Ai được quyền nuôi con và một số quy định của pháp luật về ly hôn

bởi DuongAnhTho
Ai được quyền nuôi con và một số quy định của pháp luật về ly hôn

Bạn có thắc mắc về quyền nuôi con và bạn muốn ly hôn. Tuy nhiên, bạn gặp phải những khó khăn, vướng mắc về hồ sơ và thủ tục ly hôn. Bạn mong muốn giải thoát khỏi cuộc hôn nhân không còn hạnh phúc, căng thẳng, mâu thuẫn chồng chất? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu Ai được quyền nuôi con và một số quy định của pháp luật về ly hôn

Căn cứ pháp lý

Ai được quyền nuôi con.

Khi ly hôn nếu con dưới 36 tháng tuổi thì Tòa án sẽ giao con cho mẹ trực tiếp nuôi.
Đối với con dưới 3 tuổi mà người bố muốn nuôi dưỡng thì phải thuộc trường hợp được sự nhất trí của người vợ hoặc chứng minh được người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông non, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Đối với con trên 3 tuổi Tòa án căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con để xét giao con cho một bên nuôi dưỡng trực tiếp.
Đối với đứa trẻ trên 7 tuổi thì Tòa án cần xem xét thêm nguyện vọng của con muốn sống với ai.

Một số khó khăn thường gặp khi làm thủ tục ly hôn.

  • Một bên vợ hoặc chồng không hợp tác, cố ý không cung cấp hoặc hủy hồ sơ ly hôn;
  • Vụ việc ly hôn kéo dài, phức tạp do không am hiểu thủ tục tố tụng tại Tòa án.
  • Vợ chồng sống ly thân nhiều năm nên không biết nơi cư trú của bị đơn. Dẫn đến hồ sơ bị Tòa án trả lại hoặc đình chỉ giải quyết.
  • Vợ hoặc chồng có hộ khẩu thường trú và nơi cư trú thực tế không cùng một nơi. Dẫn tới việc không biết nộp hồ sơ ly hôn ở đâu.
  • Hồ sơ liên quan bị mất, thất lạc hoặc thông tin trên giấy tờ không khớp với nhau.
  • Hai bên thuận tình ly hôn nhưng một bên ở xa, hoặc ở trong tù… không thể về làm thủ tục
  • Ly hôn mà một hoặc hai bên vợ chồng có tranh chấp về tài sản hoặc/và con cái.
  • Nộp hồ sơ vào Tòa án nhưng rất lâu mới có thông báo thụ lý vụ án.

Căn cứ ly hôn thuận tình

  • Được quy định tại Điều 55 Luật hôn nhân gia đình năm 2014
  • Áp dụng trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn: cùng yêu cầu được hiểu là sự thống nhất về ý chí, hiện nay theo mẫu đơn khởi kiện chỉ cần chữ ký của 01 bên vợ hoặc chồng, tuy nhiên tại tòa án hai bên phải thể hiện được ý chí tự nguyện ly hôn.
  • Đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn. Như vậy, vụ việc thuận tình ly hôn là vụ việc không có tranh chấp về con cái và tài sản.

Hồ sơ thủ tục ly hôn.

  1. Đơn xin ly hôn (theo mẫu)
  2. Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);
  3. Chứng minh nhân dân của vợ và chồng (bản sao có chứng thực);
  4. Giấy khai sinh của các con (nếu có con chung, bản sao có chứng thực);
  5. Sổ hộ khẩu gia đình (bảo sao có chứng thực);
  6. Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản chung.

Các bước thực hiện thủ tục ly hôn.

  1. Nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án nơi cư trú của hai vợ chồng. Vợ chồng có thể thỏa thuận nơi giải quyết vụ án. Cần chọn đúng thẩm quyền nộp đơn khởi kiện để tránh trường hợp bị trả lại đơn khởi kiện.
  2. Sau khi nộp hồ sơ khởi kiện nếu xét thấy hồ sơ hợp lệ. Tòa án sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí. Sau khi đóng tạm ứng án phí đương sự cần gửi đến tòa án. Sau đó tòa án sẽ ra Thông báo thụ lý vụ án.
  3. Hòa giải, lấy lời khai, yêu cầu cung cấp chứng cứ tài liệu, xác minh chứng cứ, thẩm định giá…Thụ lý giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.
  4. Đưa vụ án ra xét xử : mở phiên tòa; gửi quyết định đưa vụ án ra xét xử cho đương sự. Tòa án xét xử và tuyên án ly hôn hoặc không chấp nhận yêu cầu ly hôn. Giải quyết các vấn đề về tranh chấp con cái và tài sản vợ chồng.

Thủ tục ly hôn có cần hòa giải tại cơ sở không?

Vợ và chồng cùng đến hòa giải tại Tòa án theo thủ tục Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định.

Trường hợp Tòa án đã triệu tập đến lần thứ hai mà vợ hoặc chồng cố tình không đến thì Tòa án lập biên bản không tiến hành hòa giải được. Và vẫn tiến hành xử lý vụ việc ly hôn đơn phương theo thủ tục chung.

Như vậy, việc hòa giải vụ án hôn nhân gia đình tại ủy bản nhân dân cấp xã/phường được nhà nước khuyến khích chứ không bắt buộc. Người yêu cầu ly hôn hoàn toàn có thể bỏ qua bước hòa giải để nộp đơn khởi kiện ly hôn lên tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án ly hôn.

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Luật sư 247 về vấn đề “ Ai được quyền nuôi con và một số quy định của pháp luật về ly hôn”. Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ qua hotline: 0833102102.  Hoặc qua các kênh sau:

FB: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp.

Ai là người cấp dưỡng?

Người có nghĩa vụ cấp dưỡng là người đã thành niên, có tài sản để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Hay nói cách khác người không trực tiếp nuôi con sẽ có nghĩa vụ cấp dưỡng.

Mức cấp dưỡng là bao nhiêu?

Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận. Có thể căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Một số lưu ý khi làm thủ tục ly hôn

– Chồng không có quyền yêu cầu đơn phương ly hôn khi vợ đang mang thai hoặc con dưới 12 tháng tuổi.
– Có thể yêu cầu Tòa án nơi làm việc của Bị đơn giải quyết nếu không xác định được nơi cư trú bị đơn.
– Tòa sẽ triệu tập các con từ 7 tuổi đến dưới 18 tuổi để lấy lời khai về nguyện vọng sống với bố/mẹ.
– Dự phí ly hôn là 200.000 đồng.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm