Bảo lãnh cho người lao động Việt Nam đi nước ngoài làm việc có thể là ai?

bởi LinhTrang
Bảo lãnh cho người lao động Việt Nam đi nước ngoài làm việc có thể là ai?

Hiện nay, người lao động Việt Nam đi nước ngoài làm việc ngày càng nhiều. Nhất là các bạn trẻ có nhiều sức khỏe, nhiệt huyết và tài giỏi. Chính vì thế mà đã có rất nhiều thắc mắc được đặt ra đối với vấn đề này. Việc ai có thể bảo lãnh cho người lao động Việt Nam đi nước ngoài làm việc là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra. Do đó, ngay sau đây hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này nhé.

Câu hỏi: Chào luật sư, tôi có một vấn đề muốn hỏi rằng cháu tôi có nhu cầu đi ra nước ngoài làm việc thông qua công ty A nhưng không đủ tiền ký quỹ. Do đó cháu có nhờ tôi làm thủ tục bảo lãnh cho để đi. Nên tôi muốn hỏi việc bảo lãnh này là như thế nào? Tôi có quyền và nghĩa vụ gì khi bảo lãnh ?

Nội dung tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi thắc mắc tới công ty chúng tôi. Thông qua quá trình nghiên cứu thì chúng tôi xin được giải đáp vấn đề trên của bạn như sau:

Căn cứ pháp lý:

  • Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020.
  • Nghị định 38/2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
  • Thông tư 21/2007/TT-BLĐTBXH hướng dẫn việc bảo lãnh cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

1. Trường hợp bảo lãnh cho người lao động Việt Nam đi nước ngoài làm việc

1.1. Người lao động Việt Nam đi nước ngoài làm việc.

Theo khoản 1 Điều 3 Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020 ta có định nghĩa:

Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên cư trú tại Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Luật này.

Do vậy mà người lao động Việt Nam đi nước ngoài làm việc phải từ đủ 18 tuổi trở lên. Cư trú tại Việt Nam. Có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận người lao động.

Theo điểm a khoản 2 điều 5 Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020 quy định về các hình thức người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:

2. Hợp đồng hoặc thỏa thuận bằng văn bản về việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sau đây:

a) Doanh nghiệp Việt Nam hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

1.2. Điều kiện của người bảo lãnh cho người Việt Nam đi nước ngoài làm việc.

Người bảo lãnh cho người Việt Nam đi nước ngoài làm việc phải có đủ các điều kiện sau đây:

  • Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
  • Có khả năng về kinh tế đáp ứng điều kiện trong Hợp đồng bảo lãnh.

1.3. Phạm vi bảo lãnh cho người lao động Việt Nam sang nước ngoài làm việc.

Việc bảo lãnh được thực hiện phụ thuộc vào người lao động và doanh nghiệp dịch vụ. Do đó có 2 trường hợp bảo lãnh cho người lao động sau đây:

* Người lao động Việt Nam đi nước ngoài làm việc theo Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp dịch vụ không ký quỹ hoặc không đủ tiền ký quỹ theo quy định về tiền ký quỹ của người lao động.

  • Người lao động thỏa thuận với doanh nghiệp dịch vụ về việc ký quỹ. Từ đó bảo đảm việc thực hiện Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
  • Người lao động trực tiếp hoặc thông qua doanh nghiệp dịch vụ nộp tiền ký quỹ vào tài khoản riêng. Tài khoản này được doanh nghiệp mở tại ngân hàng thương mại để giữ tiền ký quỹ của người lao động.
  • Tiền ký quỹ của người lao động được hoàn trả cả gốc và lãi cho người lao động. Điều này được thực hiện khi thanh lý Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
  • Trường hợp người lao động vi phạm Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tiền ký quỹ của người lao động được doanh nghiệp dịch vụ sử dụng để bù đắp thiệt hại phát sinh do lỗi của người lao động gây ra cho doanh nghiệp. Khi sử dụng tiền ký quỹ để bù đắp thiệt hại, nếu tiền ký quỹ không đủ thì người lao động phải nộp bổ sung. Nếu còn thừa thì phải trả lại cho người lao động.
  • Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định cụ thể thị trường lao động mà doanh nghiệp dịch vụ được thoả thuận với người lao động về việc nộp tiền ký quỹ; quy định thống nhất trong phạm vi cả nước mức trần tiền ký quỹ của người lao động phù hợp với từng thị trường lao động mà doanh nghiệp dịch vụ được thoả thuận với người lao động về việc nộp tiền ký quỹ; chủ trì phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định cụ thể việc quản lý và sử dụng tiền ký quỹ của người lao động.

* Người lao động Việt Nam đi nước ngoài làm việc theo Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với tổ chức sự nghiệp khi tổ chức này yêu cầu thực hiện việc bảo lãnh.

  • Người bảo lãnh cho người lao động Việt Nam đi nước ngoài làm việc thỏa thuận với doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp về trách nhiệm bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ các nghĩa vụ của người lao động đối với doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp.
  • Trường hợp người lao động vi phạm Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và gây thiệt hại cho doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp mà người lao động không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ bồi thường thì người bảo lãnh phải đưa tài sản thuộc sở hữu của mình để bù đắp thiệt hại phát sinh do người lao động gây ra cho doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp. Sau khi bù đắp thiệt hại, nếu tài sản của người bảo lãnh còn thừa thì phải trả lại cho người bảo lãnh.

1.4. Bảo lãnh cho người lao động Việt Nam đi nước ngoài làm việc có bắt buộc hay không?

Do việc bảo lãnh cho người lao động Việt Nam đi nước ngoài làm việc là việc sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho người lao động trong trường hợp người lao động không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trong Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Chính vì thế mà đây chính là một hình thức quan trọng nhằm đảm bảo quan hệ lao động giữa hai bên được xác lập và thực hiện đúng như đã cam kết. Nếu người lao động đó không ký quỹ hoặc không đủ tiền ký quỹ thì việc bảo lãnh cho họ là điều bắt buộc. Bởi nó chính là sự ràng buộc quan hệ lao động; nhằm bảo đảm về quyền và nghĩa vụ giữa các bên được đề ra trong hợp đồng.

2. Hợp đồng bảo lãnh cho người lao động Việt Nam đi nước ngoài làm việc.

Hợp đồng bảo lãnh được quy định tại Điều 58 Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020 và tại Mục II Thông tin liên tịch 08/2007/TTLT-BLĐTBXH-BTP Hướng dẫn chi tiết một số vấn đề về nội dung hợp đồng bảo lãnh và việc thanh lý hợp đồng bảo lãnh cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có những một số vấn đề như sau:

* Về hình thức của hợp đồng bảo lãnh.

Hợp đồng bảo lãnh phải được lập thành văn bản. Việc có công chứng văn bản hay không còn phụ thuộc vào sự thỏa thuận của hai bên.

* Về phạm vi bảo lãnh.

Phạm vi bảo lãnh là toàn bộ những nghĩa vụ sau đây của người lao động ( người được bảo lãnh). Trừ trường hợp các bên ( bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh) có thỏa thuận khác:

  • Thanh toán tiền dịch vụ và tiền môi giới ( nếu có) mà bên được bảo lãnh chưa thanh toán;
  • Thanh toán chi phí bồi thường thiệt hại do bên được bảo lãnh vi phạm hợp đồng gây ra;
  • Thanh toán tiền phạt vi phạm hợp đồng. Nếu Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài có thảo thuận về phạt vi phạm;
  • Thanh toán tiễn lãi trong trường hợp chậm thanh toán các khoản tiền thuộc phạm vi bảo lãnh. Tiền này được tính theo lãi suất cơ bản của Ngân hàng nhà nước công bố. Nó tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

3. Quyền và nghĩa vụ của bên bảo lãnh cho người lao động.

* Quyền của bên bảo lãnh.

  • Được bên nhận bảo lãnh, bên được bảo lãnh và các bên có liên quan thông tin đầy đủ, chính xác về quyền và nghĩa vụ của bên được bảo lãnh đối với bên nhận bảo lãnh;
  • Yêu cầu bên nhận bảo lãnh thông báo về nơi làm việc, tình hình việc làm, thu nhập, sức khoẻ, điều kiện làm việc, điều kiện sinh hoạt của bên được bảo lãnh;
  • Yêu cầu bên nhận bảo lãnh thực hiện đúng các cam kết với bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh;
  • Trong trường hợp bên nhận bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các nghĩa vụ nêu tại các điểm 3.4.a, 3.4.b, 3.4.d và 3.4.g Mục II Thông tin liên tịch 08/2007/TTLT-BLĐTBXH-BTP mà gây thiệt hại cho bên bảo lãnh thì bên bảo lãnh có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại và sử dụng số tiền bồi thường thiệt hại đó để bù trừ nghĩa vụ với bên nhận bảo lãnh, nếu có.

* Nghĩa vụ của bên bảo lãnh.

  • Chuyển giao giấy tờ, tài liệu chứng minh khả năng tài chính, năng lực, uy tín của mình. Và các loại giấy tờ cần thiết khác cho bên nhận bảo lãnh;
  • Vận động, giáo dục bên được bảo lãnh thực hiện đúng các nghĩa vụ theo hợp đồng. Việc này phải đúng như đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Thực hiện các biện pháp cần thiết để ngăn ngừa, khắc phục thiệt hại do bên được bảo lãnh vi phạm hợp đồng gây ra;
  • Thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh. Việc này được thực hiện trong phạm vi đã cam kết trong trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng. Hoặc là không đầy đủ nghĩa vụ trong hợp đồng đã ký với bên nhận bảo lãnh;
  • Giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên nhận bảo lãnh hoặc người thứ ba theo thỏa thuận để xử lý trong trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ bảo lãnh.

4. Thời gian thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho người lao động Việt Nam đi nước ngoài làm việc.

Bên bảo lãnh cho người lao động Việt Nam đi nước ngoài làm việc và bên nhận bảo lãnh phải thỏa thuận về thời hạn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Thỏa thuận trong Hợp đồng bảo lãnh. Trường hợp không thỏa thuận được thì bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong một thời hạn hợp lý do bên nhận bảo lãnh ấn định, tính từ thời điểm bên bảo lãnh nhận được thông báo của bên nhận bảo lãnh về việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
Ngoài những quyền và nghĩa vụ theo pháp luật nói trên thì bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh có thể thỏa thuận. Đó chính là thêm các quyền và nghĩa không trái với quy định của pháp luật.

5. Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho người lao động Việt Nam đi nước ngoài làm việc.

Bên nhận bảo lãnh có thể thỏa thuận với bên bảo lãnh về việc cầm cố. Hoặc là thế chấp. Hoặc là ký quỹ tài sản của bên bảo lãnh. Từ đó bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Nếu các bên không có thỏa thuận khác thì tài sản cầm cố. Hoặc là thế chấp. Hoặc là ký quỹ. Chúng được dùng để bảo đảm thực hiện toàn bộ nghĩa vụ bảo lãnh.

Qua các thông tin chúng tôi đã cung cấp như trên, mong rằng bạn đã hiểu được việc bảo lãnh cho người lao động Việt Nam đi nước người làm việc thì cần những yếu tố nào. Tùy thuộc vào hợp đồng giữa người lao động và công ty dịch vụ thì sẽ có điều kiện khác.

Mong rằng bài viết trên sẽ giúp ích cho độc giả! Nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ và mong muốn được tư vấn trực tiếp vấn đề trên, xin hãy liên hệ ngay với luật sư X. Hân hạnh được hỗ trợ quý khách theo số điện thoại: 0833 102 102

Bài viết tham khảo: Điều kiện tuyển dụng lao động nước ngoài 2021.

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm