Bảo lưu quyền sở hữu là một trong chín biện pháp bảo đảm được pháp luật công nhận. Vậy bảo lưu quyền sở hữu là gì? Pháp luật quy định như thế nào về bảo lưu quyền sở hữu? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây:
Căn cứ pháp lý
Bảo lưu quyền sở hữu là gì?
Theo quy định tại Khoản 1 điều 331 Bộ luật dân sự 2015 thì: Bảo lưu quyền sở hữu là biện pháp bảo đảm áp dụng trong hợp đồng mua bán tài sản. Quyền sở hữu tài sản có thể được bên bán bảo lưu và chỉ chuyển giao cho bên mua khi nghĩa vụ thanh toán được thực hiện đầy đủ.
Bảo lưu quyền sở hữu được nhắc đến như là một trường hợp đặc biệt của hợp đồng mua trả chậm trả dần: Các bên có thể thỏa thuận về việc bên mua trả chậm hoặc trả dần tiền mua trong một thời hạn sau khi nhận tài sản mua, bên bán được bảo lưu quyền sở hữu đối với tài sản bán cho đến khi bên mua trả đủ tiền; trừ trường hợp có thỏa thuận khác (Điều 453 BLDS 2015).
Điều này có nghĩa là bên bán vẫn chưa chấm dứt quyền sở hữu đối với tài sản, và vẫn tồn tại quyền đối với tài sản và với bên mua, như quyền đòi lại tài sản từ bên mua nếu bên mua vi phạm nghĩa vụ, kiểm soát quyền định đoạt của bên mua cho đến khi bên mua thanh toán toàn bộ tiền.
Chủ thể của bảo lưu quyền sở hữu
Các bên tham gia giao dịch bảo đảm gồm có:
- Bên bảo đảm;
- Bên nhận bảo đảm (chủ nợ có bảo đảm).
Ngoài ra, trong thực tiễn giao dịch có bảo đảm còn xuất hiện những bên thứ ba như: bên quản lý tài sản bảo đảm; người đại diện của bên nhận bảo đảm; bên xử lý tài sản mà không phải là bên nhận bảo đảm.
Đối tượng
Những tài sản có đăng ký quyền sở hữu : ôtô, xe máy, nhà …
Phương thức thực hiện
Hợp đồng mua trả chậm, trả dần phải được lập thành văn bản với quy định chặt chẽ. Do việc thực hiện nghĩa vụ của các bên không phát sinh và chấm dứt ngay; mà đó là cả một quá trình rất phức tạp và dễ xảy ra tranh chấp.
Hợp đồng ngoài quy định về đối tượng, giá cả, thời gian chậm thanh toán, các bên còn phải thỏa thuận về hậu quả pháp lý khi bên mua vi phạm nghĩa vụ với bên bán.
Bên bán chọn một trong hai phương thức: không tạo điều kiện để bên mua làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu hoặc cùng bên mua làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu tài sản cho bên, nhưng bên bán giữ lại bản gốc.
Hình thức của hợp đồng
Biện pháp bảo lưu quyền sở hữu tài sản phải được lập thành văn bản riêng là hợp đồng bảo lưu quyền sở hữu tài sản hoặc phải được ghi trong hợp đồng mua bán, điều này sẽ giúp chứng minh quyền sở hữu tài sản của bên bán trong thời gian bên mua chưa thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ thanh toán cho bên bán.
Ngoài ra, việc quy định hình thức này làm cơ sở để thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm. Theo Khoản 3 Điều 331 BLDS năm 2015, bảo lưu quyền sở hữu chỉ phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba khi đăng ký biện pháp bảo đảm.
Xem thêm: Ý nghĩa của việc đăng ký biện pháp bảo đảm là gì?
Quyền và nghĩa vụ của các bên trong bảo lưu quyền sở hữu
Ngoài quyền và nghĩa vụ chung của các bên trong việc giao kết và thực hiện hợp đồng, tuân thủ các quy định chung về hợp đồng mua bán tài sản, thì các bên trong hợp đồng còn có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
Quyền và nghĩa vụ của bên mua
Bên mua có quyền sử dụng tài sản và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản trong thời hạn bảo lưu quyền sở hữu có hiệu lực. Ngoài ra, bên mua có nghĩa vụ phải chịu rủi ro về tài sản trong thời hạn bảo lưu quyền sở hữu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác (Điều 333 Bộ luật dân sự 2015).
Quyền và nghĩa vụ của bên bán
Bên bán có quyền đòi lại tài sản trong trường hợp bên mua không hoàn thành nghĩa vụ thanh toán cho bên bán theo thỏa thuận. Ngoài ra, trong trường hợp bên mua làm mất; hư hỏng tài sản thì bên bán có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Bên cạnh những quyền trên thì phía bên bán còn có nghĩa vụ là bên bán hoàn trả cho bên mua số tiền bên mua đã thanh toán; sau khi trừ giá trị hao mòn tài sản do sử dụng (Điều 332 Bộ luật dân sự 2015).
Như vậy, trong biện pháp bảo lưu quyền sở hữu bên bán là bên nhận bảo đảm vì thông qua biện pháp này bên bán được bảo đảm là chắc chắn sẽ bán được hàng cho bên mua, chắc chắn giao dịch mua bán sẽ được diễn ra, sự trì hoãn quyền bảo lưu của bên bán đối với tài sản là đối tượng mua bán để đảm bảo cho người bán bán được hàng và thu được đúng số tiền mà bên mua phải trả.
Trong khi đó bên bảo đảm là bên mua, biện pháp bảo lưu quyền sở hữu vẫn làm cho bên bảo đảm tuy chưa chính thức trở thành chủ sở hữu tài sản bảo đảm nhưng được giữ tài sản và khai thác công dụng của tài sản đó, và nghĩa vụ trả tiền thuộc về bên bảo đảm; rủi ro trong thời gian sử dụng đối tượng bảo đảm cũng thuộc về bên bảo đảm.
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề: “Bảo lưu quyền sở hữu là gì?“. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.
Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân, tổ chức tin tưởng lựa chọn. Để sử dụng dịch vụ pháp lý của chúng tôi, hãy liên hệ qua số hotline: 0833102102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 102/2017/NĐ-CP thì: Bảo lưu quyền sở hữu trong trường hợp mua bán tài sản gắn liền với đất; tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai, mua bán tàu bay, tàu biển; mua bán tài sản là động sản khác có bảo lưu quyền sở hữu, được đăng ký khi có yêu cầu. Do đó không bắt buộc phải đăng ký biện pháp bảo đảm đối với biện pháp bảo lưu quyền sở hữu.
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 331 thì Bảo lưu quyền sở hữu phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký. Do đó, biện pháp bảo lưu quyền sở hữu có hiệu lực đối kháng với người ba; và thời điểm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba là từ thời điểm đăng ký.
Biện pháp bảo lưu quyền sở hữu tài sản sẽ chấm dứt trong các trường hợp sau:
– Trường hợp nghĩa vụ thanh toán cho bên bán của bên mua đã được thực hiện đúng và đầy đủ.
– Trường hợp bên bán đã nhận lại tài sản bảo lưu quyền sở hữu.
– Trường hợp chấm dứt theo thỏa thuận của các bên trong giao dịch dân sự.