Pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại

bởi Luật Sư X

“Trong bài này, Luật sư X xin được chia sẻ mảng kiến thức về pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại theo quy định của pháp luật, cụ thể trong Bộ Luật dân sự 2015.”

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

1. Pháp nhân

Theo quy định tại Điều 74, Bộ Luật Dân sự 2015:

Điều 74:

1. Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;

b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;

c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;

d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Theo đó, để một tổ chức được công nhận là pháp nhân thì phải đáp ứng đồng thời 4 điều kiện:

– Được thành lập theo sáng kiến của cá nhân, pháp nhân hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tổ chức đó có đăng ký pháp nhân.

– Tổ chức đó phải có cơ quan điều hành và tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan điều hành được quy định trong điều lệ.

– Tổ chức có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình.

– Tổ chức đó nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập, không bị chi phối bởi chủ thể khác.

Pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại đều là pháp nhân nên hai hình thức này đều mang các đặc điểm: có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có tài sản độc lập với tổ chức, cá nhân khác, nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập và đương nhiên đủ tư cách để chịu trách nhiệm cho hoạt động pháp nhân của mình.

2. Các tiêu chí phân biệt pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại

Ngoài ra, có thể dựa vào các tiêu chí sau để phân biệt pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại:

Thứ nhất, về khái niệm

Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên (Điều 75, Bộ luật Dân sự 2015).

– Pháp nhân phi thương mại là pháp nhân không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận; nếu có lợi nhuận thì cũng không được phân chia cho các thành viên (Điều 76, Bộ luật Dân sự 2015).

Thứ hai, về các loại hình của pháp nhân

– Đối với pháp nhân thương mại, bao gồm các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác. Đây là các tổ chức được thành lập nhằm mục đích thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh thu lợi nhuận, vấn đề lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của các tổ chức này.

– Ngược lại, pháp nhân phi thương mại bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, doanh nghiệp xã hội và các tổ chức phi thương mại khác. Đây là các cơ quan được thành lập vì mục đích cụ thể tùy theo loại hình tổ chức nhưng không phải lợi nhuận. Các tổ chức này có thể thực hiện các hoạt động thu lợi nhuận nhưng đó không phải là mục tiêu thành lập tổ chức, hoạt động thu lợi nhuận đó được thực hiện nhằm mục đích tạo quỹ duy trì hoạt động cho tổ chức.

Thứ ba, về mục đích

– Pháp nhân thương mại được thành lập nhằm mục tiêu chính là lợi nhuận và khi thu được lợi nhuận sẽ chia cho các thành viên của pháp nhân theo thỏa thuận, tỷ lệ phần vốn góp… tùy vào loại hình của doanh nghiệp.

– Pháp nhân phi thương mại tùy thuộc vào từng tổ chức cụ thể, tuy nhiên các tổ chức là pháp nhân phi thương mại đều không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận. Nếu có lợi nhuận phát sinh sẽ được sử dụng để duy trì các hoạt động của tổ chức mà không phân chia cho các thành viên.

Thứ tư, về luật điều chỉnh

– Pháp nhân thương mại bao gồm các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế nên sẽ chịu sự điều chỉnh của Luật doanh nghiệp 2014.

– Trong khi đó, pháp nhân phi thương mại bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị… nên sẽ còn chịu sự điều chỉnh của các luật về tổ chức bộ máy nhà nước.

Hy vọng bài viết hữu ích cho ban!

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sự dân sư tại Việt Nam.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay 0833102102
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm