Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu có phải công chứng không?

bởi
Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu có phải công chứng không?

Công chứng hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu đang là vấn đề mà nhiều người còn thắc mắc. Vậy việc công chứng có cần thiết không và việc công chứng cần có những điều kiện gì ? Pháp luật quy định ra sao về vấn đề này? Sau đây LSX sẽ làm rõ vấn đề này.

Câu hỏi:

Hiện tại, tôi đang là chủ sở hữu một nhãn hiệu và muốn chuyển nhượng cho một người khác. Tuy nhiên, hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu này có cần phải công chứng hay không?

LSX xin được trả lời câu hỏi này như sau:

Căn cứ pháp lý

Luật sở hữu trí tuệ năm 2005

Thông tư số 18/2011/TT-BKHCN

Nội dung tư vấn

Trước hết, để xác định xem pháp luật có quy định công chứng hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu hay không. Thì ta cần làm rõ việc giao kết hợp đồng chuyển nhượng sẽ như thế nào và bao gồm những trình tự gì. Trong đó hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu được quy định ra sao để bảo đảm khi thực hiện đăng ký chuyển nhượng nhãn hiệu.

1. Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu

1.1. Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu là gì?

Việc chuyển nhượng nhãn hiệu là việc chủ sở hữu nhãn hiệu chuyển giao quyền sở hữu đối với nhãn hiệu của mình cho tổ chức, cá nhân khác. Hoạt động chuyển nhượng này sẽ được thực hiện thông qua Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu. Việc ký kết và xác lập hợp đồng này sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào ý chí của các bên.

Mặc dù việc giao kết hợp đồng là sự tự nguyện và theo thỏa thuận, nhưng Luật vẫn có những quy định riêng để quản lý việc chuyển nhượng này.

1.2. Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu bao gồm

Các quy định pháp luật đã đưa ra những nội dung sau bắt buộc phải có đối với hợp đồng chuyển nhượng:

  • Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng;
  • Căn cứ chuyển nhượng;
  • Giá chuyển nhượng;
  • Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng.

Đồng thời, việc ký kết hợp đồng giữa các bên phải đảm bảo không rơi vào trường hợp bị hạn chế chuyển nhượng nhãn hiệu sau: Chủ Giấy chứng nhận đăng ký độc quyền nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng trong phạm vi bảo hộ của mình; Chuyển nhượng không được gây ra nhầm lẫn về đặc tính của sản phẩm, dịch vụ, nguồn gốc của sản phẩm dịch vụ mang nhãn hiệu; Người được chuyển nhượng phải đáp ứng đủ điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó.

Xem thêm: Mẫu hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu

2. Công chứng hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu

2.1. Thủ tục để chuyển nhượng nhãn hiệu

Bước 1: Các bên thỏa thuận và xác lập hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu.

Bước 2: Thực hiện đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ.

Bước 3: Nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu

Nếu hồ sơ đăng ký hợp lệ thì Cục Sở hữu trí tuệ thực hiện các hoạt động sau:

  • Ra quyết định Cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp
  • Sau đó tiến hành cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp cho người nộp hồ sơ; đóng dấu đăng ký vào 02 bản hợp đồng và trao người nộp hồ sơ 01 bản, lưu 01 bản
  • Công bố quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp trên Công báo sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ký quyết định.

2.2. Hồ sơ đăng ký chuyển nhượng nhãn hiệu

Để thực hiện việc chuyển nhượng nhãn hiệu, tổ chức, cá nhân cần nộp 01 bộ hồ sơ. Trong đó bao gồm:

“a) 02 bản Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, làm theo mẫu 01-HĐCN quy định tại Phụ lục D của Thông tư này;

b) 01 bản hợp đồng (bản gốc hoặc bản sao được chứng thực theo quy định); nếu hợp đồng làm bằng ngôn ngữ khác tiếng Việt thì phải kèm theo bản dịch hợp đồng ra tiếng Việt; hợp đồng có nhiều trang thì từng trang phải có chữ ký xác nhận của các bên hoặc đóng dấu giáp lai;

c) Bản gốc văn bằng bảo hộ;

d) Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu về việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, nếu quyền sở hữu công nghiệp tương ứng thuộc sở hữu chung;

e) Giấy ủy quyền (nếu nộp hồ sơ thông qua đại diện);

g) Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ)”.

2.3. Vậy có cần công chứng hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu không?

Theo quy định của pháp luật thì tổ chức, cá nhân khi nộp hồ sơ đăng ký chuyển nhượng nhãn hiệu phải nộp 02 bản hợp đồng, trong đó có 1 bản gốc và 1 bản sao chứng thực. Như vậy, việc công chứng hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu là không cần thiết, tuy nhiên tổ chức, cá nhân phải chứng thực bản sao hợp đồng sau khi đã hoàn thành xong việc ký kết hợp đồng để nộp cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trên đây là câu trả lời của LSX về câu hỏi có phải công chứng hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu không. Hy vọng bạn có thể tham khảo và hiểu thêm về vấn đề này. Để biết thêm thông tin chi tiết và được tư vấn kịp thời, liên hệ LSX qua hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

 

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm