Bảo hiểm y tế tự nguyện là một trong những chính sách an sinh xã hội của Nhà nước ta. Mặc dù lợi ích được hưởng từ bảo hiểm y tế tự nguyện rất cao nhưng không phải ai cũng muốn mua loại bảo hiểm này. Bởi lẽ, họ chưa thật sự hiểu về bảo hiểm y tế tự nguyện là gì cũng như thủ tục để mua loại bảo hiểm này. Bài viết của Luật sư X sẽ giúp bạn giải đáp những vấn đề trên.
Căn cứ:
- Luật Bảo hiểm y tế 2008, sửa đổi bổ sung 2014
- Công văn 777/BHXH-BT
- Quyết định số 595/2017/QĐ-BHXH
Nội dung tư vấn
Bảo hiểm y tế tự nguyện là gì?
Hiện nay thì pháp luật vẫn chưa định nghĩa bảo hiểm y tế tự nguyện là gì, nhưng dựa trên tính chất, hình thức cũng như mục đích của loại bảo hiểm này thì ta có thể hiểu bảo hiểm y tế tự nguyện là hình thức bảo hiểm do Nhà nước thực hiện không vì mục đích lợi nhuận để mọi người dân đều được chăm sóc sức khỏe khi đau ốm, bệnh tật từ Quỹ bảo hiểm y tế.
Đồng thời, những người chưa tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) theo diện bắt buộc đều cần mua BHYT tự nguyện. Và theo Công văn số 777/BHXH-BT quy định thì từ ngày 01/01/2016 trở đi, nếu bạn muốn tham gia BHYT tự nguyện thì bắt buộc phải tham gia theo hình thức hộ gia đình.
Như vậy, đối tượng tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện thực chất là nhóm người tham gia bảo hiểm theo hình thức hộ gia đình.Theo quy định tại Khoản 5 Điều 17 Quyết định số 595/2017/QĐ-BHXH quy định về những đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo hình thức hộ gia đình gồm: tất cả những người có tên trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú KT3 phải mua bảo hiểm y tế, trừ những người đã tham gia bảo hiểm y tế theo đối tượng khác.
Ví dụ: Gia đình bạn có 04 người: 01 con là học sinh, 01 con là sinh viên, chồng bạn là công chức và bạn làm nội trợ ở nhà. Theo đó thì 2 con và chồng của bạn sẽ không tham gia vào bảo hiểm y tế hộ gia đình do thuộc đối tượng bắt buộc phải mua bảo hiểm y tế. Do đó, bạn sẽ chỉ phải mua bảo hiểm theo hình thức hộ gia đình cho một mình bạn.
Mua bảo hiểm tự nguyện ở đâu?
Những đối tượng trên muốn mua bảo hiểm y tế tự nguyện thì phải đến nơi mà Quyết định 595/QĐ-BHXH đã quy định cụ thể như sau:
Điều 31. Người tham gia
…
3. Người chỉ tham gia BHYT
3.1. Kê khai hồ sơ: kê khai hồ sơ theo quy định tại Điều 25, Điều 26, Khoản 4 Điều 27 và nộp hồ sơ như sau: …. d) Người tham gia BHYT theo hộ gia đình: nộp hồ sơ cho Đại lý thu hoặc cho cơ quan BHXH.
…Như vậy, nơi mua bảo hiểm y tế là tại nơi cơ quan Bảo hiểm xã hội của xã, phường thị trấn nơi đang cư trú (thường trú hoặc tạm trú) hoặc Đại lý bán bảo hiểm xã hội ( bưu điện xã,…)
Thủ tục mua bảo hiểm y tế tự nguyện:
Để mua bảo hiểm y tế tự nguyện thì cần trải qua các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ mua bảo hiểm y tế tự nguyện
Một bộ hồ sơ mua bảo hiểm y tế tự nguyện gồm những giấy tờ sau:
- Danh sách tham gia BHYT theo hộ gia đình (mẫu DK01 – HGD).
- Tờ khai tham gia BHYT (mẫu TK01 – TS, 01 bản/01 người).
- Danh sách người tham gia BHYT (mẫu D03 – TS/TN, 01 bản).
- Bản photo thẻ BHYT của những người đã có thẻ nộp kèm theo danh sách đăng ký tham gia BHYT để xác định việc giảm trừ mức đóng BHYT
- Bản chính sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú.
Bước 2: nộp hồ sơ tại cơ quan BHXH của xã, phường, thị trấn nơi cư trú.
Sau khi được cán bộ kiểm tra về tính xác thực thông tin bộ hồ sơ trên. Sau khi đối chiếu xong nếu hồ sơ hợp lệ thì bạn phải nộp tiền để đóng BHXH Bước 3: Nhận thẻ bảo hiểm y tế Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan bảo hiểm y tế nhận được hồ sơ hợp lệ, bạn sẽ được nhận thẻ bảo hiểm y tế của mình.
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về Thủ tục mua bảo hiểm y tế tự nguyện. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi thường gặp:
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Theo quy định tại Điều 15 Luật Bảo hiểm xã hội, quy định các quyền sau:
+ Được cấp sổ bảo hiểm xã hội;
+ Nhận sổ bảo hiểm xã hội khi không còn làm việc;
+ Nhận lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời;
+ Hưởng bảo hiểm y tế trong các trường hợp;
+ Uỷ quyền cho người khác nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội ;
+ Khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm xã hội;
+ Các quyền khác theo quy định của pháp luật.