Xin chào Luật sư. Tôi đang kháng cáo để yêu cầu Tòa án xử lý theo thủ tục phúc thẩm. Nhưng tôi lại không rõ về các thời hạn và thời điểm có hiệu lực của các bản án. Cho tôi hỏi; bản án phúc thẩm có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày tuyên án phải không? Mong được Luật sư giải đáp. Tôi xin cảm ơn.
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để giải đáp thắc mắc của mình; mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X nhé.
Phúc thẩm là một hoạt động tố tụng, trong đó Toà án cấp trên tiến hành kiểm tra tính hợp pháp và tính có căn cứ của bản án, quyết định do Toà án cấp sơ thẩm xử mà bị kháng cáo, kháng nghị, kiểm tra tính hợp pháp là kiểm tra việc áp dụng pháp luật của toà sợ thẩm khi ra bản án, quyết định đó, bao gồm cả pháp luật nội dung và pháp luật tố tụng; kiểm tra tính có căn cứ của bản án, quyết định là kiểm tra những chứng cứ đã thu thập được có phù hợp với thực tế không, kết luận của bản án/quyết định có phù hợp với hồ sơ vụ án hay không.
Căn cứ pháp lý
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
Bản án phúc thẩm là gì?
Bản án phúc thẩm được hiểu là một văn bản ghi nhận phán quyết của tòa án sau khi xét xử vụ án phúc thẩm. Bản án phúc thẩm đánh dấu sự kết thúc của toàn bộ quá trình điều tra, truy tố, xét xử và nội dung của bản án phản ánh kết quả của phiên tòa và ý kiến phân tích, đánh giá của hội đồng xét xử. Bản án phúc thẩm có hiệu lực có giá trị thi hành, quyết định được tuyên trong bản án có tính chất mệnh lệnh của nhà nước mà các cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan buộc phải tuân theo.
Bản án phúc thẩm có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày tuyên án phải không?
Khi nào bản án phúc thẩm có hiệu lực?
Căn cứ khoản 6, Điều 313, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015:
Điều 313. Bản án phúc thẩm
Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.
Như vậy căn cứ vào điều khoản trên có thể thấy rằng bản án phúc thẩm phát sinh hiệu lực pháp luật khi tòa án tiến hành tuyên án.
Thời hạn 15 ngày thường có ý nghĩa gì với phúc thẩm?
Theo quy định bản án sơ thẩm là bản án chưa có hiệu lực của pháp luật và sau 15 ngày kể từ ngày Tòa án tuyên án, đương sự hoặc người đại diện của đương sự có quyền làm đơn kháng cáo bản án, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ việc giải quyết vụ án của Toà án cấp sơ thẩm để yêu cầu Toà án cấp trên trực tiếp giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm.
Ngoài việc kháng cáo của các đương sự thì Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp và cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị bản án sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm.
Trình tự, thủ tục phúc thẩm vụ án dân sự
Thủ tục giải quyết vụ án tại tòa án phúc thẩm được thực hiện qua các bước sau:
Bước 1: Thụ lý vụ án
Căn cứ Điều 285 Bộ luật tố tụng dân sự 2015
Ngay sau khi nhận được hồ sơ vụ án, kháng cáo, kháng nghị và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Tòa án cấp phúc thẩm phải vào sổ thụ lý.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Tòa án phải thông báo bằng văn bản cho các đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện và Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án và thông báo trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
Bước 2: Chuẩn bị xét xử phúc thẩm
Căn cứ Điều 285 – Điều 292 Bộ luật tố tụng dân sự 2015
– Trong thời hạn 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án, tùy từng trường hợp, Tòa án cấp phúc thẩm ra một trong các quyết định sau đây:
Tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án;
Đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án;
Đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm.
Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án cấp phúc thẩm có thể quyết định kéo dài thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng không được quá 01 tháng.
– Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa phúc thẩm; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng.
Bước 3: Mở phiên tòa xét xử phúc thẩm
– Phạm vi xét xử phúc thẩm quy định Điều 293 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 Tòa án cấp phúc thẩm chỉ xem xét lại phần của bản án sơ thẩm, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị.
– Những người tham gia phiên tòa phúc thẩm theo Điều 294 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 gồm:
Người kháng cáo, đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc giải quyết kháng cáo, kháng nghị và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải được triệu tập tham gia phiên tòa. Tòa án có thể triệu tập những người tham gia tố tụng khác tham gia phiên tòa nếu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết kháng cáo, kháng nghị.
Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp tham gia phiên tòa phúc thẩm.
– Hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án dân sự gồm ba thẩm phán (Điều 64). Việc xét xử sơ thẩm, phúc thẩm vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn do một Thẩm phán tiến hành (Điều 65).
– Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án (Khoản 6 Điều 313).
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Bản án phúc thẩm có hiệu lực sau 15 ngày phải không?” . Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo công văn xin tạm ngừng kinh doanh; Công văn xác nhận không nợ thuế để đấu thầu; tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; Tra cứu quy hoạch xây dựng; dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu . Hoặc muốn sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Có thể bạn quan tâm
- Thẩm quyền và trình tự giải quyết tranh chấp lao động cá nhân theo quy định pháp luật 2022
- Cách tính thời gian tham gia bhyt liên tục như thế nào?
- Vợ đi ngoại tình với người khác xử lý như thế nào?
- Thứ tự xe đi qua vòng xuyến được quy định như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 271 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015:
Những người sau đây là người có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm:
– Đương sự
– Người đại diện hợp pháp của đương sự
– Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện.
Theo Điều 308 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015:
Hội đồng xét xử phúc thẩm có quyền sau đây:
(1) Giữ nguyên bản án sơ thẩm;
(2) Sửa bản án sơ thẩm;
(3) Hủy bản án sơ thẩm, hủy một phần bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án theo thủ tục sơ thẩm;
(4) Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án;
(5) Đình chỉ xét xử phúc thẩm;
(6) Tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án theo quy định.
(1) Trong thời hạn 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án.
(2) Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa phúc thẩm; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng.
(3) Trường hợp có quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm được tính lại kể từ ngày quyết định tiếp tục giải quyết vụ án của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
(4) Thời hạn quy định tại Điều này không áp dụng đối với vụ án xét xử phúc thẩm theo thủ tục rút gọn, vụ án có yếu tố nước ngoài.