Đăng ký khai sinh cho con là một thủ tục bắt buộc và nghĩa vụ của cha mẹ. Vậy thủ tục làm giấy khai sinh khi chưa đăng ký kết hôn như thế nào? Hãy tham khảo bài viết này của Luật sư X.
Căn cứ pháp lý:
- Luật hộ tịch 2014;
- Nghị định 123/2015/NĐ-CP;
Nội dung tư vấn
1. Khai sinh là nghĩa vụ bắt buộc
Cha mẹ phải có nghĩa vụ đăng ký khai sinh cho con ngay sau khi có giấy chứng sinh. Điều này được cụ thể hoá tại Luật hộ tịch 2014 như sau:
Điều 15. Trách nhiệm đăng ký khai sinh
1. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.
2. Công chức tư pháp – hộ tịch thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc đăng ký khai sinh cho trẻ em trên địa bàn trong thời hạn quy định; trường hợp cần thiết thì thực hiện đăng ký khai sinh lưu động.
Như vậy, trách nhiệm đăng ký khai sinh sau 60 ngày sinh con là bắt buộc. Trong trường hợp cha mẹ bận không thể tiến hành thủ tục này thì có thể nhờ hoặc thuê một đơn vị để thực hiện đăng ký thay mình.
Tham khảo bài viết:
- Dịch vụ đăng ký khai sinh nhanh;
- Khai sinh muộn có bị xử phạt không?
2. Làm giấy khai sinh cho con khi chưa đăng ký kết hôn như thế nào?
Khi xã hội ngày càng phát triển, việc mẹ đơn thân đăng ký khai sinh cho con là điều không hiếm gặp. Trong quá trình hành nghề đăng ký khai sinh tôi đã gặp không ít những trường hợp phức tạp khi bị từ chối khai sinh cho con vì không có tên cha. Vậy pháp luật quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP như sau:
Điều 15. Đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ
1. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ đang cư trú có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ.
2. Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống.
3. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh người cha yêu cầu làm thủ tục nhận con theo quy định tại Khoản 1 Điều 25 của Luật Hộ tịch thì Ủy ban nhân dân kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh; nội dung đăng ký khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.
4. Trường hợp trẻ chưa xác định được mẹ mà khi đăng ký khai sinh cha yêu cầu làm thủ tục nhận con thì giải quyết theo quy định tại Khoản 3 Điều này; phần khai về mẹ trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ em để trống.
5. Thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ không thuộc diện bị bỏ rơi, chưa xác định được cha và mẹ được thực hiện như quy định tại Khoản 3 Điều 14 của Nghị định này; trong Sổ hộ tịch ghi rõ “Trẻ chưa xác định được cha, mẹ”.
Như vậy có thể thấy rằng, việc khai sinh khuyết thông tin người cha được pháp luật cho phép. Khi khai sinh như vậy thì mọi thông tin về họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch con được xác định theo người mẹ.
Ngược lại thì khai sinh không có tên mẹ thì người cha phải làm thủ tục nhận con và ghi chú trong sổ hộ tịch.
Tham khảo bài viết: Khi sinh ở nơi tạm trú có được không?
Hi vọng bài viết sẽ có X. Liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0833.102.102