Theo quy định tại các cấp chính quyền địa phương trong việc sử dụng và quản lý đất đai việc đo đạc địa chính là một công việc không thể thiếu. Trong nhiều trường hợp khi xảy ra tranh chấp đất đai sẽ cần đo đạc đất tranh chấp, khi đó vấn đề ai là người chịu chi phí đo đạc này là vấn đề được quan tâm nhiều tới. Hiện nay chủ yếu trong giai đoạn sơ thẩm vụ án dân sự, việc đo đạc đất đai sẽ đo vẽ hiện trạng mà đất đang tranh chấp, xem xét về vật, tài sản, thẩm định vật tư… việc này sẽ phát sinh chi phí. Vậy chi phí đo đạc đất đai trong vụ án dân sự sẽ do bên nào chịu? Chi phí đo đạc đất tranh chấp năm 2023 là bao nhiêu? Bài viết dưới đây của LSX sẽ giải đáp cụ thể vấn đề này, hi vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Tranh chấp đất đai là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định về khái niệm tranh chấp đất đai cụ thể như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
…
24. Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.
Theo đó, tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
Theo quy định Điều 203 Luật Đất đai 2013: Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
* Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
* Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
– Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền, cụ thể:
+ Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
+ Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
Chủ tịch Ủy ban nhân dân có thẩm quyền giải quyết phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.
– Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Chi phí đo đạc đất tranh chấp năm 2023 là bao nhiêu?
Trong quá trình giải quyết các vụ án dân sự, khi tiến hành xem xét, thẩm định tại chỗ phải chi phí nhiều khoản khác nhau. Thông thường, chi phí trong việc xem xét, thẩm định tại chỗ gồm những khoản sau:
- Chi phí đo vẽ nhà đất: Được tính theo giá của cơ quan có chức năng đo vẽ nhà, đất (có hợp đồng, biên lai thu tiền của những cơ quan này, nên việc quyết toán không có gì vướng mắc);
- Thuê phương tiện kỹ thuật, thiết bị đo đạc, thẩm định vật tư, hàng hóa… Việc thuê này thường theo biên lai, hóa đơn thanh toán;
- Chi phí cho phương tiện đi lại: Nếu địa điểm xem xét, thẩm định ở xa thì chi phí được tính theo giá vận chuyển có biên lai; đối với các địa điểm gần, cán bộ Tòa án và người đo vẽ thường tự túc phương tiện đi lại thì có Thẩm phán chi khoản này cho người tự túc phương tiện, có Thẩm phán không chi;
- Chi phí cho đại diện Uỷ ban nhân dân xã, phường hoặc công an xã phường hoặc cơ quan, tổ chức nơi có đối tượng cần xem xét, thẩm định tại chỗ tham gia xem xét, thẩm định tại chỗ. Thường là việc xem xét, thẩm định tại chỗ được thực hiện trong một ngày hoặc một buổi, có Tòa án chi 100.000đ/người, có Tòa án chi 200.000đ/người, cũng có Thẩm phán chi 300.000đ/người vì cho rằng Tòa án rất cần sự hỗ trợ, phối hợp của Uỷ ban nhân dân, Cơ quan công an…
Quy định về tiền tạm ứng và nghĩa vụ nộp tiền chi phí đo đạc đất đai
Tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ là số tiền mà Tòa án tạm tính để tiến hành việc xem xét, thẩm định tại chỗ.
Căn cứ Điều 156 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ như sau:
- Người yêu cầu Tòa án xem xét, thẩm định tại chỗ phải nộp tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ theo yêu cầu của Tòa án.
- Trường hợp Tòa án xét thấy cần thiết và quyết định xem xét, thẩm định tại chỗ thì nguyên đơn, người yêu cầu giải quyết việc dân sự, người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải nộp tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ.
Như vậy, trong trường hợp việc đo đạc đất đai được thực hiện theo yêu cầu của người yêu cầu thì người đó có nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng. Trong trường hợp việc đo đạc đất đai được thực hiện theo yêu cầu của Tòa án thì nguyên đơn, người yêu cầu giải quyết việc dân sự, người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm có nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng các chi phí trên.
Nghĩa vụ chịu chi phí đo đạc đất đai trong vụ án dân sự do ai chịu
Nghĩa vụ chịu chi phí đo đạc đất đai trong vụ án dân sự được quy định tại Điều 157 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015:
Trường hợp các bên đương sự không có thỏa thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác thì nghĩa vụ chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ được xác định như sau:
- Đương sự phải chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ nếu yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận.
- Trường hợp yêu cầu Tòa án chia tài sản chung thì mỗi người được chia tài sản phải chịu phần chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ theo tỷ lệ giá trị phần tài sản mà họ được chia
- Trong vụ án ly hôn thì nguyên đơn phải nộp chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, không phụ thuộc vào việc Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn. Trường hợp cả hai thuận tình ly hôn thì mỗi bên đương sự phải chịu một nửa chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ.
- Trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án quy định tại điểm c khoản 1 Điều 217, điểm b khoản 1 Điều 299 của Bộ luật này thì nguyên đơn phải chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ.
- Trường hợp đình chỉ giải quyết việc xét xử phúc thẩm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 289, khoản 3 Điều 296 của Bộ luật này thì người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ.
- Đối với các trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án khác theo quy định của Bộ luật này thì người yêu cầu xem xét, thẩm định tại chỗ.
Như vậy, nếu hai bên có thỏa thuận được về nghĩa vụ chịu chi phí đo đạc đất đai khi giải quyết tranh chấp thì sẽ thực hiện theo thỏa thuận đó. Trong trường hợp không có thỏa thuận thì nghĩa vụ chịu các chi phí được thực hiện theo quy định của pháp luật. Theo đó, yêu cầu của bên nào không được Tòa án chấp nhận thì bên đó có nghĩa vụ chịu chi phí này.
Thông tin liên hệ:
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Chi phí đo đạc đất tranh chấp năm 2023 là bao nhiêu?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là dịch vụ tư vấn thủ tục gia hạn thời gian sử dụng đất. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Mời bạn xem thêm:
- Mua chung đất có được phép tách thửa đất hay không?
- Góp vốn mua chung đất cần có lưu ý gì khi làm thủ tục để tránh tranh chấp?
- Giải quyết khi mua đất dính quy hoạch
Câu hỏi thường gặp:
Đo đạc địa chính nghe có vẻ rất đơn giản đây chỉ là một công việc đi đo để lấy số liệu về đất mà ít ai biết được công việc thực tế mà họ phải làm. Trên thực tế, đo đạc địa chính được chia làm 4 loại với 4 nhiệm vụ khác nhau và những công việc cụ thể đó là:
– Trích lục thửa đất địa chính.
– Đo đạc để chỉnh lý bản đồ địa chính.
– Đo và vẽ bổ sung thêm vào bản đồ địa chính
– Đo và vẽ lại bản đồ địa chính
Hình thức này chỉ được thực hiện khi ranh giới đất có sự thay đổi trên bản đồ. Cụ thể như thay đổi về diện thích hay thay đổi mục đích sử dụng… Ngoài ra, đo đạc để chỉnh lý bản đồ cũng được thực hiện khi mốc giới hoặc địa giới hành chính có sự thay đổi. Ví dụ như việc sáp nhập hoặc chia tách các xã, huyện hoặc tỉnh…
Theo Khoản 1 Điều 5 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định: Văn phòng đăng ký đất đai là đơn vị sự nghiệp công trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập hoặc tổ chức lại trên cơ sở hợp nhất Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường và các Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường hiện có ở địa phương; có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu riêng và được mở tài khoản để hoạt động theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Văn phòng đăng kí đất đai cấp huyện nơi có đất là cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc đo đạc, lập bản đồ địa chính đối với thửa đất.