Xin chào Luật sư X. Tôi sống chung với bạn trai nhưng không đăng ký kết hôn. Tôi muốn hỏi Có con chung nhưng không đăng ký kết hôn có được không? Không đăng ký kết hôn thì sau này làm giấy khai sinh cho con tôi thế nào? Không đăng ký kết hôn nhưng có con chung, ai được nuôi con? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Quy định pháp luật về ly hôn khi không đăng ký kết hôn.
Trường hợp nam nữ sống chung như vợ chồng được định nghĩa tại khoản 7 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
“Chung sống như vợ chồng là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng.”
Về việc ly hôn, tại Điều 53 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
“Điều 53. Thụ lý đơn yêu cầu ly hôn
1. Tòa án thụ lý đơn yêu cầu ly hôn theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
2. Trong trường hợp không đăng ký kết hôn mà có yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này; nếu có yêu cầu về con và tài sản thì giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.”
Theo quy định mà chung sống với nhau như vợ chồng; nhưng không đăng ký kết hôn thì không làm phát quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Khi đó tài sản và với con được giải quyết theo quy định trên.
Không đăng ký kết hôn có làm giấy khai sinh cho con được không?
Căn cứ Luật hộ tịch năm 2014; Nghị định 123/2015/NĐ-CP và Thông tư 04/2020/TT-BTP, trong trường hợp khai sinh cho con ngoài giá thú, nếu không xác định được thông tin người cha thì phần ghi về người cha trong sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh sẽ được để trống. Con sẽ được mang họ của mẹ.
Tuy nhiên, nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh người cha làm đến làm thủ tục nhận cha – con thì Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh. Đúng theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư 04/2020/TT-BTP việc khai sinh cho con và nhận cha, con có thể kết hợp giải quyết đồng thời cùng lúc.
“1. Khi đăng ký khai sinh cho trẻ em mà có người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của cha hoặc mẹ kết hợp giải quyết thủ tục đăng ký khai sinh và thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con.
Ai được nuôi con khi không đăng ký kết hôn nhưng có con chung?
Theo quy định tại Điều 14 Luật Hôn nhân Gia đình, dù có đủ điều kiện để đăng ký kết hôn nhưng không đăng ký mà chỉ sống chung với nhau như vợ chồng thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng và không được pháp luật công nhận là vợ chồng.
Tuy nhiên, nếu có con chung thì pháp luật vẫn thừa nhận và quyền, nghĩa vụ với con vẫn được xác lập.
Điều 71 Luật này cũng nêu rõ, cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con cái. Do đó, khi không chung sống với nhau nữa thì việc quyết định ai nuôi con vẫn dựa vào nguyên tắc thỏa thuận.
Trong trường hợp không đăng ký kết hôn nhưng có tranh chấp về nuôi con thì vẫn được giải quyết theo quy định của Luật Hôn nhân gia đình.
Cụ thể theo khoản 2, Điều 84 thì vợ chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên. Trường hợp không thỏa thuận được thì tòa án quyết định giao cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con.
– Nếu con từ 7 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
– Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Như vậy, dù 2 bạn không đăng ký kết hôn, con chung mang họ mẹ thì cả hai bên cha, mẹ đều bình đẳng trong việc thỏa thuận ai là người nuôi con. Nếu không thỏa thuận được, phải thực hiện trên cơ sở pháp luật, tự ý bắt con hay không có thỏa thuận hay theo quyết định của tòa án là vi phạm pháp luật.
Pháp luật có cho phép sống chung như vợ chồng không?
Nam nữ chung sống như vợ chồng mà không thuộc trường hợp cấm theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình thì không vi phạm pháp luật. Như vậy; trường hợp hai bên nam nữ đã đủ điều kiện đăng ký kết hôn; không đang tồn tại quan hệ hôn nhân nhưng không đăng ký kết hôn mà coi nhau như vợ chồng thì không vi phạm pháp luật.
Với những trường hợp nam nữ sống với nhau như vợ chồng thuộc trường hợp cấm thì đó là hành vi trái pháp luật. Cụ thể tại Khoản 2 Điều 5 của Luật Hôn nhân và gia đình có quy định về hành vi bị cấm trong quan hệ hôn nhân; trong đó điểm c khoản này có liệt kê hành vi chung sống như vợ chồng trái pháp luật như sau:
“Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;”
Có thể bạn quan tâm
- Giấy đăng ký kết hôn bị sai thông tin xử lý sao?
- Thay đổi số CMND trên đăng ký kết hôn có bắt buộc không?
- Sống chung như vợ chồng có nghĩa vụ trả nợ thay hay không?
- Thủ tục đăng ký kết hôn
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề ” Ai được nuôi con khi không đăng ký kết hôn nhưng có con chung?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến đăng ký trích lục khai sinh trực tuyến, tải xuống mẫu giấy xác nhận tình trạng hôn nhân mới nhất, Trích lục ghi chú ly hôn…. của Luật Sư X , hãy liên hệ: 0833.102.102.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Giấy chứng nhận kết hôn được cấp ngay sau khi cán bộ tư pháp nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ và xét thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định (theo Điều 18 Nghị định 123/2015/NĐ-CP).
Nếu thấy đủ điều kiện kết hôn, Điều 18 Luật Hộ tịch 2014 nêu rõ, cán bộ tư pháp ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam nữ ký tên vào Sổ hộ tịch và Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.
Đồng thời hai bên nam, nữ cùng ký vào Sổ đăng ký kết hôn và Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Sau đó, cán bộ tư pháp báo cáo Chủ tịch UBND cấp xã trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.
Trong trường hợp nếu cần xác minh thêm các điều kiện kết hôn của hai bên nam, nữ thì thời hạn cấp Giấy chứng nhận kết hôn không quá 05 ngày làm việc.
Nếu đăng ký kết hôn của công dân Việt Nam cư trú trong nước thì được miễn lệ phí đăng ký kết hôn theo quy định tại Điều 11 Luật Hộ tịch. (trước đây mức lệ phí này được quy định tối đa 30.000 đồng).
Theo quy định pháp luật, nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 Luật hôn nhân và gia đình 2014, cụ thể:
Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con;
Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.