Bằng đại học là một trong những tiêu chí để nhà tuyển dụng đánh giá năng lực, trình độ chuyên môn của bạn. Có được một tấm bằng tốt luôn là điều mơ ước của hầu hết sinh viên khi còn đang ngồi ghế nhà trường. Tuy nhiên hiện nay, có không ít sinh viên vì gặp khó khăn về tài chính, kinh tế nên đã cầm cố tấm bằng đại học. Liệu rằng các giấy tờ tùy thân nói chung có mang đi cầm cố được hay không? Hãy tham khảo bài viết này của LSX để rõ hơn.
Căn cứ:
- Bộ luật dân sự 2015
Nội dung tư vấn
Trong xã hội hiện nay, hoạt động cầm cố tài sản đang ngày một gia tăng để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của con người. Tuy nhiên, không chỉ là cầm đồ các tài sản thông thường, ngày nay hàng loạt các loại giấy tờ cá nhân, bằng cấp cũng được cầm đồ nhanh chóng. Liệu rằng điều này có được xem như là trái pháp luật hay không?
Theo như Bộ luật hình sự 2015 về cầm cố tài sản.
Điều 309. Cầm cố tài sản
Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Từ quy định nêu trên, có thể thấy cầm cố tài sản là việc người nhận cầm cố (bên có quyền) phải giữ tài sản của người cầm cố (bên có nghĩa vụ) để bảo đảm cho nghĩa vụ đã xác lập giữa các bên. Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ thì người nhận cầm cố sẽ xử lý tài sản cầm cố.
Ở đây, tài sản cầm cố phải thuộc quyền sở hữu của bên cầm cố. Việc này có mục đích để bảo đảm cho bên nhận cầm cố tránh được những rủi ro khi tranh chấp với người thứ ba về quyền sở hữu tài sản.Ngoài ra, đối với những tài sản cầm cố là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì người nhận cầm cố phải xác minh tài sản đó thuộc quyền sở hữu của người cầm cố. Trường hợp người nhận cầm cố không biết rõ về nguồn gốc tài sản thì có thể phải chịu rủi ro
Vậy tài sản là gì? Tài sản được quy định tại Điều 105 Bộ luật dân sự:
Điều 105. Tài sản
1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.
1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản.
– Vật: Căn cứ vào công dụng, vật được phân thành: Vật chính là vật độc lập có thể khai thác theo tính năng (ti vi, điều hòa, máy ảnh…); vật phụ là vật trực tiếp phục vụ cho việc khai thác công dụng của vật chính, là một bộ phận của vật chính nhưng có thể tách rời vật chính điều (khiển ti vi, điều hòa, vỏ máy ảnh,…). Dựa vào giá trị sử dụng, vật được chia thành vật chia được và vật không chia được. Dựa vào đặc tính, giá trị của tài sản mà vật được chia thành vật tiêu hao và vật không tiêu hao. Dựa vào các dấu hiệu phân biệt của vật mà vật được chia thành vật cùng loại và vật đặc định. Ngoài ra, người ta còn chia ra làm vật đồng bộ và vật không đông bộ
*Tiền: Theo Bộ luật dân sự năm 2015, tiền là một loại tài sản nhưng lại không có quy định để làm rõ bản chất pháp lý của tiền. Chỉ có loại tiền có giá trị đang được lưu hành trên thực tế, tức là được pháp luật thừa nhận, mới được coi là tài sản. Tiền là công cụ thanh toán, là thước đo giá trị.
* Giấy tờ có giá: Giấy tờ có giá được hiểu là giấy tờ trị giá được bằng tiền và chuyển giao được trong giao dịch dân sự. Giấy tờ có giá hiện nay tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau như séc, cổ phiếu, tín phiếu, hồi phiếu, kỳ phiếu, công trái… Xét về mặt hình thức giấy tờ có giá là một chứng chỉ được lập theo hình thức, trình tự luật định. Ngoài ra,còn có các loại giấy tờ xác nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, giấy đăng ký xe máy,… không phải là giấy tờ có giá. Những loại giấy tờ này chỉ được coi là một vật thuộc sở hữu của người đứng tên trên giấy tờ đó.
* Quyền tài sản: Theo Điều 115 Bộ luật dân sự năm 2015, quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác. Quyền là một quyền năng dân sự chủ quan của chủ thể và được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Quyền tài sản hiểu theo nghĩa rộng là quyền của cá nhân, tổ chức được pháp luật cho phép thực hiện hành vi xử sự đối với tài sản của mình và yêu cầu người khác phải thực hiện một nghĩa vụ đem lại lợi ích vật chất cho mình. Xét theo ý nghĩa này, quyền sở hữu (vật quyền) cũng là một loại tài sản.
Tài sản bao gồm bất động sản và động sản
Điều 107 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định bất động sản và động sản như sau:
“1. Bất động sản bao gồm:
a) Đất đai;
b) Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai;
c) Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng;
d) Tài sản khác theo quy định của pháp luật.
2. Động sản là những tài sản không phải là bất động sản.”
+ Đất đai: đất đai trong giao lưu dân sự được xác định bằng diện tích đất cùng vị trí của mảnh đất đó. Điều này được thể hiện trên bản đồ địa chính, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận thông qua quyết định giao đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đó.
+ Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai : Nhà, công trình trên đất cũng được coi là một dạng bất động sản do đặc tính tự nhiên nếu nó được xây dựng gắn liền với đất bằng một kết cấu chặt chẽ chứ không đơn thuần “đặt” trên đất. Vì vậy, một lều xiếc hay một lán chợ dựng tạm không được coi là bất động sản.
+ Cây cối, hoa màu và các tài sản khác trên đất : Khoáng sản, cây cối hoa màu trên đất cũng được coi là bất động sản chừng nào người ta chưa khai thác, chặt cây, hay hái lượm. Nếu chúng được tách khỏi đất thì chúng trở thành động sản. Giả sử khoáng sản, cây cối, hoa màu tuy vẫn chưa được khai thác nhưng đã là đối tượng của hợp đồng mua bán trước, việc mua bán trước này có làm cho khoáng sản, cây cối hoa màu trở thành động sản hay không, cho dù nó vẫn còn ở trên đất? Luật pháp các nước đều cho rằng các tài sản này, trong trường hợp trên, đã trở thành động sản.
+ Các động sản trở thành bất động sản vì mục đích sử dụng chúng : các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đều được coi là bất động sản. Nhưng trong điều kiện nào thì động sản được coi là gắn liền với nhà, công trình xây dựng? Thông thường, việc gắn một động sản vào nhà, công trình xây dựng một mặt phải nhằm tạo một chỉnh thể thống nhất phục vụ cho mục đích sử dụng nhà, công trình đó, mặt khác, việc gắn động sản vào nhà, công trình phải do người có quyền (quyền sở hữu hoặc một quyền năng khác) đối với nhà, công trình xây dựng đó thực hiện. Hơn nữa, việc gắn liền phải mang tính chất kiên cố, không thể tháo ra mà không làm hư hại hoặc mất vẻ mỹ quan của nhà, công trình. Ví dụ như hệ thống điện, nước trong nhà, bức tượng, nếu được gắn vào hốc tường một cách kiên cố cũng có thể được coi là bất động sản.
Như vậy, những giấy tờ tùy thân (như Chứng minh nhân dân, Giấy phép lái xe hay bằng tốt nghiệp, Giấy đăng ký kinh doanh, bằng thạc sĩ…) sẽ được xác định là một vật. Do đó, vệc cầm cố tài sản này không phạm pháp.
Hãy lưu ý chọn tiệm cầm đồ để đạt hiệu quả cao nhất!
Khuyến nghị
- LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ tranh tụng tại Việt Nam
- Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay