Biển cho phép ô tô con vượt là biển nào?

bởi PhamThanhThuy
Biển cho phép ô tô con vượt là biển nào?

Chào Luật sư, hiện nay quy định về biển báo giao thông gồm những loại nào? Hôm qua tôi nhìn thấy trên đường có một biển báo rất lạ, chồng tôi nói đó là biển cho phép ô tô con vượt. Tôi muốn biết biển báo này có tác dụng gì và được quy định như thế nào? Sắp tới tôi có kế hoạch thi bằng lái xe ô tô nên cần tìm hiểu kiến thức về các loại biển báo giao thông đường bộ. Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ của Luật sư X. Chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:

Biển báo cấm là gì?

Biển báo cấm là nhóm biển báo giao thông có tác dụng biểu thị những điều mà người tham gia giao thông không được thực hiện. Nhóm biển báo này có tất cả 63 loại, số hiệu từ P.102 đến P.140.

– Đặc điểm của nhóm biển báo cấm:

+ Có hình tròn.

+ Có dấu gạch chéo biểu thị ý nghĩa cấm.

+ Phần lớn các biển báo cấm có viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ hoặc chữ số, chữ viết màu đen.

+ Đa số các biển báo cấm đường bộ có viền đỏ nền trắng có cùng chung một quy cách thống nhất với đường kính biển báo là 70 cm, viền đỏ là 10 cm và vạch đỏ là 5cm.

Biển báo cấm vượt có đặc điểm gì?

– Đối với biển P.125:

+ Cấm xe cơ giới vượt nhau: Biển có hiệu lực cấm tất cả các loại xe cơ giới vượt nhau (kể cả xe được ưu tiên theo quy định) nhưng được phép vượt xe máy hai bánh, xe gắn máy.

+ Biển hết hiệu lực cấm khi có biển số DP.133 hết cấm vượt hoặc đến vị trí cắm biển số P.135 hết tất cả các lệnh cấm nếu đồng thời có nhiều biển cấm khác hết tác dụng.

– Đối với biển P.126:

+ Cấm các loại xe ô tô tải vượt các loại xe cơ giới khác.

+ Biển có hiệu lực cấm các loại ô tô tải có khối lượng chuyên chở (theo giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ) lớn hơn 3.500 kg kể cả xe được ưu tiên theo quy định vượt xe cơ giới khác. Được phép vượt xe máy hai bánh, xe gắn máy.

+ Biển không có giá trị cấm các loại xe cơ giới vượt nhau và vượt ô tô tải.

+ Biển hết hiệu lực cấm khi có biển số DP.133 hết cấm vượt hoặc đến vị trí cắm biển số P.135 hết tất cả các lệnh cấm nếu đồng thời có nhiều biển cấm khác hết tác dụng.

Biển cho phép ô tô con vượt là biển nào?

Thứ nhất: Về hình vẽ trong biển báo

– Biển P.125:

Là biển báo cấm vượt được thể hiện rõ 02 ô tô con có màu đen và màu đỏ, biển này cấm các loại xe cơ giới vượt nhau kể cả các xe được ưu tiên theo luật lệ Nhà nước quy định nhưng được phép vượt mô tô 02 bánh, xe gắn máy.

– Biển P.126:

Biển báo cấm ô tô tải vượt thể hiện bằng hình vẽ 01 ô tô con và ô tô tải, cấm tất cả các loại ô tô tải có trọng lượng lớn nhất cho phép (bao gồm trọng lượng xe và hàng) trên 3.5 tấn kể cả các xe được ưu tiên theo luật lệ Nhà nước quy định vượt nhau. Được phép vượt xe máy 02 bánh, xe gắn máy.

Thứ hai: Tạm giữ giấy tờ xe

Theo quy định tại khoản 2 – Điều 82 – Nghị định số 100/2019/ND-CP, quy định về xử phạt hành chính giao thông đường bộ, đường sắt, cụ thể:

“ Điều 82. Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm

[…] 2. Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt còn có thể quyết định tạm giữ phương tiện, giấy có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm một trong các hành vi quy định tại Nghị định này theo quy định tại khoản 6, khoản 8 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Khi bị tạm giữ giấy tờ theo quy định tại khoản 6 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính, nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm chưa đến trị sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm àm vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ.”

Thứ ba: Xử phạt người điều khiển xe máy vượt nơi có biển cấm vượt

Đối với lỗi vượt trong các trường hợp cấm, quy định tại điểm c – khoản 4 – Điều 6 – Nghị định số 100/NĐ-CP quy định về xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy vi phạm, cụ thể:

“ Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

[…] 4. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

[…] c) Vượt xe trong những trường hợp không được vượt, vượt xe tại đoạn đường có biển báo hiệu có nội dung cấm vượt đối với loại phương tiện đang điều khiển, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm h khoản 3 Điều này.”

Do đó, nếu quý bạn đọc vượt xe trong những trường hợp cấm vượt (vượt tại nơi có biển cấm vượt) sẽ bị phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Biển cho phép ô tô con vượt là biển nào?
Biển cho phép ô tô con vượt là biển nào?

Các hành vi nghiêm cấm về nồng độ cồn khi lái xe ô tô

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019, các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của rượu, bia trong đó có quy định nghiêm cấm về nồng độ cồn như sau:

“1. Xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia.

2. Người chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia.

3. Bán, cung cấp, khuyến mại rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi.

4. Sử dụng lao động là người chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc sản xuất, mua bán rượu, bia.

5. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ, người làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân, học sinh, sinh viên uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập.

6. Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

7. Quảng cáo rượu có độ cồn từ 15 độ trở lên.

8. Cung cấp thông tin không chính xác, sai sự thật về ảnh hưởng của rượu, bia đối với sức khỏe.

9. Khuyến mại trong hoạt động kinh doanh rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên; sử dụng rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên để khuyến mại dưới mọi hình thức.

10. Sử dụng nguyên liệu, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến không được phép dùng trong thực phẩm; nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không bảo đảm chất lượng và không rõ nguồn gốc, xuất xứ để sản xuất, pha chế rượu, bia.

11. Kinh doanh rượu không có giấy phép hoặc không đăng ký; bán rượu, bia bằng máy bán hàng tự động.

12. Kinh doanh, tàng trữ, vận chuyển rượu, bia giả, nhập lậu, không bảo đảm chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, nhập lậu rượu, bia.

13. Các hành vi bị nghiêm cấm khác liên quan đến rượu, bia do luật định”

Khuyến nghị

Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật giao thông đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Biển cho phép ô tô con vượt là biển nào?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới dịch vụ soạn thảo đơn xin tạm ngừng kinh doanh Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Các loại biển báo cấm vượt hiện nay và ý nghĩa của chúng?

Hiện nay, theo Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT, biển báo cấm vượt gồm 02 loại biển: Biển báo P.125 “Cấm vượt” và biển báo P.126 “Cấm xe ô tô tải vượt”.
Do thuộc nhóm biển báo cấm nên các biển này cũng mang một số đặc trưng như biển hình tròn, viền màu đỏ, nền màu trắng và biểu thị các điều cấm mà người tham gia giao thông không được phép vi phạm.

Biển báo Cấm xe ô tô tải vượt có đặc điểm nhận dạng thế nào?

Biển báo P.126 được nhận diện với viền đỏ, nền trắng, bên trong có hình vẽ 01 chiếc ô tô tải màu đỏ đặt cạnh nhau 01 chiếc ô tô con màu đen.
Biển này được dùng để cấm các loại ô tô tải vượt xe cơ giới khác trên đoạn đường có cắm biển này.
Biển có hiệu lực cấm đối với các loại ôtô tải có khối lượng chuyên chở (theo Giấy đăng kiểm) lớn hơn 3.500 kg (kể cả các xe được ưu tiên) vượt xe cơ giới khác.

Cố tình vượt xe đi trước dù đã thấy biển cấm, tài xế bị phạt thế nào?

Đã gặp biển báo cấm thì các phương tiện tham gia giao thông đều không được phép vi phạm. Do đó, nếu cố tình vượt xe đi trước tại đoạn đường có cắm biển báo cấm vượt, người điều khiển phương tiện sẽ bị phạt về lỗi vượt xe tại đoạn đường có biển báo hiệu có nội dung cấm vượt.

5/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm