Khi cuộc sống hôn nhân xảy ra nhiều mâu thuẫn và tranh chấp không thể cứu vãn, vợ chồng có thể tiến hành thủ tục ly hôn để chấm dứt cuộc hôn nhân này. Khi tiến hành thủ tục ly hôn thì vợ chồng cần phải chuẩn bị các hồ sơ cần thiết và nộp tiền án phí giải quyết ly hôn. Nhiều độc giả thắc mắc Án phí ly hôn đơn phương thuận tình là bao nhiêu? Ai phải nộp tiền án phí ly hôn đơn phương thuận tình? Đối tượng nào được miễn, giảm án phí ly hôn đơn phương thuận tình? Sau đây, Luật sư X sẽ làm rõ vấn đền này thông qua bài viết sau đây cùng những quy định liên quan. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Khái niệm án phí ly hôn
– Án phí ly hôn là khoản tiền mà các đương sự phải nộp cho cơ quan Thi hành án khi Tòa án giải quyết vụ án ly hôn.
– Lệ phí ly hôn là khoản tiền mà hai bên vợ chồng phải nộp khi thực hiện thủ tục yêu cầu Tòa án công nhận thuận tình ly hôn.
– Tạm ứng án phí, lệ phí ly hôn là khoản tiền mà người có đơn xin ly hôn phải nộp trước khi Tòa án thụ lý, giải quyết thủ tục ly hôn.
Từ trước đến nay nhiều người vẫn thường nhầm lẫn và không phân biệt được án phí và lệ phí ly hôn nhưng qua khái niệm nêu trên có thể thấy khái niệm án phí được dùng trong trường hợp hợp ly hôn đơn phương có tranh chấp theo như quy định tại Điều 28 Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Trong khi đó Lệ phí ly hôn được sử dụng trong trường hợp hai vợ chồng ly hôn đồng thuận như quy định tại Điều 29 của Bộ luật này.
Án phí ly hôn đơn phương thuận tình là bao nhiêu?
Án phí ly hôn thuận tình
Trường hợp hai bên có sự thuận tình ly hôn không có giá ngạch thì án phí ly hôn sơ thẩm là 300.000 đồng.
Án phí ly hôn đơn phương
Còn đối với trường hợp đơn phương ly hôn phân chia tài sản, tức ly hôn có giá ngạch thì án phí ly hôn được tính cụ thể theo từng mức tranh chấp khác nhau:
Giá trị tài sản có tranh chấp | Mức án phí |
a) Từ 4.000.000 đồng trở xuống | 200.000 đồng |
b) Từ trên 4.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng | 5% giá trị tài sản có tranh chấp |
c) Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng | 20.000.000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng |
d) Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng | 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 800.000.000 đồng |
đ) Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng | 72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 2.000.000.000 đồng |
e) Từ trên 4.000.000.000 đồng | 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 4.000.000.000 đồng. |
Việc đóng các chi phí trên sẽ được tòa án hướng dẫn và có thông báo cụ thể, các đương sự nhận được thông báo đóng án phí phải tới Chi cục thi hành án dân sự để đóng án phí.
Ai phải nộp tiền án phí ly hôn đơn phương thuận tình?
Ngoài cách tính và mức án phí ly hôn thì một câu hỏi được nhiều người đặt ra là bên nào sẽ phải chịu trách nhiệm nộp tiền án phí khi thực hiện thủ tục ly hôn?. Trong nội dung bài viết này chúng tôi sẽ đưa ra các thông tin cụ thể để mọi người có thể nắm được.
– Đối với tiền tạm ứng án phí ly hôn: Người nộp hồ sơ yêu cầu tòa án giải quyết vụ án ly hôn, người có yêu cầu phản tố và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập, người kháng cáo bản án sơ thẩm có nghĩa vụ nộp toàn bộ số tiền tạm ứng án phí đúng thời hạn có trong thông báo của Tòa án. Nếu bạn không nộp tiền tạm ứng án phí thì yêu cầu đề nghị Tòa án giải quyết vụ việc ly hôn của mình sẽ không được chấp nhận thụ lý trừ trường hợp bạn thuộc diện được miễn tiền án phí.
– Đối với tiền án phí ly hôn đơn phương: Bạn thường thắc mắc nếu mình chủ động ly hôn đơn phương và có tranh chấp về tài sản thì án phí ly hôn đơn phương sẽ mất bao nhiêu tiền? Có phải số tiền án phí ly hôn đơn phương phải nộp sẽ như cách tính nêu trên. Liên quan đến vấn đề này Điều 26 Nghị Quyết 326/2016/NQ-UBTVQH cũng đã có quy định như sau:
“Điều 26. Nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm
1. Đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải chịu án phí sơ thẩm.
2. Bị đơn phải chịu toàn bộ án phí dân sự sơ thẩm trong trường hợp toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn được Tòa án chấp nhận.
3. Nguyên đơn phải chịu toàn bộ án phí dân sự sơ thẩm trong trường hợp toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn không được Tòa án chấp nhận.
4. Nguyên đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm tương ứng với phần yêu cầu không được Tòa án chấp nhận. Bị đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm tương ứng với phần yêu cầu của nguyên đơn đối với bị đơn được Tòa án chấp nhận.
5. Bị đơn có yêu cầu phản tố phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với phần yêu cầu phản tố không được Tòa án chấp nhận. Nguyên đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo phần yêu cầu phản tố của bị đơn được Tòa án chấp nhận.
6. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo phần yêu cầu độc lập không được Tòa án chấp nhận. Người có nghĩa vụ đối với yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo phần yêu cầu độc lập được Tòa án chấp nhận.”
Như vậy, với quy định nêu trên khi thực hiện thủ tục ly hôn có tranh chấp về tài sản thì số tiền án phí ly hôn mà bạn phải nộp là bao nhiêu phụ thuộc vào yêu cầu về tài sản của bạn là ít hay nhiều và có căn cứ hay không có căn cứ. Do đó trước khi thực hiện thủ tục ly hôn bạn cần cân nhắc kỹ có nên yêu cầu chia tài sản hay không? Nếu có thì phải xác định rõ tài sản nào là tài sản chung của vợ chồng để tránh trường hợp không được chia tài sản lại phải mất thêm án phí, chi phí cho việc giải quyết ly hôn.
Ngoài ra trong quá trình giải quyết vụ án ly hôn nếu hai vợ chồng có thể thỏa thuận với nhau về việc phân chia tài sản trước khi mở phiên tòa thì sẽ được giảm 50% tiền án phí.
Đối tượng nào được miễn, giảm án phí ly hôn đơn phương thuận tình?
Nghị quyết 326/2016/NQ-UBTVQH quy định như sau:
1. Những trường hợp nào được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí ly hôn
- Người lao động khởi kiện đòi tiền lương, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, tiền bồi thường về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; giải quyết những vấn đề bồi thường thiệt hại hoặc vì bị sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật;
- Người yêu cầu cấp dưỡng, xin xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự;
- Người khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng hoặc thi hành biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
- Người yêu cầu bồi thường về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín;
- Trẻ em; cá nhân thuộc hộ nghèo, cận nghèo; người cao tuổi; người khuyết tật; người có công với cách mạng; đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; thân nhân liệt sĩ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ.
2. Trường hợp nào được giảm tiền án phí ly hôn
Trong trường hợp đương sự của vụ án ly hôn gặp phải sự kiện bất khả kháng dẫn đến việc không đủ tài sản để nộp án phí, lệ phí ly hôn thì có thể xin xác nhận của UBND xã để xin giảm tiền án phí ly hôn. Mức án phí được giảm là 50% số tiền án phí, tạm ứng án phí ly hôn đơn phương phải nộp.
Thủ tục xin miễn, giảm án phí ly hôn đơn phương thuận tình như thế nào?
Nếu thuộc một trong các trường hợp được miễn giảm tiền tạm ứng án phí, án phí thì có thể nộp hồ sơ cho Tòa án hoặc cơ quan Thi hành án để được miễn giảm án phí ly hôn. Hồ sơ xin miễn giảm án phí gồm có Đơn đề nghị về việc miễn giám án phí, Giấy tờ nhân thân, Tài liệu chứng cứ chứng minh bạn thuộc diện được miễn giảm án phí.
Thẩm quyền giải quyết đơn đề nghị miễn giảm án phí là của Thẩm phán được Chánh án phân công xem xét hồ sơ trước khi thụ lý hoặc thẩm phán được phân công giải quyết vụ án.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị Tòa án sẽ có thông báo gửi cho đương sự có yêu cầu miễn giảm án phí ly hôn về việc chấp nhận hay không.
Mời bạn xem thêm
- Hoãn thi hành án tử hình được thực hiện thế nào?
- Quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành án tại Việt Nam
- Thi hành án phạt quản chế diễn ra theo trình tự nào chế theo pháp luật
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết Luật sư X tư vấn về “Án phí ly hôn đơn phương thuận tình”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Đội ngũ luật sư của Công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến dịch vụ làm thủ tục kết hôn với người nước ngoài của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833.102.102 để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư X tư vấn trực tiếp.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Cần xác định vụ án có tranh chấp về việc chia tài sản hay không. Nếu không tranh chấp về tài sản thì nguyên đơn có nghĩa vụ nộp án phí; trường hợp có tranh chấp về tài sản thì ngoài án phí dân sự sơ thẩm 300.000 đồng còn chịu án phí đối với phần tài sản có tranh chấp tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được chia.
Ở Việt Nam hiện nay, theo quy định của Pháp lệnh án phí thì cơ quan thi hành án là cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện thủ tục thu tiền tạm ứng án phí, án phí ly hôn. Do vậy nếu bạn thực hiện thủ tục ly hôn ở tòa án cấp huyện thì phải sang Chi cục thi hành án huyện để nộp án phí, nếu thực hiện thủ tục ly hôn ở tòa cấp tỉnh thì nộp án phí ở Cục thi hành án tỉnh.
Thời hạn nộp tiền tạm ứng án phí ly hôn sơ thẩm được quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH là 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí ly hôn sơ thẩm, nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí, trừ trường hợp có lý do chính đáng;