Tử vong do tiêm Vắc-xin covid 19 ai bồi thường

bởi DuongAnhTho
Ai sẽ chịu trách nhiệm nếu tử vong do tiêm Vắc-xin covid 19

Covid-19 hiện nay vẫn là mối đe dọa đối với người chưa được tiêm chủng. Hoạt động tiêm chủng vắc – xin covid miễn phí do Nhà nước tổ chức hiện nay là rất cần thiết. Mặc dù là cần thiết nhưng cũng phải đảm bảo an toàn cho việc tiêm chủng. Vì là tiêm chủng miễn phí vậy xảy ra sự cố bất lợi sau tiêm thì ai chịu trách nhiệm. Tử vong do tiêm Vắc-xin covid 19 ai bồi thường. Đây là vấn đề được nhiều người quan tâm hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu vấn đề này qua bài viết sau:

Căn cứ pháp lý

Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm 2007

Nghị định 104/2016/NĐ-CP

Trường hợp tử vong nào do tiêm Vắc-xin covid 19 được bồi thường

Căn cứ khoản 2 Điều 15 Nghị định 104/2016/NĐ-CP quy định về các trường hợp được bồi thường như sau:

Điều 15. Các trường hợp được bồi thường

2. Trường hợp được Nhà nước bồi thường bao gồm:

a) Người được tiêm chủng bị tai biến nặng để lại di chứng dẫn đến bị khuyết tật;

b) Người được tiêm chủng bị tử vong.”

Như vậy, theo khoản 2 Điều 15 Nghị định 104/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng thì khi sử dụng vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng chống dịch có hai trường hợp được bồi thường bao gồm: xảy ra tai biến nặng ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe hoặc gây thiệt hại đến tính mạng của người được tiêm chủng thì sẽ được bồi thường.

Ai sẽ chịu trách nhiệm bồi thường nếu tử vong do tiêm Vắc-xin covid 19? Mời quý bạn đọc hãy xem tiếp bài viết dưới đây.

Mức bồi thường nếu tử vong do tiêm Vắc-xin là bao nhiêu

Khoản 1, 2 Điều 16 Nghị định 104/2016/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 16. Các thiệt hại, phạm vi và mức bồi thường

1. Thiệt hại do để lại di chứng dẫn đến bị khuyết tật được bồi thường 30 tháng lương cơ sở và các chi phí quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều này.

2. Thiệt hại đến tính mạng được hỗ trợ như sau:

a) Các chi phí quy định tại khoản 3 Điều này trước khi tử vong;

b) Chi phí mai táng phí bằng 10 tháng lương cơ sở do Nhà nước quy định;

c) Chi bù đắp tổn thất về tinh thần là 100.000.000 đồng cho thân nhân của người bị thiệt hại;

d) Các chi phí do thu nhập bị mất hoặc giảm sút theo quy định tại khoản 4 Điều này.”

Như vậy, người bị thiệt hại do để lại di chứng dẫn đến bị khuyết tật được bồi thường 30 tháng lương cơ sở và được bồi thường chi phí khám chữa bệnh, thiệt hại do thu nhập bị mất hoặc bị giảm sút. Còn người bị tử vong do tiêm chủng covid sẽ được hỗ trợ chi phí khám, chữa bệnh; chi phí mai táng bằng 10 tháng lương cơ sở; được bù đắp tổn thất về tinh thần là 100 triệu đồng; được bồi thường về các khoản thu nhập bị mất hoặc bị giảm sút. Khoản tiền này sẽ do thân nhân của người bị tử vong do tiêm chủng covid nhận.

Ai sẽ chịu trách nhiệm nếu tử vong do tiêm Vắc-xin covid 19 ? Mời mọi người đón xem ở phần tiếp theo.

Ai sẽ chịu trách nhiệm nếu tử vong do tiêm Vắc-xin covid 19

Khoản 1 Điều 15 Nghị định 104/2016/NĐ-CP quy định ai sẽ chịu trách nhiệm nếu tử vong do tiêm Vắc-xin covid 19 ?

Điều 15. Các trường hợp được bồi thường

1. Khi sử dụng vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng chống dịch nếu xảy ra tai biến nặng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe hoặc gây thiệt hại đến tính mạng của người được tiêm chủng, Nhà nước có trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại.”

Khoản 6 Điều 30 Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm 2007 cũng có quy định:

Điều 30Trách nhiệm trong việc tổ chức sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế

6. Khi thực hiện tiêm chủng mở rộng, nếu xảy ra tai biến ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe hoặc gây thiệt hại đến tính mạng của người được tiêm chủng, Nhà nước có trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại. Trường hợp xác định được lỗi thuộc về tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, bảo quản vắc xin, sinh phẩm y tế hoặc người làm công tác tiêm chủng thì tổ chức, cá nhân này phải bồi hoàn cho Nhà nước theo quy định của pháp luật.”

Như vậy khi thực hiện tiêm chủng mở rộng, nếu xảy ra tai biến ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe hoặc gây thiệt hại đến tính mạng của người được tiêm chủng, Nhà nước có trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại.

Trường hợp xác định được lỗi thuộc về tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, bảo quản vắc-xin, sinh phẩm y tế hoặc người làm công tác tiêm chủng thì tổ chức, cá nhân này phải bồi hoàn cho Nhà nước theo quy định của pháp luật. 

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của LSX về vấn đề “Ai sẽ chịu trách nhiệm nếu tử vong do tiêm Vắc-xin covid 19?”. Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ qua hotline:0833 102 102. . Hoặc qua các kênh sau:

FB: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Từ chối tiêm vắc-xin covid có bị phạt hay không?

Đối với vắc-xin Covid-19, chỉ khi nào cơ quan có thẩm quyền ra các quy định yêu cầu bắt buộc người đủ điều kiện tiêm chủng (sức khỏe, tuổi…) mà người đó từ chối, không chịu tiêm chủng thì mới bị xử phạt theo quy định.

Trường hợp nào thì không nên tiêm vắc-xin coivd

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, đối tượng cần trì hoãn tiêm chủng gồm:
– Người đang mắc bệnh cấp tính.
– Những người bị suy giảm khả năng đáp ứng miễn dịch, ung thư giai đoạn cuối, xơ gan mất bù.
– Người trong vòng 14 ngày trước có điều trị corticoid liều cao hoặc điều trị hóa trị, xạ trị.
– Người trong vòng 90 ngày trước có điều trị immunoglobulin hoặc huyết tương của người bệnh COVID-19.
– Tiêm vaccine khác trong vòng 14 ngày trước.
– Người đã mắc COVID-19 trong vòng 6 tháng.
– Người trên 65 tuổi.
– Người bị giảm tiểu cầu hoặc rối loạn đông máu.

Phản ứng phụ sau tiêm vắc-xin covid

Giống như bất kỳ loại vắc xin nào, vắc xin COVID-19 có thể gây ra các phản ứng phụ, hầu hết đều ở mức độ nhẹ hoặc trung bình và tự biến mất trong vài ngày. Theo kết quả của các thử nghiệm lâm sàng, các tác dụng phụ nghiêm trọng hơn hoặc kéo dài có thể xảy ra. Việc tiêm vắc xin phải được giám sát liên tục để phát hiện các tác dụng phụ.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm