Tôi là Hoàng ở Hà Giang. Gia đình tôi có mua một quả đồi để làm trang trại. Hai bên có thoả thuận và bàn bạc với nhau để làm giấy tờ. Do bố mẹ tôi không biết chữ và trong quá trình trao đổi cũng không có sự tư vấn của người có liên quan nên không tính tới khoản thuế phí phải nộp khi chuyển nhượng. Giờ khoản thuế đó quá cao, ngoài khá năng chi trả của gia đình tôi. Tôi muốn hỏi rằng trong trường hợp này bên tôi có quyền yêu cầu bên bán hỗ trợ tiền thuế phí chuyển nhượng không? Tôi xin chân thành cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi cho LSX. Vấn đề của bạn sẽ được chúng tôi giải đáp qua bài viết “Ai nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật? ” dưới đây.
Căn cứ pháp lý
- Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007
Điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Có nhiều tình huống khiến chúng ta phải chuyển nhượng quyền sử dụng đất của mình cho một người khác. Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất này có thể thuận lợi hoặc khó khăn tuỳ vào tính chất của từng vụ chuyển nhượng cũng như những điều kiện pháp lý của bất động sản mà bạn muốn thực hiện chuyển nhượng.
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 188 Luật đất đai 2013 thì người sử dụng đất được chuyển nhượng quyền sử dụng đất của mình khi đáp ứng các điều kiện chung như sau:
- Phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cơ quan có thẩm quyền cấp nhằm chứng minh quan hệ sở hữu của mình đối với mảnh đất mà mình muốn chuyển nhượng.
- Đất không nằm trong diện có tranh chấp. Sở dĩ có quy định này là vì nếu đất đang có tranh chấp thì sẽ không xác định được chủ sở hữu là ai, do đó bắt buộc phải là đất chính chủ, được pháp luật công nhận nhằm hạn chế rủi ro và tạo ra cơ chế bảo vệ cho người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án.
- Đất phải còn trong thời hạn sử dụng và thời hạn này được ghi cụ thể trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Theo đó, để được chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất phải thỏa mãn đầy đủ các điều kiện nêu trên. Ngoài ra, trong những trường hợp đặc biệt thì cần phải xem xét thêm các yếu tố liên quan đến việc chuyển nhượng để xác định liệu việc chuyển nhượng của mình có thuộc vào trường hợp cấm hay không. Nếu có thì việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất này sẽ không được phép tiến hành.
>> Xem thêm: Sử dụng bằng cấp giả bị tội gì
Chuyển nhượng quyền sử dụng đất sẽ bị cấm trong những trường hợp nào?
Không phải bất kì phi vụ chuyển nhượng quyền sử dụng đất nào cũng có thể thực hiện được thành công. Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất có thể bị cấm trong một số trường hợp nhất định. Như đã đề cập trước đó thì việc nhượng quyền sử dụng đất khi rơi vào các trường hợp bị pháp luật cấm thì sẽ không được phép thực hiện việc chuyển nhượng. Vậy những trường hợp đó là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 191 Luật đất đai 2013, có 04 trường hợp không được chuyển nhượng quyền sử dụng đất đó là:
Thứ nhất, Tổ chức/hộ gia đình/cá nhân/cộng đồng dân cư/cơ sở tôn giáo/người Việt Nam định cư ở nước ngoài/doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được phép nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất. Điều này có nghĩa là khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà chủ thể nhận chuyển nhượng bao gồm những chủ thể nêu trên thì phải xét xem họ có đủ điều kiện nhận chuyển nhượng hay không. Chẳng hạn như trường hợp được nêu tại Khoản 2 Điều 40 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 01/2017/NĐ-CP thì tổ chức, cá nhân không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân đồng bào dân tộc thiểu số sử dụng đất do được Nhà nước giao đất theo chính sách hỗ trợ của Nhà nước mà không thuộc trường hợp được chuyển nhượng (chỉ được chuyển nhượng sau 10 năm kể từ ngày có quyết định giao đất nếu được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận không còn nhu cầu sử dụng). Nếu giao dịch chuyển nhượng không thuộc trường hợp nêu trên thì sẽ bị xem là trái pháp luật và vi phạm điều cấm.
Thứ hai, tổ chức kinh tế không được phép nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa/đất rừng phòng hộ/đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân. Trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã phê duyệt.
Thứ ba, hộ gia đình/cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp sẽ không được phép nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa.
Thứ tư, hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó.
Ai nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật?
Theo thông tin mà bạn chia sẻ thì cha mẹ bạn là người đứng ra mua lại diện tích đất và hiện đã làm đến bước bàn giao giấy tờ và đăng ký. Hiện nay pháp luật không có quy định cụ thể rằng bên nào sẽ là bên phải chi trả những chi phí, thuế liên quan đến chuyển nhượng. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào sự thoả thuận của 2 bên trong quá trình tạo lập hợp đồng cũng như trao đổi về chi phí.
Căn cứ theo Điểm a Khoản 5 Điều 3 Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007, sửa đổi bổ sung 2012 thì thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản là thu nhập chịu thuế. Tuy nhiên, pháp luật lại không đưa ra các quy định bắt buộc bên nhận chuyển nhượng hay bên chuyển nhượng phải nộp thuế.
Do đó, các bên có thể thỏa thuận với nhau để quyết định xem bên nào sẽ phải chịu thuế khi tiến hành việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Mời bạn xem thêm
- Quy định về xin trích lục khai tử online
- Quy định trích lục khai sinh có thời hạn bao lâu?
- Nâng bằng lái xe từ B2 lên C có được không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Ai nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 119 Luật đất đai 2013 thì hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa.
Do đó, nếu như cá nhân không trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp thì sẽ không được quyền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với đất nông nghiệp.
Khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất cần phải đóng bao gồm 04 loại phí và lệ phí sau:
Lệ phí trước bạ, phí này do người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nộp khi đăng ký quyền sử dụng đất với cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 4 Nghị định 10/2022/NĐ-CP.
Phí thẩm định hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, mức phí này được thu tùy vào từng địa phương nơi có bất động sản quyết định.
Lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, mức thu này cũng tùy vào từng địa phương nơi có bất động sản, thông thường sẽ không vượt quá 500.000 đồng/ lần cấp mới.
Phí công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Khi thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng thì hợp đồng chuyển nhượng phải được công chứng tại Văn phòng công chứng và việc thu phí công chứng đối với loại hợp đồng này sẽ tuỳ vào giá trị của tài sản chuyển nhượng là bao nhiêu.