Khi tham gia vào quân đội, người lính có nghĩa vụ chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính. Là vì phụng sự Tổ quốc, là lực lượng nòng cốt của Đảng và Nhà nước nên cần phải làm gương, chấp hành nghiêm theo đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Bao gồm việc thực hiện bản cam kết về đảm bảo xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh, về an toàn giao thông, trật tự xã hội. Bài viết dưới đây của Luật sư X hướng dẫn quý đọc giả thực hiện mẫu đơn cam kết an toàn giao thông trong quân đội năm 2023 với bản tải xuống miễn phí. Mời quý đọc giả đón theo dõi!
Căn cứ pháp lý
- Thông tư 16/2020/TT-BQP
- Quy định số 102-QĐ/TW
Bản cam kết là gì?
Bản cam kết là một trong những văn bản, tài liệu hiện nay được sử dụng rộng rãi , thường xuyên trong đời sống. Để thích ứng với từng lĩnh vực khác nhau sẽ có đa dạng các loại bản cam kết khác nhau điển hình như: bản cam kết làm việc, bản cam kết về đất đai, bản cam kết giữa các bên về thực hiện nghĩa vụ thanh toán…
Bản cam kết là loại văn bản có giá trị pháp lý giữa hai bên ký cam kết, một trong 02 bên, bên nào không làm đúng nội dung trong cam kết thì sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Bản cam kết ra đời để đảm bảo chữ tín giữa hai bên là minh chứng, cơ sở pháp lý cho sự thỏa thuận giữa các bên nhằm tránh những vấn đề không đáng có về sau khi mà một bên phá vỡ cam kết đã đặt ra.
Thường thì để đảm bảo cho việc thực hiện bản cam kết có giá trị hiệu lực pháp lý khi có chữ ký của hai bên cam kết và đã được công chứng hay chứng thực trước cơ quan có thẩm quyền.
Bản cam kết trong quân đội cần tuân thủ những quy định gì?
Bản cam kết trong quân đội có yêu cầu cần tuân thủ những quy định sau đây:
- Thực hiện tính thứ bậc, kỷ cương và trật tự hành chính, đúng thẩm quyền khi thực hiện nhiệm vụ hoặc công vụ.
- Tuân thủ các quy định của quân đội về kỷ luật, đạo đức, phẩm chất, thái độ và hành vi.
- Tôn trọng và giữ gìn danh dự, uy tín, truyền thống và nền văn hóa của quân đội.
- Nỗ lực và phấn đấu để rèn luyện bản thân, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng và phẩm chất đạo đức.
- Chấp hành chính sách, pháp luật và các quy định của đơn vị, trung ương và nhà nước liên quan đến quân đội.
Bản cam kết trong quân đội là một văn bản như thế nào?
- Bản cam kết trong quân đội là một văn bản được lập và sử dụng để ghi lại những thỏa thuận của các bên trong việc thực hiện các hạng mục công việc. Để viết một bản cam kết trong quân đội đúng nhất, bạn có thể làm theo các bước sau:
- Xác định mục đích và nội dung của cam kết: Trước khi viết cam kết, bạn cần phải rõ ràng về mục đích và nội dung của cam kết. Bạn cần liệt kê các yêu cầu, nhiệm vụ, và trách nhiệm cụ thể của các bên trong cam kết.
- Chọn mẫu cam kết: Quân đội thường có các mẫu cam kết sẵn có để sử dụng. Bạn có thể chọn mẫu phù hợp với nội dung cam kết của mình.
- Ghi danh sách các bên tham gia cam kết: Bạn cần ghi danh sách các bên tham gia cam kết, bao gồm tên đơn vị, chức danh, và tên của người ký cam kết.
- Liệt kê các điều khoản của cam kết: Bạn cần liệt kê các điều khoản của cam kết, bao gồm các yêu cầu, nhiệm vụ, và trách nhiệm của các bên tham gia cam kết. Ngoài ra, cần ghi rõ thời gian và điều kiện để thực hiện cam kết.
- Đánh dấu và ký tên: Bạn cần đánh dấu và ký tên của từng bên được tham gia cam kết theo thứ tự. Bên cung cấp mẫu cam kết cần phải ký kết bên dưới tên mẫu cam kết.
- Lưu trữ và phân phối cam kết: Bạn cần lưu trữ và phân phối cam kết đến tất cả các bên tham gia cam kết. Cam kết cần được lưu trữ trong một nơi an toàn và dễ dàng truy cập đến nếu cần thiết.
Tải mẫu bản cam kết an toàn giao thông trong quân đội năm 2023
Tải mẫu bản cam kết an toàn giao thông trong quân đội năm 2023
Dưới đây là bản cảm kết chung về nội dung kỷ luật, kỷ cương hành chính, xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh bao gồm nội dung liên quan đến chấp hành an toàn giao thông trong quân đội. Mời quý đọc giả tham khảo!
Đối tượng kỷ luật trong quân đội
Bộ Quốc phòng công bố Thông tư 16/2020/TT-BQP quy định việc áp dụng hình thức, trình tự, thủ tục, thời hạn, thời hạn và hình thức xử lý kỷ luật trong Bộ Quốc phòng.
Thông tư này áp dụng đối với các đối tường là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công chức quốc phòng, công nhân viên quốc phòng, viên chức và các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Các đơn vị vi phạm pháp luật Nhà nước, điều lệnh, điều lệ quân đội sau đây cũng bị thông tư này xem xét, xử lý kỷ luật:
- Người lao động hợp đồng đang phục vụ trong các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng;
- Quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu;
- Dân quân, tự vệ phối thuộc với Quân đội trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu và trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc làm nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
- Công dân được trưng tập vào phục vụ trong Quân đội.
Nguyên tắc xử lý kỷ luật như sau: Mọi hành vi vi phạm kỷ luật phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm minh; hậu quả của việc vi phạm kỷ luật phải được khắc phục theo quy định của pháp luật, đồng thời việc xử lý vi phạm kỷ luật phải diễn ra nhanh chóng, chính xác, minh bạch, khách quan, đúng thẩm quyền và được bảo vệ. theo đúng quy định của pháp luật.
Đảng viên vi phạm giao thông bị kỷ luật thế nào?
Theo Điều 35 Điều lệ Đảng, tổ chức Đảng và Đảng viên vi phạm kỷ luật sẽ bị xử lý công minh, chính xác, kịp thời với các hình thức sau đây:
– Đối với tổ chức Đảng: Khiển trách, cảnh cáo, giải tán;
– Đối với Đảng viên chính thức: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ;
– Đối với Đảng viên dự bị: Khiển trách, cảnh cáo.
Đặc biệt, Đảng viên vi phạm phải kiểm điểm trước chi bộ, tự nhận hình thức kỷ luật. Nếu từ chối kiểm điểm hoặc bị tạm giam, tổ chức Đảng vẫn tiến hành xem xét kỷ luật.
Tuy nhiên, theo Quy định số 102-QĐ/TW, không có quy định về việc xử lý kỷ luật Đảng viên vi phạm giao thông. Tuy nhiên, khoản 1 Điều 1 Quy định 102 này nêu rõ:
Trường hợp đảng viên vi phạm những nội dung chưa có trong Quy định này thì căn cứ vào quy định của Điều lệ Đảng, pháp luật của Nhà nước và vận dụng Quy định này để xử lý kỷ luật cho phù hợp
Do đó, mặc dù trong Quy định 102 không quy định hình thức kỷ luật Đảng viên vi phạm giao thông nhưng căn cứ nội dung trên tại Quy định 102, dựa vào Điều lệ Đảng, pháp luật của Nhà nước và vận dụng Quy định này để xử lý kỷ luật cho phù hợp.
Theo đó, khoản 5 Điều 1 Quy định 102 khẳng định:
– Đảng viên vi phạm pháp luật đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải truy cứu trách nhiệm hình sự, không “xử lý nội bộ”;
– Bị tòa án tuyên phạt từ hình phạt cải tạo không giam giữ trở lên thì phải khai trừ;
– Nếu bị xử phạt bằng hình phạt thấp hơn cải tạo không giam giữ hoặc được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự, bị xử phạt hành chính thì tùy nội dung, mức độ, tính chất, tác hại, nguyên nhân vi phạm và các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ mà xem xét, thi hành kỷ luật Đảng một cách thích hợp.
Đồng thời, kỷ luật Đảng không thay thế kỷ luật hành chính, đoàn thể hay các hình thức xử lý của pháp luật. Do đó, nếu Đảng viên vi phạm giao thông đến mức bị phạt hành chính thì ngoài phải nộp tiền phạt hành chính còn căn cứ vào mức độ để xem xét một trong các hình thức kỷ luật Đảng nêu trên.
Riêng trường hợp vi phạm giao thông đến mức bị tuyên phạt tù từ cải tạo không giam giữ trở lên thì sẽ bị khai trừ khỏi Đảng. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày bản án của Tòa án tuyên hình phạt từ cải tạo không giam giữ trở lên có hiệu lực thì Tòa án sẽ sao và gửi bản án đến cấp ủy quản lý Đảng viên để cấp ủy khai trừ Đảng viên này (theo Điều 2 Hướng dẫn 04-HD/UBKTTW).
Không chỉ vậy, mặc dù tại Quy định 102 không đề cập đến trường hợp vi phạm giao thông nhưng tại điểm b khoản 1 Điều 33 Quy định này lại có quy định:
1- Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:
Vi phạm các quy định về cấm uống rượu, bia làm ảnh hưởng đến tư cách Đảng viên.
Nếu đã bị kỷ luật khiển trách về hành vi này mà Đảng viên vẫn tiếp tục tái phạm thì sẽ bị cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ); nếu gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị khai trừ.
Tại Nghị định 100 năm 2019, Chính phủ cũng đã liệt kê rất nhiều mức phạt với hành vi vi phạm do uống rượu bia. Do đó, nếu Đảng viên uống rượu, bia khiến ảnh hưởng đến tư cách Đảng viên thì có thể bị kỷ luật cao nhất là khai trừ.
Như vậy, mặc dù không có quy định cụ thể về hình thức kỷ luật Đảng viên khi vi phạm giao thông nhưng sẽ căn cứ vào mức độ, tính chất, tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng… để áp dụng một hình thức kỷ luật Đảng viên phù hợp.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Thủ tục chuyển từ công chức sang viên chức
- Thủ tục đăng ký kết hôn khi chồng chết năm 2023
- Giấy yêu cầu trả tiền bảo hiểm tai nạn như thế nào?
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Tải mẫu bản cam kết an toàn giao thông trong quân đội năm 2023” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là Tách thửa đất, vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Hình thức kỷ luật đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp
+ Khiển trách;
+ Cảnh cáo;
+ Hạ bậc lương;
+ Giáng cấp bậc quân hàm;
+ Giáng chức;
+ Cách chức;
+ Tước quân hàm sĩ quan;
+ Tước danh hiệu quân nhân.
– Hình thức kỷ luật đối với hạ sĩ quan, binh sĩ
+ Khiển trách;
+ Cảnh cáo;
+ Giáng cấp bậc quân hàm;
+ Giáng chức;
+ Cách Chức;
+ Tước danh hiệu quân nhân.
Những trường hợp miễn trách nhiệm kỷ luật:
+ Được cơ quan có thẩm quyền xác nhận tình trạng mất năng lực hành vi dân sự khi vi phạm pháp luật nhà nước, điều lệnh, điều lệ quân đội;
+ Vi phạm pháp luật nhà nước, điều lệnh, điều lệ Quân đội trong trường hợp phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết và do điều kiện bất khả kháng;
+ Chấp hành mệnh lệnh của người chỉ huy cấp trên hoặc phân công nhiệm vụ của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và Bộ Quốc phòng.
– Thời hiệu xử lý kỷ luật là thời hạn mà khi hết thời hạn đó thì người có hành vi vi phạm không bị xem xét xử lý kỷ luật.
+ Thời hiệu xử lý kỷ luật là 60 tháng, kể từ thời điểm có hành vi vi phạm. Nếu trong thời hiệu xử lý kỷ luật, người vi phạm có hành vi vi phạm mới thì thời hiệu xử lý kỷ luật đối với vi phạm cũ được tính lại kể từ thời điểm thực hiện hành vi vi phạm mới;
+ Không áp dụng thời hiệu đối với: Hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật tước quân hàm sĩ quan và tước danh hiệu quân nhân; hành vi vi phạm quy định về công tác bảo vệ chính trị nội bộ; hành vi vi phạm xâm hại đến lợi ích quốc gia trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại; hành vi sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp và quân nhân, công chức, công nhân và viên chức quốc phòng là đảng viên có hành vi vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật bằng hình thức khai trừ.
– Thời hạn xử lý kỷ luật đối với quân nhân, công chức, công nhân và viên chức quốc phòng là khoảng thời gian từ khi phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật đến khi có quyết định xử lý kỷ luật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Thời hạn xử lý kỷ luật là 03 tháng. Trường hợp vụ việc có những tình tiết phức tạp cần có thời gian kiểm tra, xác minh làm rõ thì thời hạn xử lý kỷ luật có thể kéo dài nhưng tối đa không quá 05 tháng.
– Trường hợp người vi phạm kỷ luật có liên quan đến vụ việc, vụ án đang bị các cơ quan tiến hành tố tụng điều tra, truy tố, xét xử thì trong thời gian điều tra, truy tố, xét xử, đơn vị tạm dừng việc xem xét xử lý kỷ luật. Khi có kết luận cuối cùng của cơ quan pháp luật có thẩm quyền hoặc bản án của tòa án có hiệu lực pháp luật thì xem xét xử lý kỷ luật theo quy định. Thời hạn xem xét xử lý kỷ luật áp dụng theo Khoản 2 Điều này.
+ Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật phải chịu trách nhiệm về việc xử lý kỷ luật đối với người vi phạm trong thời hạn quy định.