Bao nhiêu tuổi thì hết tuổi đóng bảo hiểm xã hội năm 2022?

bởi Sao Mai
Bao nhiêu tuổi thì hết tuổi đóng bảo hiểm xã hội

Chào Luật sư, Tôi tên là Ái tính tới thời điểm hiện tại năm 2022 tôi 40 tuổi. Tôi mới tham gia đóng bảo hiểm xã hội gần đây với mục đích là để có thể có lương hưu khi nghỉ hưu. Xin cho tôi hỏi không biết bao nhiêu tuổi thì hết tuổi đóng bảo hiểm xã hội? Mức lương hưu được nhận sau khi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật ra sao?

Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Tại bài viết Bao nhiêu tuổi thì hết tuổi đóng bảo hiểm xã hội?” dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết có thể giúp bạn đọc cập nhật thêm kiến thức pháp luật.

Căn cứ pháp lý

Lợi ích khi tham gia đóng bảo hiểm xã hội là gì?

Theo Điều 18 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 thì Người lao động khi tham gia bảo hiễm xã hội sẽ được hưởng các lợi ích sau:

  • Được tham gia và hưởng các chế độ theo Luật BHXH.
  • Được cấp và quản lý sổ BHXH và nhận lại sổ khi không còn làm việc.
  • Nhận lương hưu và trợ cấp đầy đủ khi đến tuổi về hưu.
  • Hưởng bảo hiểm y tế trong các trường hợp: Đang hưởng lương hưu, nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản, nhận con nuôi, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hay trợ cấp ốm đau.
  • Chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động và được thanh toán chi phí giám định y khoa nếu đủ điều kiện hưởng BHXH.
  • Ủy quyền nhận lương hưu, trợ cấp BHXH cho người khác.
  • Được cung cấp thông tin về đóng BHXH theo định kỳ; yêu cầu người sử dụng lao động cung cấp thông tin về việc đóng và quyền được hưởng các chế độ của BHXH.
  • Người tham gia được khiếu nại, tố cáo và khởi kiện BHXH theo quy định pháp luật.

Các loại bảo hiểm xã hội năm 2022 được pháp luật quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, bảo hiểm xã hội gồm 02 loại: Bảo hiểm xã hội bắt buộc và Bảo hiểm xã hội tự nguyện. Trong đó từng loại hình bảo hiểm được hiểu như sau:

2. Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.

3. Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.

Như cái tên của từng loại hình, nếu thuộc các đối tượng mà luật quy định, người lao động và người sử dụng sẽ phải tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc. Còn với Bảo hiểm xã hội tự nguyện, người lao động có thể chọn tham gia hoặc không tham gia. 

Đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội bao gồm những ai?

Theo quy định tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014

Bảo hiểm xã hội bắt buộc

  • Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
  • Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
  • Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
  • Cán bộ, công chức, viên chức;
  • Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
  • Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
  • Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
  • Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
  • Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
  • Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
  • Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.
  • Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.

Bảo hiểm xã hội tự nguyện

Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là gười lao động Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định trên.

Bao nhiêu tuổi thì hết tuổi đóng bảo hiểm xã hội?
Bao nhiêu tuổi thì hết tuổi đóng bảo hiểm xã hội?

Thời hạn đóng bảo hiểm xã hội để được nghỉ hưu hưởng lương hưu năm 2022

Tuổi được nghỉ hưu từ năm 2022

Từ năm 2022, tuổi nghỉ hưu của người lao động làm việc trong điều kiện bình thường sẽ có sự thay đổi như sau:

  • Lao động nam: Từ đủ 60 tuổi 06 tháng (Tăng 03 tháng so với năm 2021).
  • Lao động nữ: Từ đủ 55 tuổi 08 tháng (Tăng 04 tháng so với năm 2021).

Thời hạn đóng bảo hiểm xã hội để hưởng mức lương hưu cao nhất từ năm 2022 đối với lao động nam

  • Đối với lao động nam, để hưởng mức lương hưu tối thiểu 45% thì cần đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội, tăng thêm một năm so với quy định hiện hành là 19 năm.
  • Sau đó, cứ mỗi năm đóng BHXH thì mức lương hưu của người lao động được tính thêm 2%, và mức tối đa bằng 75%.
  • Như vậy, từ năm 2022, muốn hưởng lương hưu tối đa là 75% thì lao động nam cần đóng đủ từ 35 năm, tăng thêm một năm so với 2021.

Thời hạn đóng bảo hiểm xã hội để hưởng mức lương hưu cao nhất từ năm 2022 đối với lao động nữ

  • Đối với lao động nữ, mức lương hưu hàng tháng được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH và tương ứng với 15 năm đóng BHXH.
  • Tương tự với lao động nam, sau đó cứ mỗi năm đóng BHXH thì mức lương hưu của lao động nữ được tính thêm 2% và mức tối đa bằng 75%. Để được hưởng mức lương hưu tối đa 75%, lao động nữ cần đóng đủ 30 năm tham gia BHXH.
  • Như vậy, từ năm 2022 đối với lao động nam cần đóng BHXH đủ 35 năm và lao động nữ cần đóng đủ 30 năm để nhận được lương hưu tối đa.

Mức lương hưu hàng tháng đối với người tham gia bảo hiểm được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 74 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:

“Điều 74. Mức lương hưu hằng tháng

1. Từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành cho đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018 mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 73 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 79 của Luật này tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội; sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.

2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 73 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 79 của Luật này và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:

a) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;

b) Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.

Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

3. Việc điều chỉnh lương hưu được thực hiện theo quy định tại Điều 57 của Luật này.”

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Bao nhiêu tuổi thì hết tuổi đóng bảo hiểm xã hội?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như:  điều kiện cấp phép bay flycam, tìm hiểu về hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, kết hôn với người Đài Loan, đăng ký giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm; dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. 

Hãy liên hệ: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Người lao động đã 60 tuổi ký hợp đồng lao động xác định thời hạn với doanh nghiệp. Vậy doanh nghiệp đó có phải đóng bảo hiểm xã hội cho trường hợp này không?

Trường hợp 1: Nếu người lao động này đang được hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng thì sẽ không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nữa.
Trường hợp 2: Người lao động này không thuộc diện hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hay trợ cấp hàng tháng mà hợp đồng lao động xác định thời hạn như đã nêu trên hoặc hợp đồng lao động không xác định thời hạn thì thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Căn cứ tại Điểm a,b Khoản1 Điều 2 và khoản 9 Điều 123 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014

Hiện nay có bao nhiêu chế độ bảo hiểm xã hội ?

Hiện nay Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam bao gồm 6 chế độ chính là: 
Ốm đau, thai sản, tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất và bảo hiểm thất nghiệp. Theo Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014

Người sử dụng lao động trốn đóng bảo hiểm thất nghiệp có bị phạt không?

Người sử dụng lao động trốn đóng bảo hiểm thất nghiệp có thể bị phạt từ phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng. Ngoài ra còn buộc người sử dụng lao động đóng đủ số tiền BHXH bắt buộc phải đóng cho cơ quan BHXH
– Buộc người sử dụng lao động nộp khoản tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng, không đóng, trốn đóng, chiếm dụng tiền đóng;
Căn cứ Khoản 7, Khoản 10 Điều 39  Nghị định 12/2022/NĐ-CP.

Trước đây tôi đi làm ở Công ty được đóng BHXH bắt buộc ở mức thu nhập là 4 triệu đồng. Năm ngoái tôi chấm dứt HĐLĐ và đã chốt sổ, nay tôi muốn tham gia BHXH tự nguyện. Cho hỏi thời gian đóng BHXH bắt buộc trước đây có được tính gộp để hưởng các chế độ không?

Khi tham gia BHXH tự nguyện có quyền lựa chọn mức đóng phù hợp với khả năng tài chính của mình và có thể thay đổi mức đóng (tăng hoặc giảm) khi đến kỳ đóng phí.
Thời gian đóng BHXH bắt buộc trước đây sẽ được cộng nối với thời gian đóng BHXH tự nguyện để tính hưởng các chế độ cho người tham gia.

5/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm