Không chịu bảo hành hàng đã bán có vi phạm pháp luật?

bởi Luật Sư X
Không chịu bảo hành hàng đã bán có vi phạm pháp luật?

Để có thể nâng cao được khả năng phòng tránh và tự bảo vệ mình cho người tiêu dùng trong các tranh chấp liên quan đến nghĩa vụ bảo hành của các tổ chức, cá nhân kinh doanh; các văn bản pháp luật hiện nay cũng đã đặt ra các quy định chi tiết hơn về nghĩa vụ bảo hành cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh; song đó là các quy định về chế tài xử lý đối với từng trường hợp vi phạm. Thông qua bài viết “Không chịu bảo hành hàng đã bán có vi phạm pháp luật? dưới đây của Luật sư X sẽ giúp các bạn làm rõ các quy định pháp lý về vấn đề nêu trên.

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Bạo hành là gì?

Bảo hành là việc cơ sở sản xuất, người bán hàng hoá hoặc người cung cấp dịch vụ cam kết về việc sửa chữa; hoặc thay thế miễn phí trong trường hợp hàng hoá hoặc dịch vụ bị hỏng hóc; hoặc do lỗi kỹ thuật của nhà sản xuất theo quy định cụ thể; về điều kiện bảo hành trong một khoảng thời gian nhất định.

Ví dụ: Khi bạn mua tủ lạnh tại một cửa hàng điện tử với thời hạn bảo hành là 2 năm; thì tức là trong 2 năm kể từ ngày bạn mua hàng; nếu chiếc tủ lạnh bạn đã mua đó có hư hỏng hoặc do lỗi kỹ thuật của nhà sản xuất thì bạn sẽ được sửa chữa, thay thế; hoặc có thể được hoàn tiền lại; tùy theo chính sách bảo hành của nhà sản xuất được ghi trong giấy bảo hành

Nghĩa vụ bảo hành theo quy định của pháp luật

Theo quy định tại Điều 446 Bộ luật dân sự 2015 quy định các nội dung về nghĩa vụ bảo hành hàng hóa tổ chức; cá nhân kinh doanh hàng hóa như sau:

Điều 446. Nghĩa vụ bảo hành

Bên bán có nghĩa vụ bảo hành đối với vật mua bán trong một thời hạn; gọi là thời hạn bảo hành; nếu việc bảo hành do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Tại Điều 21 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng có đề cập cụ thể về trách nhiệm bảo hành của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa.

Như vậy; hiện nay rất nhiều văn bản pháp luật đã đề cập đến vấn đề nghĩa vụ bảo hành hàng hóa của các tổ chức; cá nhân kinh doanh hàng hóa đối với người mua, người tiêu dùng. Do đó, đây được xem là một nghĩa vụ bắt buộc đặt ra cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa; buộc họ có trách nhiệm cung cấp hướng dẫn sử dụng, điều kiện bảo hàng,địa điểm, thủ tục bảo hành; đảm bảo thực hiện đúng theo thỏa thuận bảo hành trong thời hạn bảo hành trong trường hợp hàng hóa; dịch vụ có bảo hành.

Quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo hành

Để đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho người mua; người tiêu dùng; pháp luật dân sự cũng đã đặt ra các quy định để họ có thể yêu cầu các tổ chức; cá nhân kinh doanh thực hiện nghĩa vụ bảo hành, cụ thể tại Điều 447, Điều 448, Điều 449 Bộ luật dân sự 2015:

Điều 447. Quyền yêu cầu bảo hành

Trong thời hạn bảo hành; nếu bên mua phát hiện được khuyết tật của vật mua bán; thì có quyền yêu cầu bên bán sửa chữa không phải trả tiền; giảm giá, đổi vật có khuyết tật lấy vật khác hoặc trả lại vật và lấy lại tiền.

Điều 448. Sửa chữa vật trong thời hạn bảo hành

1. Bên bán phải sửa chữa vật và bảo đảm vật có đủ các tiêu chuẩn chất lượng; hoặc có đủ các đặc tính đã cam kết.

2. Bên bán chịu chi phí về sửa chữa và vận chuyển vật đến nơi sửa chữa; và từ nơi sửa chữa đến nơi cư trú hoặc trụ sở của bên mua.

3. Bên mua có quyền yêu cầu bên bán hoàn thành việc sửa chữa trong thời hạn do các bên thỏa thuận hoặc trong một thời gian hợp lý; nếu bên bán không thể sửa chữa được; hoặc không thể hoàn thành việc sửa chữa trong thời hạn đó; thì bên mua có quyền yêu cầu giảm giá, đổi vật có khuyết tật lấy vật khác; hoặc trả lại vật và lấy lại tiền.

Bồi thường thiệt hại trong thời hạn bảo hành

  • Ngoài việc yêu cầu thực hiện các biện pháp bảo hành; bên mua có quyền yêu cầu bên bán bồi thường thiệt hại do khuyết tật về kỹ thuật của vật gây ra trong thời hạn bảo hành.
  • Bên bán không phải bồi thường thiệt hại; nếu chứng minh được thiệt hại xảy ra do lỗi của bên mua. Bên bán được giảm mức bồi thường thiệt hại; nếu bên mua không áp dụng các biện pháp cần thiết; mà khả năng cho phép nhằm ngăn chặn, hạn chế thiệt hại.

Mặt khác, trường hợp bên bán cố tình không thực hiện nghĩa vụ của mình; người mua, người tiêu dùng có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng can thiệp; để bảo vệ quyền lợi cho bạn, cụ thể tại Điều 25,Luật bảo vệ người tiêu dùng có quy định :

Theo đó, trong thời hạn bảo hành nếu bên mua phát hiện có khuyết tật của hàng hóa; thì có quyền yêu cầu bên bán sửa chữa; mọi phí tổn về việc sửa chữa do bên bán chịu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Không chịu bảo hành hàng đã bán có vi phạm pháp luật?

Điều 75 Văn bản hợp nhất 01/VBHN-BCT năm 2019 có quy định về việc xử lý vi phạm về trách nhiệm bảo hành hàng hóa như sau:

Điều 75.Hành vi vi phạm về trách nhiệm bảo hành hàng hóa

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với thương nhân kinh doanh hàng hóa có một trong các hành vi vi phạm sau đây trong trường hợp hàng hóa bảo hành có giá trị dưới 20.000.000 đồng:

4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này; trong trường hợp hàng hóa; linh kiện; phụ kiện liên quan có giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa, linh kiện, phụ kiện liên quan có giá trị từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.

6. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa; linh kiện, phụ kiện liên quan có giá trị từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng.

7. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa; linh kiện, phụ kiện liên quan có giá trị từ 2.000.000.000 đồng trở lên.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Liên hệ Luật sư

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư X về Không chịu bảo hành hàng đã bán có vi phạm pháp luật?. Hi vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn đọc.

Khi có nhu cầu sử dụng các dịch vụ liên quan đến pháp lý. Hãy gọi cho chúng tôi ngay qua hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Vi phạm về cung cấp thông tin hàng hóa bị phạt thế nào?

Đối với trường hợp các cá nhân, tổ chức kinh doanh không cung cấp hướng dẫn sử dụng hoặc không cung cấp thông tin về điều kiện, thời hạn, địa điểm, thủ tục bảo hành trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ có bảo hành thì sẽ bị xử lý theo điểm c Khoản 1 Điều 66 Văn bản hợp nhất 01/VBHN-BCT năm 2019, cụ thể có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Từ chối bảo hành do đã ủy quyền thì có bị phạt không?

Khi các cá nhân, tổ chức không thực hiện các nghĩa vụ bảo hành hàng hóa nêu trên và từ chối trách nhiệm về việc bảo hành cho người tiêu dùng trong trường hợp đã ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện việc bảo hành thì tùy theo từng trường hợp và mức độ vi phạm sẽ bị phạt từ từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hàng hóa bảo hành có giá trị dưới 20.000.000 đồng, và mức phạt từ 10.00.000 đồng đến 100.000.000 đồng dành cho các hàng hóa có giá trị từ 20.000.000 đồng đến trên 2.000.000.000 đồng.

Bên mua có được giảm giá khi bên bán không sửa chữa dduwwojc hàng hóa bị hỏng?

Nếu bên bán không sửa chữa được hoặc không sửa chữa xong trong thời hạn hai bên thỏa thuận thì bên mua có quyền yêu cầu giảm giá, đổi vật có khuyết tật lấy vật khác hoặc trả lại vật và lấy lại tiền. Nếu trường hợp bên bán cố tình không thực hiện nghĩa vụ của mình, người mua, người tiêu dùng có quyền yêu cầu sự can thiệp của cơ quan quản lý nhà nước bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

5/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm