Bảo hành vốn được coi như là một biện pháp bảo đảm của bên bán đối với bên mua nhằm tránh tài sản bán ra có khuyết tật, hư hỏng gây thiệt hại cho bên mua. Mặc dù được hưởng các quyền, lợi ích trong việc bảo hành tài sản mua trong thời hạn bảo hành; tuy nhiên, bên mua chưa hiểu hết được Ai phải bồi thường thiệt hại trong thời hạn bảo hành? khi tài sản mua bị lỗi, không hoạt động hay bị hư hỏng. Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giúp bạn đọc giải đáp và làm rõ hơn về vấn đề bồi thường thiệt hại trong thời hạn bảo hành.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Bảo hành là gì?
Bảo hành là sự đảm bảo bằng văn bản, được phát hành bởi bên bán cho bên mua. Nội dung bảo hành là sự cam kết sửa chữa hoặc thay thế sản phẩm khác nếu cần thiết trong khoảng thời gian nhất định.
Như vậy, bảo hành là sự cam kết về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong thời hạn bảo hành của bên bán đối với bên mua.
Thời hạn bảo hành
Bên bán có nghĩa vụ bảo hành đối với vật mua bán trong một thời hạn. Gọi là thời hạn bảo hành.
Thời hạn bảo hành được tính kể từ thời điểm bên mua có nghĩa vụ phải nhận vật. Thời hạn bảo hành có ý nghĩa rất quan trọng; bởi hết thời hạn bảo hành giữa các bên chấm dứt sự đảm bảo về chất lượng vật mua.
Ai có nghĩa vụ bảo hành?
Theo Điều 446 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
Bên bán có nghĩa vụ bảo hành đối với vật mua bán trong một thời hạn, gọi là thời hạn bảo hành, nếu việc bảo hành do các bên thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.
Thời hạn bảo hành được tính kể từ thời điểm bên mua có nghĩa vụ phải nhận vật.
Do đó, việc bảo hành là do thỏa thuận các bên hoặc pháp luật có quy định. Nghĩa vụ bảo hành đối với vật mua bán trong một thời hạn thuộc về bên bán. Trường hợp bên bán không chịu bảo hành hàng đã bán gây khó khăn cho bên mua.
Ai có quyền yêu cầu bảo hành, bồi thường thiệt hại trong thời hạn bảo hành?
Theo Điều 447 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
Trong thời hạn bảo hành, nếu bên mua phát hiện được khuyết tật của vật mua bán thì có quyền yêu cầu bên bán sửa chữa không phải trả tiền, giảm giá, đổi vật có khuyết tật lấy vật khác hoặc trả lại vật và lấy lại tiền.
Do đó, điều kiện bên bán phát sinh nghĩa vụ bảo hành là:
- Phải trong thời hạn bảo hành
- Vật mua khuyết tật
- Bên mua phát hiện, yêu cầu bên bán sữa chữa không phải trả tiền, giảm giá; đổi vật có khuyết tật lấy vật khác hoặc trả lại vật và lấy lại tiền.
Theo khoản 1 Điều 449 Bộ luật Dân sự 2015: Bên mua ngoài yêu cầu thực hiện các biện pháp bảo hành còn có quyền yêu cầu bên bán bồi thường thiệt hại do khuyết tật về kỹ thuật của vật gây ra trong thời hạn bảo hành.
Như vậy bên mua có quyền yêu cầu bên bán bảo hành; bồi thường thiệt hại trong thời hạn bảo hành. Quy định trên nhằm bảo vệ tối đa lợi ích của bên mua. Tuy nhiên, bên mua đặc biệt chú ý tới thời hạn bảo hành để tránh thiệt hại về mình.
Ai phải bồi thường thiệt hại trong thời hạn bảo hành?
Theo khoản 1 Điều 449 Bộ luật Dân sự 2015:
1. Ngoài việc yêu cầu thực hiện các biện pháp bảo hành, bên mua có quyền yêu cầu bên bán bồi thường thiệt hại do khuyết tật về kỹ thuật của vật gây ra trong thời hạn bảo hành.
2. Bên bán không phải bồi thường thiệt hại nếu chứng minh được thiệt hại xảy ra do lỗi của bên mua. Bên bán được giảm mức bồi thường thiệt hại nếu bên mua không áp dụng các biện pháp cần thiết mà khả năng cho phép nhằm ngăn chặn, hạn chế thiệt hại.
Như vậy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong thời hạn bảo hành thuộc về bên bán.
Tuy nhiên, bên bán không phải lúc nào cũng bồi thường thiệt hại. Khi chứng minh thiệt hại xảy ra do lỗi của bên mua bên bán không phải bồi thường.
Bên bán được giảm mức bồi thường thiệt hại nếu bên mua không áp dụng các biện pháp cần thiết mà khả năng cho phép nhằm ngăn chặn, hạn chế thiệt hại. Do đây là quan hệ dân sự nên trên nguyên tắc vẫn là sự thỏa thuận tự nguyện của hai bên.
Bên mua yêu cầu bên bán bảo hành khi hết thời hạn bảo hành được không?
Bên mua có thể yêu cầu bên bán bảo hành. Tuy nhiên do bảo hành chỉ trong một khoảng thời gian nhất định; nên bảo hành trong trường hợp này không được áp dụng theo quy định của pháp luật về bảo hành trong thời hạn bảo hành. Khi đó, hai bên có thể thỏa thuận; hoặc bên bán sửa chữa bên mua trả tiền; hoặc đổi vật có khuyết tật lấy vật khác nhưng phải bù tiền.
Trên đây là phần tư vấn của Luật sư X về Ai phải bồi thường thiệt hại trong thời hạn bảo hành?. Qua đó, giúp bạn đọc hiểu thêm về quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại trong thời hạn bảo hành.
Thông tin liên hệ
Để nhận thêm thông tin và nhận thêm sự tư vấn giúp đỡ của luật sư hãy liên hệ theo hotline 0833 102 102.
Câu hỏi thường gặp
Có bị xử phạt. Ví dụ:
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với thương nhân kinh doanh hàng hóa có một
trong các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều Điều 75 Văn bản hợp nhất 01/VBHN-BCT năm 2019
trong trường hợp hàng hóa bảo hành có giá trị dưới 20.000.000 đồng.
– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 75
Văn bản hợp nhất 01/VBHN-BCT năm 2019 trong trường hợp hàng hóa; linh kiện; phụ kiện liên quan
có giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
– …
– Phải sửa chữa vật, bảo đảm vật có đủ các tiêu chuẩn chất lượng hoặc có đủ các đặc tính đã cam kết.
– Chịu chi phí về sửa chữa, vận chuyển vật đến nơi sửa chữa và từ nơi sửa chữa đến nơi cư trú hoặc trụ sở
của bên mua.
– Bên bán hoàn thành việc sửa chữa trong thời hạn do các bên thoả thuận hoặc trong một thời gian hợp lý.
– Trường hợp bên bán không thể sửa chữa được hoặc bên bán không thể hoàn thành việc sửa chữa trong
thời hạn bảo hành thì bên bán có thể thỏa thuận với bên mua giảm giá, đổi vật có khuyết tật lấy vật khác
hoặc trả lại vật và đưa lại tiền cho bên mua.