tại Việt Nam, cùng với các loại hình kinh doanh khác. Mô hình kinh doanh này phù hợp với các mô hình vừa, nhỏ, độc lập. Cùng Luật sư X tìm hiểu quy định về hộ kinh doanh cá thể năm 2023 ở bài viết dưới đây.
Hộ cá thể kinh doanh là gì?
Hộ kinh doanh cá thể là gì?Theo quy định tại Điều 79, Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ.
Có bao giờ bạn nhìn thấy, nghe thấy thuật ngữ: “hộ sản xuất kinh doanh” chưa? Vậy hộ sản xuất kinh doanh là gì? Có phải hộ kinh doanh hay không? Câu trả lời là có, “hộ sản xuất kinh doanh” là thuật ngữ được dùng trong hoạt động cung ứng vốn tín dụng cho hộ gia đình để làm kinh tế chung của cả hộ, dưới góc độ Ngân hàng.
Cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập hộ kinh doanh phải là người có đủ năng lực hành vi dân sự, có quốc tịch Việt Nam và không được thuộc một trong các trường hợp không được thành lập hộ kinh doanh sau:
- Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
Trên đây là phần tư vấn cho câu hỏi: hộ kinh doanh cá thể là gì? Tiếp theo sau đây ACC sẽ trình bày các đặc điểm cơ bản của hộ kinh doanh.
Đăng ký hộ kinh doanh là gì?
Có thể nhiều người sẽ trả lời được câu hỏi: hộ kinh doanh cá thể là gì? Nhưng khi phát sinh nhu cầu kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh, các bạn đã biết các quy định về đăng ký hộ kinh doanh chưa? Khi muốn kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh, về nguyên tắc phải tiến hành đăng ký với cơ quan kinh doanh. Tuy nhiên có một số trường hợp không phải đăng ký kinh doanh: Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện,
Có thể nói, trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh là gọn nhẹ, đơn giản nhất trong tất cả các mô hình kinh doanh. Hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
- Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
- Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
- Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh
Tiếp theo, tiến hành nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh tại ủy bản nhân dân cấp huyện nơi hộ kinh doanh đặt trụ sở, kết quả hồ sơ sẽ được trả trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
Quy định về hộ kinh doanh cá thể năm 2023
Chỉ còn lại 2 đối tượng được thành lập hộ kinh doanh
Trước đây, khoản 1 Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định hộ kinh doanh do các đối tượng sau thành lập:
- Cá nhân hoặc một nhóm người Việt Nam đủ 18 tuồi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thành lập.
- Một hộ gia đình thành lập.
Hiện nay, khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định hộ kinh doanh do các đối tượng sau thành lập:
- Một cá nhân thành lập.
- Các thành viên hộ gia đình thành lập.
Như vậy, theo quy định mới thì “nhóm cá nhân người Việt Nam” không còn được thành lập hộ kinh doanh.
Ngoài ra, cũng tại Điều 79 Nghị định 01 đã bổ sung thêm đối tượng không cần phải đăng ký doanh doanh là: Những người kinh doanh thời vụ.
Hộ kinh doanh được phép kinh doanh tại nhiều địa điểm
Từ ngày 04/01/2021, hộ kinh doanh có thể kinh doanh tại nhiều địa điểm. Cụ thể, khoản 2 Điều 86 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định:
“Một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh và phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại.”
Như vậy, so với Nghị định 78/2015/NĐ-CP ấn định hộ kinh doanh chỉ có duy nhất một địa điểm kinh doanh trừ hộ kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động được phép kinh doanh ngoài địa điểm đăng ký thì quy định mới đã giúp việc mở rộng kinh doanh đối với hộ kinh doanh dễ dàng hơn.
Thời gian đăng ký thay đổi trên GCN đăng ký kinh doanh
Theo đó, khoản 1 Điều 90 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định thời gian đăng ký thay đổi nội dung trên GCN đăng ký kinh doanh là 10 ngày kể từ ngày có thay đổi.
(Trước đây, Nghị định 78/2015/NĐ-CP không quy định về vấn đề này).
Ngoài ra, liên quan đến việc thay đổi địa chỉ hộ kinh doanh thì:
- Trước đây, trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày cấp GCN đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp đăng ký thay đổi địa chỉ cho hộ kinh doanh, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh đặt địa chỉ mới phải thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh nơi trước đây hộ kinh doanh đã đăng ký.
- Hiện tại, Nghị định 01/2021/NĐ-CP đã rút ngắn thời hạn chỉ còn 03 ngày làm việc.
Có thể tạm dừng kinh doanh vô thời hạn
Theo Điều 76 Nghị định 78/2015/NĐ-CP, hộ kinh doanh chỉ được tạm ngừng kinh doanh không quá 1 năm và gửi thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh đã đăng ký ít nhất 15 ngày trước khi tạm ngừng kinh doanh.
Hiện tại, Nghị định 01/2021/NĐ-CP không còn quy định về giới hạn thời gian tạm ngừng kinh doanh nhưng phải gửi thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện đã đăng ký ít nhất 03 ngày truớc khi tạm ngừng kinh doanh.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Quy định về PCCC đối với hộ kinh doanh cá thể năm 2023
- Thành lập hộ kinh doanh cá thể ở đâu theo quy định?
- Truy thu thuế hộ kinh doanh như thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Quy định về hộ kinh doanh cá thể năm 2023”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như kết hôn với người Hàn Quốc. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Trước đây, không quy định về việc ủy quyền đăng ký hộ kinh doanh.
Tuy nhiên, khoản 4 Điều 84 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định: “Chủ hộ kinh doanh có thể ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh theo quy định tại Điều 12 Nghị định này”.
Theo quy định cũ, hộ kinh doanh không thể chuyển đổi hộ kinh doanh cá thể thành doanh nghiệp, con đường duy nhất là giải thể hộ kinh doanh đồng thời thành lập doanh nghiệp.
Tuy nhiên quy định hiện hành đã cho phép hộ kinh doanh có thể chuyển đổi thành doanh nghiệp, cụ thể tại Điều 27 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp. Việc đăng ký thành lập doanh nghiệp trên cơ sở chuyển đổi từ hộ kinh doanh được thực hiện tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở chính
Theo Nghị định 50/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, hành vi không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong các trường hợp pháp luật quy định bị phạt 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng và bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: buộc đăng ký thành lập hộ kinh doanh.