Quy định về tạm giữ phương tiện giao thông gồm những gì?

bởi Lò Chum
Quy định về tạm giữ phương tiện giao thông

Tại Việt Nam trong những năm gần đây số lượng những vụ tai nạn giao thông; ngày càng nhiều và số lượng người chết do tai nạn giao thông mỗi năm thậm chí; còn nhiều hơn so với số lượng người chết do chiến tranh; tại một số nước trên thế giới. Nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông có thể; do người điều khiển phương tiện say rượu, buồn ngủ, đi sai làn đường, đi quá tốc độ; hoặc cũng có thể do chính phương tiện giao thông (xe máy, ô tô,…); không được bảo dưỡng dẫn đến gây nguy hại khi tham gia giao thông.

Vậy nên, khi có một cuộc tai nạn giao thông diễn ra thì công an luôn; tạm giữ phương tiện giao thông để điều tra, xác minh, làm rõ vụ việc. Liệu vụ việc tai nạn giao thông chỉ do yếu tố khách quan hay còn liên quan; đến yếu tố hình sự. Tuy nhiên, nếu đã điều tra xong thì công an có cần thiết; trả phương tiện lại ngay cho chủ sở hữu? Hay chủ sở hữu đến thời hạn nào thì được phép yêu cầu; cơ quan chức năng trả lại phương tiện giao thông cho mình? Hãy cùng tham khảo qua bài viết dưới đây của Luật sư X; để hiểu rõ về Quy định về tạm giữ phương tiện giao thông nhé!

Căn cứ pháp luật

Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012
Nghị định 100/2019/NĐ-CP

Các trường hợp được tạm giữ phương tiện giao thông

Tạm giữ phương tiện giao thông là một trong những biện pháp được cơ quan chức năng áp dụng để thực hiện trách nhiệm và nhiệm vụ của họ.

Các trường hợp mà lực lượng chuyên trách được tạm giữ phương tiện tại Khoản 1 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm năm 2012 đó là:

  • Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt; căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt.
  • Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ; thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;
  • Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt; trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền; đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính, trừ trường hợp phương tiện; giao thông vi phạm hành chính được giao lại; cho người vi phạm khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
  • Nếu có cơ sở cho rằng nếu không tạm giữ ngay; thì phương tiện sẽ bị tẩu tán, tiêu hủy gây ảnh hưởng đến quá trình điều tra xác minh vụ việc; (thường những vụ việc này sẽ có yếu tố hình sự).

Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải có quyết định bằng văn bản kèm theo biên bản tạm giữ và phải giao cho người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm 01 bản.

Bên cạnh đó, Khoản 2 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính còn quy định:

  • Việc tạm giữ phương tiện phải được chấm dứt ngay sau khi xác minh được tình tiết làm căn cứ quyết định xử phạt, hành vi vi phạm không còn gây nguy hiểm cho xã hội hoặc quyết định xử phạt được thi hành.
  • Trường hợp được nộp tiền phạt nhiều lần, sau khi nộp tiền phạt lần đầu thì người vi phạm được nhận lại phương tiện bị tạm giữ.

tạm giữ phương tiện giao thông

Thẩm quyền tạm giữ phương tiện giao thông

Khoản 3 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định như sau:

3. Người có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; quy định tại Chương II Phần thứ hai của Luật này thì có thẩm quyền; tạm giữ tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

Theo đó, Chương II Phần thứ 2 của Luật Xử lý vi phạm hành chính; mà cụ thể hơn là tại Điều 38 và Điều 39 thì thẩm quyền; được tạm giữ phương tiện được quy định như sau:

  • Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã được tạm giữ phương tiện; có giá trị không vượt quá 5.000.000 đồng;
  • Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện được tạm giữ phương tiện; có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng;
  • Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông đường; bộ được tạm giữ phương tiện có giá trị không vượt quá 25.000.000 đồng;
  • Giám đốc Công an cấp tỉnh được tạm giữ phương tiện có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng.

Như vậy, tùy thuộc vào giá trị của phương tiện và tính chất vụ việc; mà thẩm quyền tạm giữ phương tiện sẽ được trao cho từng đối tượng khác nhau thực hiện.

Tuy nhiên với những trường hợp sau đây việc tạm giữ phương tiện sẽ do cơ quan; đang tiến hành giải quyết sự việc ban đầu trước, sau đó mới xem xét; và chuyển lại cho cơ quan có thẩm quyền:

  • Các trường hợp khẩn cấp như xảy ra tai nạn giao thông
  • Hoặc trường hợp có cơ sở cho rằng; nếu không tạm giữ ngay thì phương tiện sẽ bị tẩu tán, tiêu hủy gây ảnh hưởng; đến quá trình điều tra xác minh vụ việc

Người ra quyết định tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính có trách nhiệm bảo quản phương tiện đó.

Quy định về tạm giữ phương tiện giao thông
Quy định về tạm giữ phương tiện giao thông

Trong trường hợp tang vật, phương tiện bị mất, bán, đánh tráo; hoặc hư hỏng, mất linh kiện, thay thế thì người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện; phải chịu trách nhiệm bồi thường; và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Thời hạn tạm giữ phương tiện giao thông

Thời gian phương tiện bị tạm giữ được pháp luật quy định; tại Khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính như sau:

8. Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 66 của Luật này mà cần có thêm thời gian để xác minh thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn việc tạm giữ; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.

Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được tính từ thời điểm tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thực tế.

Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không vượt quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 66 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.

 Khoản 1 Điều 66 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 lại quy định như sau:

Điều 66. Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính

1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp mà không thuộc trường hợp giải trình hoặc đối với vụ việc thuộc trường hợp giải trình theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 61 của Luật này thì thời hạn ra quyết định xử phạt tối đa là 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản.

Trường hợp vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp và thuộc trường hợp giải trình theo quy định tại đoạn 2 khoản 2 và khoản 3 Điều 61 của Luật này mà cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.

Tạm giữ phương tiện giao thông

Như vậy, thời hạn tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính; là 7 ngày kể từ ngày tạm giữ xe trên thực tế.

Tuy nhiên, thời gian tạm giữ có thể được gia hạn lên 30 ngày; đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh.

Sau đó, nếu xem xét thấy vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp; và thuộc trường hợp giải trình cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì

  • Người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo; cho thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn;
  • Việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.

Vậy tổng cộng thời gian này sẽ là không quá 60 ngày kể từ ngày tạm giữ phương tiện.

Đối với trường hợp đã có dấu hiệu cấu thành tội phạm, tức là thuộc trách nhiệm điều tra; và truy tố lên tòa án hình sự của cơ quan công an, thì đơn vị cảnh sát giao thông; sẽ phải bàn giao phương tiện lại cho cơ quan có thẩm quyền điều tra vụ việc.

Việc tạm giữ phương tiện là tang vật, vật chứng của vụ án thì không có thời gian xác định mà phụ thuộc và tiến trình điều tra và giải quyết. Trường hợp này người có phương tiện bị tạm giữ phải chủ động liên hệ với cơ quan điều tra để nắm rõ hơn về thời gian tạm giữ của phương tiện.

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về; “Quy định về tạm giữ phương tiện giao thông”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; giấy phép flycam tìm hiểu về; thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Nồng độ cồn bao nhiêu thì bị giữ xe?

Điều khiển xe mà trong máu, hơi thở có nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở.
Điều khiển xe mà nồng độ cồn: Vượt quá 50 miligam – 80 miligam/100 mililít máu; Vượt quá 0,25 miligam – 0,4 miligam/1 lít khí thở.

Tạm giữ xe máy trong trường hợp nào?

Theo quy định hiện hành, người điều khiển xe máy lạng lách, đánh võng; điều khiển xe khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định; điều khiển xe máy đi vào đường cao tốc… sẽ bị tạm giữ xe 07 ngày.
Với số lượng trên 45 triệu xe, mô tô, xe máy đã và đang; là phương tiện giao thông chính được người dân ưu tiên sử dụng.
Với tần suất sử dụng liên tục, thường xuyên, các chủ phương tiện; không thể tránh khỏi việc mắc một số lỗi vi phạm giao thông. Theo quy định hiện hành, cảnh sát giao thông; có quyền xử phạt hành chính người đi xe máy nếu người đó vi phạm các quy định; của Luật Giao thông đường bộ. Khi xử phạt hành chính, cảnh sát giao thông còn có quyền tạm giữ phương tiện.

Đối với việc tạm giữ phương tiện giao thông có liên quan?

– Khi vụ tai nạn giao thông đường bộ xảy ra, các phương tiện giao thông có liên quan đều phải được tạm giữ để phục vụ công tác khám nghiệm, điều tra giải quyết (trừ các phương tiện giao thông ưu tiên theo quy định). Việc tạm giữ phương tiện giao thông phải được lập biên bản, ghi rõ tình trạng phương tiện bị tạm giữ;
– Trường hợp vụ tai nạn giao thông đường bộ có dấu hiệu tội phạm thì đơn vị Cảnh sát giao thông tạm giữ phương tiện có trách nhiệm bàn giao phương tiện bị tạm giữ cùng với hồ sơ vụ án cho đơn vị điều tra tội phạm về trật tự xã hội có thẩm quyền;
– Trường hợp tai nạn giao thông không có dấu hiệu tội phạm thì phương tiện giao thông bị tạm giữ được xử lý 

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm