Hiện nay khi xu hướng mở cửa thị trường, mở rộng việc mua bán giao thương diễn ra sôi nổi thì việc này cũng vô hình trung cũng gây ra nhiều thách thức cho các quốc gia. Sự cạnh tranh về giá cả, chất lượng hàng hoá và dịch vụ ngày càng gay gắt, theo đó mà nhiều quốc gia đối mặt với những khó khăn trong việc xuất khẩu. Hành vi bán phá giá thường được bắt gặp trong kinh doanh và ảnh hưởng đến thị trường, các nước sẽ tận dụng các quy định để tạo rào cản, có thể nói đến biện pháp chống bán phá giá. Vậy hành vi bán phá giá được hiểu là như thế nào? Khi bán phá giá thị trường có bị xử phạt không? Hãy cùng LSX tìm hiểu về quy định pháp luật về vấn đề này tại nội dung bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 75/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực cạnh tranh
- Luật Quản lý ngoại thương 2017
Hành vi bán phá giá là gì?
Bán phá giá là một khái niệm cơ bản của thương mại quốc tế. Các sản phẩm bán vào một thị trường với giá bán ở mức dưới giá thành sản xuất thì được xem là bán phá giá và có thể phải chịu các cuộc điều tra và bị trừng phạt.
Bán phá giá là tổng hợp những biện pháp bán hạ giá một số mặt hàng xuất khẩu nào đó để cạnh tranh nhưng có hiệu quả với những hàng khác trên thị trường thế giới. Mục tiêu là đánh bại đối thủ, chiếm lĩnh thị trường ngoài nước hoặc kiếm ngoại tệ khẩn cấp, có khi cả mục tiêu chính trị.
Như vậy, bán phá giá là việc bán hàng hoá với giá thấp hơn giá thành sản xuất, thường là ở thị trường nước ngoài.
Biện pháp bán phá giá có thể được vận dụng với tư cách phản ứng ngắn hạn để đối phó với tình hình suy thoái trong nước, nghĩa là sản lượng dư ra được bán đổ bán tháo ở nước ngoài, hoặc với tư cách một chiến lược dài hạn để thâm nhập thị trường xuất khẩu hoặc đẩy đối thủ cạnh tranh ra khỏi thị trường.
Khi các công ty bán phá giá đã chiếm được địa vị vững chắc trên thị trường, họ thường tăng giá lên để tạo ra lợi nhuận. Cho dù được vận dụng với mục đích nào, biện pháp bán phá giá vẫn bị coi là hình thức buôn bán không công bằng và bị các hiệp định thương mại, chẳng hạn Hiệp định chung về Mậu dịch và Thuế quan cấm áp dụng.
Phá giá thị trường có phải cạnh tranh không lành mạnh?
Bán phá giá thị trường là hành vi áp dụng với hàng hoá nhập khẩu. Trong khi đó, hành vi cạnh tranh không lành mạnh áp dụng với tất cả các loại hàng hoá, cả trong nước và nước ngoài.
Liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh về giá cả hàng hoá, khoản 6 Điều 45 Luật Cạnh tranh năm 2018 cấm:
6. Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó.
Có thể thấy, đây cũng là một khía cạnh của việc phá giá thị trường. Nhưng hành vi bán giá thành thấp hơn giá thành toàn bộ nhằm mục đích loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hoá, dịch vụ đó thì bị coi là có hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Như vậy, để xác định việc bán hàng hoá thấp hơn giá thành bình thường có phải là cạnh tranh không lành mạnh không thì cần phải xem xét mục đích mà doanh nghiệp đó hạ giá thành để bán hàng.
Nếu mục đích hạ giá thành để bán nhằm loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh mặt hàng này thì đây được coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh và có thể bị xử phạt.
Ngược lại, nếu hạ giá thành nhưng với mục đích khác, ngoài mục đích nêu trên thì không phải hành vi cạnh tranh không lạnh mạnh. Khoản 2 Điều 23 Nghị định 116/2005/NĐ-CP có hướng dẫn các hành vi bị coi là cạnh tranh không lạnh mạnh gồm:
– Hạ giá hàng hoá tươi sống.
– Hạ giá bán hàng hoá theo chương trình khuyến mại.
– Hạ giá khi doanh nghiệp phá sản, giải thể, chấm dứt hoạt động, thay đổi địa điểm, chuyển hướng kinh doanh, sản xuất.
– Nhằm thực hiện chính sách bình ổn giá…
Tuy nhiên, việc hạ giá này phải được niêm yết công khai, rõ ràng tại cửa hàng với các nội dung: Mức giá cũ và mới, thời gian hạ giá.
Bán phá giá thị trường có bị xử phạt không?
Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 75/2019/NĐ-CP quy định hành vi và mức xử phạt cụ thể như sau:
Thứ nhất, doanh nghiệp có một trong các hành vi sau thì bị phạt tiền từ 01% đến 10% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường hoặc từng doanh nghiệp thuộc nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường:
– Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ với mức giá dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến việc loại bỏ đối thủ cạnh tranh;
– Doanh nghiệp thực hiện việc áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại đối với khách hàng;
– Cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ, gây hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ, giới hạn thị trường gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng;
– Doanh nghiệp áp dụng điều kiện thương mại khác nhau trong các giao dịch tương tự dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản việc tham gia của các doanh nghiệp khác, hạn chế việc mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác;
– Khi ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ doanh nghiệp áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác hoặc yêu cầu doanh nghiệp khác, khách hàng chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác;
– Thực hiện các hành vi ngăn cản việc tham gia hoặc mở rộng thị trường của doanh nghiệp khác;
– Doanh nghiệp thực hiện các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm theo quy định của luật khác.
Thứ hai, hình thức xử phạt bổ sung đối với doanh nghiệp có hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường còn bị tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
Thứ ba, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả áp dụng với doanh nghiệp có hành vi trên gồm: Buộc loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng, thỏa thuận hoặc giao dịch kinh doanh; Buộc cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường.
Như vậy, theo quy định trên hành vi bán phá giá có thể được coi là hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường hoặc hành vi lạm dụng vị trí độc quyền. Tùy vào trường hợp mà sẽ có chế tài cụ thể khác nhau.
Những biện pháp chống bán phá giá?
Theo Điều 77 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định biện pháp chống bán phá giá như sau:
Biện pháp chống bán phá gi
1. Biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam (sau đây gọi là biện pháp chống bán phá giá) là biện pháp được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được xác định bị bán phá giá khi nhập khẩu vào Việt Nam gây ra thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
2. Hàng hóa được xác định bị bán phá giá khi nhập khẩu vào Việt Nam với giá thấp hơn giá thông thường là giá có thể so sánh được của hàng hóa tương tự bán tại nước xuất khẩu hoặc tại một nước thứ ba trong các điều kiện thương mại thông thường hoặc mức giá mà Cơ quan điều tra xác định bằng phương pháp tự tính toán.
3. Các biện pháp chống bán phá giá bao gồm:
a) Áp dụng thuế chống bán phá giá;
b) Cam kết về các biện pháp loại trừ bán phá giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá với Cơ quan điều tra của Việt Nam hoặc với các nhà sản xuất trong nước nếu được Cơ quan điều tra chấp thuận.
Những biện pháp chống bán phá giá gồm áp dụng thuế chống bán phá giá; Cam kết về các biện pháp loại trừ bán phá giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá với Cơ quan điều tra của Việt Nam hoặc với các nhà sản xuất trong nước nếu được Cơ quan điều tra chấp thuận.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Năm 2023 khi bán phá giá thị trường có bị xử phạt không?“. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc sẽ được tư vấn pháp lý về Đổi tên đệm Tp Hồ Chí Minh cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Mời bạn xem thêm:
- Bồi thường khi nhà nước thu hồi đất được bao nhiêu tiền?
- Thu hồi đất theo quy định của pháp luật hiện hành
- Giá đất đền bù giải phóng mặt bằng năm 2022
Câu hỏi thường gặp:
Theo WTO, thiệt hại do bán phá giá gây ra có thể là: thiệt hại vật chất đối với sản xuất công nghiệp trong nước; nguy cơ gây ra tổn thất vật chất; hoặc gây cản trở đến hoạt động của ngành công nghiệp tương tự trong nước.
Đây là một tiêu thức khó định lượng một cách rõ ràng, chính xác. Vì vậy các nước nhập khẩu có nhiều cơ hội để áp dụng công cụ bảo hộ sản xuất trong nước bằng áp
Căn cứ khoản 5 Điều 4 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016; quy định như sau:
Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
5, Thuế chống bán phá giá là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp hàng hóa bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
Theo quy định, thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực cạnh tranh đang thi hành công vụ có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với cá nhân và 1.000.000 đồng đối với tổ chức; Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 500.000 đồng đối với cá nhân và 1.000.000 đồng đối với tổ chức
Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc cung cấp đầy đủ các thông tin, tài liệu.