Những phương tiện thủy nội địa theo với quy định của pháp luật sẽ phải đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Khi những trường hợp đó cần phải xóa đăng ký, bên cạnh đó thì chủ sở hữu phương tiện thủy nội địa phải thực hiện được đầy đủ thủ tục đề nghị xóa đăng ký phương tiện thủy nội địa. Khi thực hiện trình tự thủ tục xóa đăng ký này, thì cần có đơn đề nghị xóa đăng ký phương tiện thủy nội địa theo chuẩn với mẫu mà Nhà nước đã quy định. Cùng với đó nhưng quyết định liên quan về hoạt động xóa đăng ký phương tiện thủy nội địa như thế nào? Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Thủ tục xóa đăng ký phương tiện thủy nội địa” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
- Thông tư 75/2014/TT-BGTVT
Trách nhiệm của chủ phương tiện trong việc đăng ký phương tiện thủy nội địa
Căn cứ theo Điều 19 Thông tư 75/2014/TT-BGTVT quy định về trách nhiệm của chủ phương tiện trong việc đăng ký phương tiện thủy nội địa như sau:
“Điều 19. Trách nhiệm của chủ phương tiện
1. Làm thủ tục đăng ký phương tiện theo quy định, kẻ tên, số đăng ký, vạch dấu mớn nước an toàn và số lượng người được phép chở trên phương tiện.
2. Khi thay đổi cơ quan đăng ký phương tiện, chủ phương tiện phải thực hiện quy định sau:
a) Nộp lại Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa đã được cấp cho cơ quan đã đăng ký phương tiện;
b) Tiếp nhận, bảo quản hồ sơ phương tiện đã niêm phong do cơ quan đăng ký phương tiện cũ giao để nộp cho cơ quan đăng ký phương tiện mới.
3. Khai báo với cơ quan đăng ký phương tiện để xóa đăng ký phương tiện và nộp lại Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa đối với những trường hợp quy định tại Điều 4 của Thông tư này.
4. Khi đến nhận giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa hoặc giấy chứng nhận xóa đăng ký phương tiện thủy nội địa phải xuất trình giấy hẹn, chứng minh thư nhân dân, giấy giới thiệu hoặc giấy ủy quyền.”
Hồ sơ xin xóa đăng ký phương thủy nội địa
+ Đơn đề nghị xóa đăng ký phương tiện thủy nội địa theo quy định tại Mẫu số 10 – Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
+ Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa đã được cấp.
– Sau khi nhận được hồ sơ, cơ quan đăng ký phương tiện có thẩm quyền tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và xử lý như sau:
+ Trường hợp hồ sơ nộp trực tiếp, nếu hồ sơ đầy đủ thì cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả theo thời hạn quy định; nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì trả lại và hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại hồ sơ;
+ Trường hợp hồ sơ nhận qua hệ thống bưu điện hoặc hình thức phù hợp khác, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời gian 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, có văn bản gửi tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;
+ Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan đăng ký cấp giấy chứng nhận xóa đăng ký phương tiện cho chủ phương tiện. Trường hợp không cấp phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
– Chủ sở hữu phương tiện khi xóa đăng ký phương tiện phải khai báo với cơ quan đăng ký phương tiện để xóa đăng ký phương tiện và nộp lại Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa đối với những trường hợp xóa đăng ký phương tiện nêu trên.
– Cá nhân, tổ chức khi đến nhận giấy chứng nhận xóa đăng ký phương tiện phải xuất trình giấy hẹn, chứng minh nhân dân, giấy giới thiệu hoặc giấy ủy quyền.
Mẫu đơn đề nghị xóa đăng ký phương tiện thủy nội địa
Thủ tục xóa đăng ký phương tiện thủy nội địa
Theo Điều 18 Thông tư 75/2014/TT-BGTVT quy định về thủ tục xóa đăng ký phương tiện thủy nội địa như sau:
“Điều 18. Xóa đăng ký phương tiện
1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu nộp trực tiếp 01 (một) bộ hồ sơ hoặc gửi qua hệ thống bưu điện hoặc hình thức phù hợp khác đến cơ quan đăng ký phương tiện theo quy định tại Điều 8 Thông tư này. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị xóa đăng ký phương tiện thủy nội địa theo quy định tại Mẫu số 10 – Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa đã được cấp.
2. Giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này được lưu giữ tại cơ quan đăng ký phương tiện đối với trường hợp xóa quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 4 Thông tư này.
3. Cơ quan đăng ký phương tiện tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và xử lý như sau:
a) Trường hợp hồ sơ nộp trực tiếp, nếu hồ sơ đầy đủ thì cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả theo thời hạn quy định; nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì trả lại và hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại hồ sơ;
b) Trường hợp hồ sơ nhận qua hệ thống bưu điện hoặc hình thức phù hợp khác, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời gian 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, có văn bản gửi tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;
c) Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan đăng ký cấp giấy chứng nhận xóa đăng ký phương tiện cho chủ phương tiện. Trường hợp không cấp phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.”
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Thời gian tạm giữ phương tiện giao thông gây tai nạn là bao lâu?
- Quy định về tạm giữ phương tiện giao thông gồm những gì?
- Sang tên đổi chủ phương tiện có bắt buộc phải đổi biển số?
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Thủ tục xóa đăng ký phương tiện thủy nội địa” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới thủ tục làm hộ chiếu cho trẻ em. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Tại Điều 4 Thông tư số 75/2014/TT- BGTVT quy định về các trường hợp xóa đăng ký phương tiện thủy nội địa như sau:
“Xóa đăng ký phương tiện được áp dụng trong các trường hợp sau:
1. Phương tiện bị mất tích.
2. Phương tiện bị phá hủy.
3. Phương tiện không còn khả năng phục hồi.
4. Chuyển quyền sở hữu phương tiện.
5. Thay đổi cơ quan đăng ký phương tiện.
6. Theo đề nghị của chủ phương tiện.”
Như vậy, đối các trường hợp trên thì thực hiện xóa đăng ký phương tiện thủy nội địa
Đơn đề nghị xóa đăng ký phương tiện thủy nội địa là văn bản do chủ phương tiện thủy nội địa đã được đăng ký gửi lên cơ quan đăng ký phương tiện thủy nội địa nhằm xóa đăng ký phương tiện.
Đơn đề nghị xóa đăng ký phương tiện thủy nội địa được dùng để thể hiện mong muốn xóa đăng ký phương tiện thủy nội địa, và đây cũng là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền quyết định xóa đăng ký phương tiện thủy nội địa.
Căn cứ Điều 20 Thông tư 75/2014/TT-BGTVT quy định về trách nhiệm của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam trong việc đăng ký phương tiện thủy nội địa như sau:
1. Tổ chức thực hiện Thông tư này.
2. Tổ chức thực hiện việc đăng ký phương tiện theo quy định.
3. Trường hợp thay đổi cơ quan đăng ký phương tiện, cơ quan đã đăng ký phương tiện có trách nhiệm thực hiện một số quy định sau:
a) Cắt góc Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa đã cấp và đưa vào thành phần hồ sơ niêm phong, đồng thời xóa tên phương tiện trong Sổ đăng ký phương tiện thủy nội địa;
b) Cấp giấy chứng nhận xóa đăng ký phương tiện theo quy định tại Mẫu số 11 – Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Niêm phong hồ sơ đăng ký phương tiện;
d) Giao toàn bộ hồ sơ đăng ký phương tiện đã được niêm phong cho chủ phương tiện.
4. Lập Sổ đăng ký phương tiện thủy nội địa; lưu trữ và quản lý hồ sơ đăng ký phương tiện theo quy định.
5. Thu, nộp và sử dụng lệ phí đăng ký phương tiện theo quy định của pháp luật.