Phi thương mại thường được dùng với ý nghĩa là không vì mục đích thu lợi nhuận, như vậy có thể hiểu nhanh Pháp nhân phi thương mại là những pháp nhân đáp ứng đầy đủ những điều kiện để sở hữu tư cách pháp nhân và không hoạt động vì lợi nhuận. Đó chính là những cơ quan nhà nước, những tổ chức pháp nhân hoạt động vì cộng đồng hoặc những lĩnh vực cần thiết nhưng không ai sẵn sàng hoạt động thương mại, thì khi đó nhà nước sẽ đứng ra lập lên pháp nhân để đảm bảo cung ứng được đầy đủ những dịch vụ cho người dân. Vậy pháp luật quy định như thế nào về pháp nhân phi thương mại? Pháp nhân phi thương mại là gì?
LSX xin được cung cấp những thông tin đến vấn đề này trong bài viết sau.
Căn cứ pháp lý
Pháp nhân là gì ?
Pháp nhân được quy định tại điều 74, Bộ luật dân sự năm 2015.
- Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;
c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
- Mọi cá nhân, pháp nhân đều có quyền thành lập pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Tuy không quy định cụ thể về khái niệm, nhưng qua các điều kiện thì có thể đưa ra một khái niệm cơ bản của pháp nhân.
Pháp nhân là một tổ chức nhất định của con ngươi, được pháp luật của một Nhà nước quy định có quyền năng chủ thể. Tuy nhiên, không phải bất kỳ một tổ chức nào cũng được Nhà nước công nhận có tư cách pháp nhân. Chỉ những tổ chức được thành lập theo trình tự, thủ tục và có đủ các điều kiện do pháp luật quy định hoặc tồn tại trên thực tế đáp ứng đầy đủ các điều kiện do pháp luật quy định và được Nhà nưốc công nhận thì mới có tư cách pháp nhân.
Nếu một tổ chức có “tư cách pháp nhân” thì tổ chức đó có đầy đủ quyền và nghĩa vụ của một pháp nhân mà luật đã quy định.
Điều kiện để có tư cách pháp nhân
Theo điều 74 Bộ luật Dân sự 2015, một tổ chức được công nhận là có tư cách pháp nhân khi đủ 4 điều kiện sau:
“a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;
c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.”
Chúng ta cùng đi phân tích 4 điều kiện để trở thành pháp nhân để có thể phân biệt được các tổ chức là pháp nhân hay không.
Tổ chức phải được thành lập theo quy định của pháp luật
Theo như định nghĩa thì rõ ràng pháp nhân không phải là một người (một cá nhân) mà phải là một tổ chức. Tổ chức này được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập. Vì thế tổ chức đó được công nhận là có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận thành lập.
Ví dụ: khi thành lập doanh nghiệp, công ty cổ phần hay công ty TNHH (các pháp nhân) đều phải được thành lập hợp pháp. Tức là phải đăng ký và được Sở kế hoạch đầu tư tỉnh, thành phố mà nơi công ty đóng trụ sở cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Tổ chức phải có cơ cấu tổ chức chặt chẽ
Theo điều 83 Bộ luật dân sự 2015, pháp nhân phải là một tổ chức có cơ cấu quản lý chặt chẽ:
“1. Pháp nhân phải có cơ quan điều hành. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điều hành của pháp nhân được quy định trong điều lệ của pháp nhân hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân.
- Pháp nhân có cơ quan khác theo quyết định của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.”
Như vậy một tổ chức muốn trở thành pháp nhân phải có điều lệ hoặc quyết định thành lập pháp nhân. Trong điều lệ và quyết định thành lập phải có quy định cụ thể về tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điều hành pháp nhân.
Tổ chức có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình
Pháp nhân là tổ chức độc lập để xác lập quyền và nghĩa vụ trong hoạt động của nó, nên bắt buộc phải có tài sản độc lập. Có tài sản độc lập mới có thể tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình đối với các giao dịch, quyền và nghĩa vụ mà nó xác lập.
Ví dụ: Khi mở công ty cổ phần, các cổ đông mua cổ phần, góp vốn vào công ty. Thì tài sản này phải độc lập với tài sản của các cổ đông. Công ty chịu trách nhiệm với tài sản của công ty.
Hoặc một trường hợp tổ chức không có tư cách pháp nhân dù được thành lập hợp pháp là Doanh nghiệp tư nhân. Vì tài sản của doanh nghiệp tư nhân không tách biệt với tài sản cá nhân – chủ doanh nghiệp tư nhân đó.
Tổ chức có thể nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập
Tổ chức có thể nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập là một trong những điều kiện quan trọng để có tư cách pháp nhân.
Vì pháp nhân là một tổ chức độc lập, được quyền giao dịch, xác lập quyền và nghĩa vụ nên bắt buộc nó có thể tự nhân danh chính mình.
Pháp nhân có quyền nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật thông qua người đại diện theo pháp luật.
Pháp nhân phi thương mại là gì?
Pháp nhân phi thương mại được quy định tại Điều 76 Bộ luật dân sự năm 2015 được hiểu là pháp nhân không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận; nếu có lợi nhuận thì cũng không được phân chia cho các thành viên.
Các pháp nhân phi thương mại bao gồm các cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, doanh nghiệp xã hội và các tổ chức phi thương mại khác.
Pháp nhân phi thương mại hoạt động, thành lập và chấm dứt được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015, các luật về tổ chức bộ máy nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Ví dụ pháp nhân phi thương mại: Hội Chữ thập đỏ Việt Nam là tổ chức hoạt động vì mục tiêu nhân đạo, giúp đỡ những trường hợp có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống. Trong hoạt động của Hội sẽ phát sinh lợi nhuận như từ các nguồn tài trợ của những nhà hảo tâm, các doanh nghiệp….Tuy nhiên, những lợi nhuận đó sẽ không được chia cho các thành viên tổ chức mà phải được sử dụng vào mục đích chung của hội.
Các loại pháp nhân phi thương mại
Cơ quan nhà nước
Cơ quan nhà nước: Cơ quan nhà nước là bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước, mang quyền lực nhà nước. Quyền lực của mỗi cơ quan nhà nước tùy thuộc vào vị trí, chức năng của cơ quan đó. Cơ quan nhà nước gồm một tập thể người hay một người bằng các hình thức, phương pháp hoạt động nhất định để thay mặt nhà nước đảm nhiệm một công việc (nhiệm vụ ) hoặc tham gia thực hiện một chức năng của Nhà nước. Theo Hiến pháp năm 2013, ở nước ta có các loại cơ quan nhà nước sau: Các cơ quan quyền lực nhà nước; Các cơ quan hành chính nhà nước; Các cơ quan xét xử; các cơ quan Viện kiểm sát; chủ tịch nước.
Đơn vị lược lượng vũ trang nhân dân
Đơn vị lược lượng vũ trang nhân dân: Theo quy định khoản 1 Điều 12 Luật quốc phòng năm 2005 gồm có Quân đội nhân dân (lục quân, Hải quân, Không quân, Biên phòng, Cảnh sát biển, đặt dưới sự quản lý của Bộ Quốc phòng và chịu sự điều động của Bộ Tổng tham mưu), Công an nhân dân (An ninh và Cảnh sát, chịu sự quản lý của Bộ Công an) và Dân quân tự vệ (là lực lượng quản lý hỗn hợp của Bộ Quốc phòng và cơ quan hành chính địa phương).
Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hôi, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp
Trong đó:
– Tổ chức chính trị là tổ chức mà thành viên đại diện cho giai cấp hay lực lượng xã hội với nhiệm vụ giành và giữu chính quyền, có khuynh hướng chính trị nhất định.
– Tổ chức chính trị – xã hội có vai trò là đại diện của tầng lớp xã hội đối với hoạt động của nhà nước gồm có: Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, Công đoàn, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Liên hiệp Phụ Nữ Việt Nam, hội nông dân Việt Nam, hội Cựu chiên binh Việt Nam.
– Tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp hoạt động không mang tính quyền lực chính trị và hoàn toàn tự nguyện, hỗ trợ nhà nước giải quyệt một số vấn đề xã hội; hoạt động tự quản, cơ cấu do nội bộ tổ chức quyết định.
– Tổ chức xã hội hình thành trên các nguyên tắc tự nguyện khi tham gia vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của các thành viên.
– Tổ chức xã hội – nghề nghiệp hoạt động dưới sự quản lý của các cơ quan nhà nước có thầm quyền, mang tính chất tự quản, cơ cấu tổ chức nội bộ của từng tổ chức do tổ chức đó tự nguyện khi hình thành tổ chức. Ví dụ: Đoàn Luật sư, Trọng tài kinh tế, …
– Quỹ xã hội: mục đích chính của quỹ được tổ chức và hoạt động nhằm hỗ trợ và khuyến khích phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, khoa học và các mục đích phát triển cộng đồng, không vì mục đích lợi nhuận.
– Quỹ từ thiện: mục đích hoạt động của quỹ nhằm hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, các sự cố nghiêm trọng, các bệnh nhân bị bệnh hiểm nghèo và các đối tượng khác thuộc diện khó khăn cần sự trợ giúp của xã hội mà không nhằm mục đích lợi nhuận.
— Doanh nghiệp xã hội: Được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật. Sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm giải quyết vẫn đề xã hội, môi trường vì cộng đồng.
Các tổ chức hoạt động phi thương mại
Các tổ chức hoạt động phi thương mại: với các tổ chức này thì việc thành lập, hoạt động và chấm dứt được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự, các luật về tổ chức bộ máy nhà nước và quy đinh khác của pháp luật có liên quan.
Điểm khác biệt về pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại là gì?
Thứ nhất: về mục đích khi thành lập
Đối với pháp nhân thương mại thì khi thành lập mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên; Còn đối với pháp nhân phi thương mại thì không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận; nếu có lợi nhuận thì cũng không được phân chia cho các thành viên.
Thứ hai, Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác; Còn đối với pháp nhận phi thương mại thì bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, doanh nghiệp xã hội và các tổ chức phi thương mại khác.
Thứ ba, về Luật áp dụng: Đối với pháp nhân thương mại, thì Luật áp dụng sẽ là Bộ luật Dân sự, Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan; Còn đối với pháp nhân phi thương mại thì Luật áp dụng sẽ là Bộ luật Dân sự, các luật về tổ chức bộ máy nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Trách nhiệm hình sự của pháp nhân phi thương mại
- Pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại
- Hành vi của pháp nhân được thực hiện bởi gì?
Thông tin liên hệ
LSX đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Pháp nhân phi thương mại là gì?” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến thành lập công ty Bắc Giang. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Mục đích thành lập pháp nhân phi thương mại tùy thuộc vào từng tổ chức cụ thể, tuy nhiên các tổ chức là pháp nhân phi thương mại đều không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận. Nếu có lợi nhuận phát sinh sẽ được sử dụng để duy trì các hoạt động của tổ chức mà không phân chia cho các thành viên. Hiện nay, qua khái niệm về pháp nhân phi thương mại trên có thể thấy pháp nhân phi thương mại là tổ chức, có tư cách pháp nhân, hoạt động nhằm mục đích, lợi ích cộng đồng. Có thể hiểu, mục đích của pháp nhân phi thương mại mục đích chính không phải kinh doanh, cũng càng không phải vì kiếm lợi nhuận cho cá nhân hay tổ chức nào, mục đích chính là mang lợi ích cho một nhóm đối tượng nhất định mà pháp nhân phi thương mại thành lập ra hướng tới để hỗ trợ cho những nhóm đối tượng đó. Ví dụ: một số tổ chức tu viện, một số tổ chức hỗ trợ những người có hoàn cảnh khó khăn…
Quy định về điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại được thể hiện cụ thể trong Điều 75, Bộ luật hình sự năm 2015. Theo đó pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi có đủ các điều kiện sau:
(1) Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại;
(2) Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại;
(3) Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại;
(4) Chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 của BLHS.
Về nguyên tắc áp dụng BLHS đối với pháp nhân thương mại phạm tội, thì tại Điều 74 BLHS quy định “Pháp nhân thương mại phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự theo những quy định của Chương này (Chương XI “Những quy định đối với pháp nhân thương mại phạm tội” BLHS); theo quy định khác của Phần thứ nhất của BLHS. Tuy nhiên, ngoài những quy định tại Chương XI “Những quy định đối với pháp nhân thương mại phạm tội” của BLHS, thì những quy định khác của Phần thứ nhất của BLHS lại khó có thể áp dụng trực tiếp đối với pháp nhân thương mại phạm tội. Do vậy, có một loạt các vấn đề liên quan đến trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại cần nghiên cứu.