Bảo hiểm thất nghiệp có lãnh giùm được không?

bởi Hương Giang
Bảo hiểm thất nghiệp có lãnh giùm được không

Sở dĩ không phải ai cũng có thời gian để có thể tự mình đến cơ quan nhà nước để giải quyết các chế độ trợ cấp khi nghỉ việc. Tuy nhiên, nếu không làm thủ tục lãnh bảo hiểm trong thời hạn quy định thì người lao động sẽ bị mất quyền lợi này. Vậy khi đó, liệu khoản tiền bảo hiểm thất nghiệp có lãnh giùm được không? Cách viết giấy ủy quyền nhờ người khác lãnh giùm bảo hiểm thất nghiệp như thế nào? Cần làm thủ tục gì khi lãnh giùm bảo hiểm thất nghiệp cho người khác? Nhằm giúp quý bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này, LSX cung cấp các quy định liên quan qua bài viết sau.

Căn cứ pháp lý

Bảo hiểm thất nghiệp có lãnh giùm được không?

Sau quá trình 07 năm công tác tại công ty luật C, chị A quyết định nghỉ việc để chăm lo cho con cái và gia đình. Tuy nhiên, vì công việc thường ngày bận rộn nên chị A không thể tự mình thực hiện thủ tục lãnh bảo hiểm thất nghiệp được nên muốn nhờ chồng của mình lãnh giùm. Vậy liệu theo quy định pháp luật, Bảo hiểm thất nghiệp có lãnh giùm được không, hãy cùng theo dõi:

Theo quy định tại Khoản 3, Điều 18, Nghị định 28/2015/NĐ-CP, nếu người lao động đủ điều kiện hưởng BHTN mà không trực tiếp đến nhận quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp sau 02 ngày làm việc kể từ ngày ghi trong phiếu hẹn trả kết quả, được coi là không có nhu cầu hưởng BHTN.

Tuy nhiên, để tạo thuận lợi tối đa cho người lao động hưởng các quyền lợi của mình, trong 02 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn nhận quyết định hưởng BHTN, người lao động vẫn được nhận hoặc ủy quyền cho người khác nhận BHTN.

Căn cứ theo Khoản 4, Điều 18, Nghị định số 28/2015/NĐ-CP quy định các trường hợp được ủy quyền hưởng bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:

Ốm đau, thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền;

Bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền;

Hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

Như vậy, khi thuộc các trường hợp nêu ở trên người lao động được ủy quyền cho người khác nhận bảo hiểm thất nghiệp.

Bảo hiểm thất nghiệp có lãnh giùm được không
Bảo hiểm thất nghiệp có lãnh giùm được không

Cần làm thủ tục gì khi lãnh giùm bảo hiểm thất nghiệp cho người khác?

Anh B đã nghỉ việc tại công ty R hơn 01 tháng nhưng vẫn chưa tìm được công việc mới. Anh B muốn lãnh bảo hiểm thất nghiệp nhưng vì phải chăm sóc cho cha mẹ bị bệnh nên không có thời gian. Anh B ủy quyền cho em gái mình lãnh bảo hiểm thất nghiệp thay. Vậy khi đó, anh B cần làm thủ tục gì khi lãnh giùm bảo hiểm thất nghiệp cho người khác, hãy cùng tìm hiểu qua nội dung sau nhé:

Bước 1. Lập hồ sơ

Để ủy quyền cho người khác đi nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp thì cần có giấy tờ sau:

– Giấy ủy quyền nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp (mẫu số 13-HSB).

– Hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp của người ủy quyền, gồm:

+ Các tài liệu, giấy tờ chứng minh đã nghỉ việc.

+ Sổ bảo hiểm xã hội.

+ Giấy tờ tùy thân (chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân).

+ Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp (theo mẫu).

– Giấy tờ tùy thân của người được ủy quyền (chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân).

Bước 2. Nộp hồ sơ

a) Đối với nhận chế độ BHXH hàng tháng, trợ cấp thất nghiệp: Đến kỳ chi trả, người được ủy quyền nộp Giấy uỷ quyền (mẫu số 13-HSB) hoặc Hợp đồng ủy quyền cho cơ quan Bưu điện, xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân có ảnh và ký nhận tiền trên Danh sách chi trả. Người được ủy quyền có trách nhiệm báo giảm kịp thời khi người hưởng từ trần hoặc bị tạm dừng hưởng các chế độ BHXH hàng tháng theo quy định, nếu thực hiện sai phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và hoàn trả về quỹ BHXH.

b) Đối với nhận chế độ BHXH một lần: Người được ủy quyền nộp Giấy ủy quyền (mẫu số 13-HSB) hoặc Hợp đồng ủy quyền cho cơ quan BHXH hoặc cơ quan Bưu điện nơi chi trả; xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân có ảnh; nhận tiền và ký nhận tiền trên Danh sách chi trả hoặc Giấy nhận tiền.

c) Đối với nhận chế độ ốm đau, thai sản, DSPHSK: Người được ủy quyền nộp giấy ủy quyền hoặc Hợp đồng ủy quyền cho cơ quan BHXH; xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân có ảnh; nhận tiền và ký nhận tiền trên phiếu chi.

Bước 3. Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ và giải quyết theo quy định.

Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ nêu trên, Trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm xem xét, trình Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động, trường hợp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp gửi theo đường bưu điện thì ngày nhận hồ sơ được tính là ngày chuyển đến ghi trên dấu bưu điện.

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động chưa tìm được việc làm được Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp thì trung tâm dịch vụ việc làm xác nhận về việc đã giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động vào sổ bảo hiểm xã hội và gửi lại người lao động cùng với quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp sau khi chụp sổ bảo hiểm xã hội để lưu hồ sơ.

Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động được tính từ ngày thứ 16 theo ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Cách viết giấy ủy quyền nhờ người khác lãnh giùm bảo hiểm thất nghiệp

Cũng giống như các giao dịch khác, để được pháp luật công nhận thì việc ủy quyền cần phải được lập thành văn bản. Một trong những giao dịch ủy quyền phổ biến trên thực tiễn chính là ủy quyền nhờ người khác lãnh giùm bảo hiểm thất nghiệp. Vậy Cách viết giấy ủy quyền nhờ người khác lãnh giùm bảo hiểm thất nghiệp như thế nào, chúng tôi sẽ cùng độc giả giải đáp qua nội dung sau:

Mẫu giấy ủy quyền nhận bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật là mẫu số 13- HSB. Mẫu này giúp người hưởng bảo hiểm thất nghiệp hoàn tất giấy tờ ủy thác cho người khác nhận BHTN thay mình. Mẫu giấy ủy quyền nhận BHTN thuận tiện và dễ dàng hơn cho người dùng. 

Cách viết giấy ủy quyền nhờ người khác lãnh giùm bảo hiểm thất nghiệp như sau:

(1) Ghi đầy đủ địa chỉ: Số nhà, ngõ (ngách, hẻm), đường phố, tổ (thôn, xóm, ấp), xã (ph­ường, thị trấn), huyện (quận, thị xã, thành phố), tỉnh (thành phố); trường hợp người ủy quyền đang chấp hành hình phạt tù thì ghi tên trại giam, huyện (quận, thị xã, thành phố), tỉnh(thành phố);

(2) Ghi rõ nội dung ủy quyền như: Làm loại thủ tục gì; nhận hồ sơ hưởng BHXH (bao gồm cả thẻ BHYT) nếu có; Nhận lương hưu hoặc loại trợ cấp gì; đổi thẻ BHYT, thanh toán BHYT, đổi sổ BHXH, điều chỉnh mức hưởng hoặc chế độ gì… Nếu nội dung ủy quyền bao gồm cả làm đơn thì cũng phải ghi rõ làm ủy quyền làm đơn, trường hợp ủy quyền cho thực hiện toàn bộ thủ tục (bao gồm cả làm đơn, nộp, nhận hồ sơ, nhận tiền) thì phải ghi thật cụ thể.

(3) Thời hạn ủy quyền do các bên tự thỏa thuận và ghi rõ từ ngày/tháng/năm đến ngày/tháng/năm; trường hợp để trống thì thời hạn ủy quyền là một năm kể từ ngày xác lập việc ủy quyền

(4) Chứng thực chữ ký của người ủy quyền: Là chứng thực chính quyền địa phương hoặc của Phòng Công chứng hoặc của Thủ trưởng trại giam, trại tạm giam hoặc của Đại sứ quán Việt Nam, cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài hoặc của chính quyền địa phương của nước ngoài nơi người hưởng đang cư trú (chỉ cần xác nhận chữ ký của người ủy quyền);

* Lưu ý:

– Giấy ủy quyền bằng tiếng nước ngoài phải kèm theo bản dịch tiếng Việt được chứng thực theo quy định của pháp luật.

– Trường hợp người được ủy quyền không thực hiện đúng nội dung cam kết thì ngoài việc phải bồi thường số tiền đã nhận không đúng quy định thì tùy theo hậu quả còn bị xử lý theo quy định của pháp luật hành chính hoặc hình sự.

Mời bạn xem thêm

Khuyến nghị

LSX là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Bảo hiểm thất nghiệp có lãnh giùm được không? chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Công ty LSX luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.

Thông tin liên hệ

LSX đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đềBảo hiểm thất nghiệp có lãnh giùm được không?“. Ngoài ra, chúng tôi cung cấp dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về tranh chấp đất đai không có di chúc. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Nghỉ việc từ tháng 2 đến tháng 5 đi nhận tiền thất nghiệp được không?

Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì trường hợp người lao động có nhu cầu nhận trợ cấp thất nghiệp thì phải nộp hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động có nhu cầu nhận tiền trợ cấ thất nghiệp trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động.
Sau thời gian này thì người lao động sẽ không được nộp hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp nữa, mà thời gian làm việc trước đây sẽ được bảo lưu và cộng dồn cho lần hưởng bảo hiểm thất nghiệp sau này.

Thời gian nghỉ không lương có được tính để nhận tiền thất nghiệp?

Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm thất nghiệp tháng đó.
Đồng nghĩa, thời gian này sẽ không được tính để hưởng bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động.
Do đó: Đối với trường hợp bạn có thỏa thuận với công ty nghỉ việc không hưởng lương trong thời hạn 06 tháng, thì có thể xác định trong 6 tháng này bạn không có đóng bảo hiểm thất nghiệp, nên đồng nghĩa 06 tháng này sẽ không được tính để giải quyết chế độ bảo hiểm thất nghiệp cho bạn.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm