Bảo hiểm y tế có bắt buộc hay không ?

bởi Luật Sư X
Bảo hiểm y tế có bắt buộc hay không ?

Bảo hiểm y tế là chính sách quan trọng hàng đầu trong hệ thống an sinh xã hội của quốc gia, đảm bảo toàn dân được chăm lo sức khỏe. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người đặt câu hỏi: Bảo hiểm y tế là bắt buộc hay tự nguyện? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây. 

Căn cứ pháp lý 

  • Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 sửa đổi, bổ sung 2010;
  • Luật BHYT số 01/VBHN-VPQH ;
  • Các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành có liên quan.

Nội dung tư vấn

1. Bảo hiểm y tế là gì

Căn cứ Điều 2, Luật BHYT số 01/VBHN-VPQH quy định chi tiết về khái niệm bảo hiểm y tế là là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.

BHYT là 1 trong những chính sách an sinh xã hội tốt nhất hiện nay cho người lao động khi thăm, khám chữa bệnh. Vậy những ai bắt buộc phải mua bảo hiểm y tế?

2. Bảo hiểm y tế bắt buộc là gì?

Bảo hiểm y tế bắt buộc là hình thức bảo hiểm được áp dụng đối với các đối tượng theo Luật định để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện (khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm y tế 2008, sửa đổi bổ sung 2014).

Hiện nay, có 06 nhóm đối tượng phải tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP:

– Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng;

– Nhóm do cơ quan BHXH đóng; 

– Nhóm do ngân sách Nhà nước đóng;

– Nhóm được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng; 

– Nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình;

– Nhóm do người sử dụng lao động đóng.

Do vậy, nếu bạn không thuộc trường hợp nêu trên thì việc đóng bảo hiểm y tế dựa trên sự tự nguyện của bạn

3. Bảo hiểm y tế  tự nguyện là gì?

Bảo hiểm y tế tự nguyện là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, do người dân tự nguyện tham gia và được Nhà nước tổ chức thực hiện, không vì mục đích lợi nhuận. 

Trước đây, theo Luật Bảo hiểm y tế 2008, có 05 đối tượng chưa tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc sẽ được tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện:

– Học sinh, sinh viên;

– Người thuộc hộ gia đình làm nông, lâm, ngư và diêm nghiệp;

– Thân nhân mà người lao động có trách nhiệm nuôi dưỡng và sống trong cùng hộ gia đình;

– Xã viên hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể;

– Một số đối tượng khác.

Tuy nhiên, quy định mới nhất tại Nghị định 146/2018/NĐ-CP, chỉ những đối tượng không thuộc diện tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc nêu trên mới được tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện.

Bảo hiểm y tế mang lại nhiều lợi ích cho người tham gia, vì vậy, mỗi người dân không nên đắn đo khi bảo hiểm y tế bắt buộc hay tự nguyện, mà nên tích cực chủ động tham gia.

4. Quyền lợi khi tham gia bảo hiểm y tế

Chi phí khám, chữa bệnh các bệnh thông thường, chưa kể đến các bệnh nan y tại các cơ sở y tế hiện nay không phải là con số nhỏ. Bằng việc tham gia BHYT, tùy thuộc vào tuyến khám, chữa bệnh, người tham gia sẽ được hỗ trợ toàn bộ hoặc một phần.

Căn cứ Điều 22, Luật BHYT số 01/VBHN-VPQH     quy định chi tiết về quyền lợi mà người dân được hưởng khi tham gia bảo hiểm y tế như sau:

a. Mức hưởng bảo hiểm y tế đúng tuyến

– 100% chi phí khám, chữa bệnh đối với các đối tượng:

  • Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội đang tại ngũ; 
  • Sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân, học viên công an nhân dân, hạ sỹ quan, chiến sỹ phục vụ có thời hạn trong công an nhân dân;
  • Người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
  • Học viên cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các trường quân đội, công an;
  • Người có công với cách mạng, cựu chiến binh
  • Trẻ em dưới 6 tuổi;
  • Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng;
  • Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo;
  • Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ;
  • Khám, chữa bệnh một lần thấp hơn mức do Chính phủ quy định và khám, chữa bệnh tại tuyến xã;
  • Người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám, chữa bệnh không đúng tuyến.
  • 95% chi phí khám chữa bệnh đối với các đối tượng 
  • Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng;
  • Thân nhân của người có công với cách mạng, trừ người được BHYT chi trả 100% chi phí;
  •  Người thuộc hộ gia đình cận nghèo.
  • 80% chi phí nếu là các đối tượng khác

​​​​​​​b. Mức hưởng bảo hiểm y tế trái tuyến

– 40% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến trung ương;

– 60% chi phí điều trị nội trú đến ngày 31/12/2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01/01/2021 tại bệnh viện tuyến tỉnh;

– 100% chi phí tại bệnh viện tuyến huyện.

Hy vọng bài viết hữu ích đối với bạn!

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ ly hôn tại Việt Nam.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay.

 

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm