Mức đóng bảo hiểm thấp hơn lương thực tế có bị xử phạt không?

bởi NguyenThiQuynhAnh
Mức đóng bảo hiểm thấp hơn lương thực tế có bị xử phạt không?

Bảo hiểm xã hội là nghĩa vụ bắt buộc phải tham gia đối với người lao động. Đây là một sự bảo đảm lợi ích cho bản thân người lao động. Trong cuộc sống khi gặp khó khăn có thể bù đắp một phần thu nhập. Mỗi tháng căn cứ mức lương để tính ra mức đóng BHXH theo quy định của pháp luât. Trường hợp mức đóng bảo hiểm thấp hơn lương thực tế của người lao động thì có bị xử phạt không?

Câu hỏi của khách hàng: Chào luật sư. Hiện nay tôi đang làm việc ở công ty có mức lương 20 triệu. Tôi muốn đóng bảo hiểm với mức lương kê khai thấp hơn. Việc khai thông kê lương thấp hơn làm mức đóng bảo hiểm thì có sao không? Như vậy có bị xử phạt gì không? Cảm ơn luật sư đã giải đáp thắc mắc.

Đối với thắc mắc trên của khách hàng Luật sư X xin được trả lời như sau:

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Hàng tháng doanh nghiệp sẽ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động tại cơ quan mình. Căn cứ đóng sẽ dựa trên mức lương của từng lao động để tính mức nộp bảo hiểm.

Đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Căn cứ khoản 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định đối tượng bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội:

  • Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
  • Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
  • Cán bộ, công chức, viên chức;
  • Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
  • Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
  • Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
  • Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài;
  • Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
  • Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

Mức tiền lương đóng bảo hiểm có thấp hơn lương thực tế?

Khi bắt đầu quan hệ lao động các bên giao kết hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật về mặt hình thức và nội dung. Trong đó, đối với hợp đồng thời hạn dưới 1 tháng có thể hình thức lời nói. Còn lại đều phải giao kết bằng hình thức văn bản hoặc tương tự như văn bản như thư tín điện tử,…

Hợp đồng lao động ghi rõ thỏa thuận các bên về mức lương được chi trả hàng tháng. Ngoài lương chính thức (lương cứng) thì còn kèm theo khoản phụ cấp khác. Mức đóng bảo hiểm thấp hơn lương thực tế thì được quy định ra sao?

Căn cứ theo Điều 89 Luật bảo hiểm xã hội 2014, Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH sửa đổi bổ sung tại Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác quy định tại Điều 3 của Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH. Cụ thể khoản tiền tính mức đóng bảo hiểm gồm:

  • Mức lương theo công việc hoặc chức danh;
  • Phụ cấp chức vụ, chức danh;
  • Phụ cấp trách nhiệm;
  • Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
  • Phụ cấp thâm niên;
  • Phụ cấp khu vực;
  • Phụ cấp lưu động;
  • Phụ cấp thu hút;
  • Các phụ cấp khác có tính chất tương tự;

Trường hợp, mức tính đóng bảo hiểm xã hội gồm khoản nêu trên cao hơn 20 lần mức lương cơ sở. Cụ thể lương cơ sở hiện tại là 1.490.000 đồng/tháng. Như vậy người lao động sẽ chỉ đóng bảo hiểm ở mức tối đa là gấp 20 lần mức lương cơ sở.

Mức lương tối thiểu đóng bảo hiểm xã hội là bao nhiêu?

Quy định mức tối thiểu đóng bảo hiểm nhằm hạn chế trường hợp trốn tránh hoặc có hành vi trục lợi khác. Do mức đóng tính bằng tổng tiền lương và phụ cấp khác. Vì vậy mức tối thiếu đỏng bảo hiểm bắt buộc không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với NLĐ làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường. Mức lương tối thiểu vùng quy định tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP như sau:

VùngMức lương tối thiểu vùng từ ngày 1/1/2020
Vùng I4.420.000 đồng/tháng
Vùng II3.920.000 đồng/tháng
Vùng III3.430.000 đồng/tháng
Vùng IV 3.070.000 đồng/tháng
Mức lương tối thiểu vùng năm 2021

Mức đóng bảo hiểm xã hội năm 2021 có được phép thấp hơn lương thực tế

Người sử dụng lao động

BHXHBHTNBHYT
Hưu trí-tử tuất: 14%
Ốm đau-thai sản: 3%
Tai nạn ốm đau-bệnh nghể nghiệp: 0,5%
1%3%
Mức đóng của người sử dụng lao động

Ảnh hưởng từ dịch bệnh dẫn đến kinh tế gặp khó khăn. Do đó, chính sách giảm mức đóng bảo hiểm xã hội hỗ trợ cho doanh nghiệp. Những doanh nghiệp đủ điều kiện theo quy định 58/2020/NĐ-CP và gửi văn bản đề nghị sẽ được giảm mức tai nạn ốm đau-bệnh nghề nghiệp từ 0,5% xuống 0,3%. Tổng cộng người sử dụng lao động phải đóng vảo quỹ bảo hiểm xã hội 32% mức lương tính đóng bảo hiểm.

Người lao động

BHXHBHTNBHYT
Hưu trí-tử tuất: 8%
Ốm đau-thai sản: 0%
Tai nạn ốm đau-bệnh nghề nghiệp: 0%
1%1.5%
Mức đóng của người lao động

Như vậy, phía người lao động hàng tháng sẽ phải đóng 10.5% mức lương tính đóng bảo hiểm.

Mức đóng bảo hiểm thấp hơn lương thực tế bị xử phạt không?

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp chỉ đóng bảo hiểm cho người lao động theo mức thấp hơn hợp đồng. Nhiều trường hợp chỉ đóng theo mức thấp nhất theo lương tối thiểu vùng. Hành vi trên nhằm trục lợi giảm thiểu chi phí đong bảo hiểm. Đây được coi là hành vi vi phạm pháp luật.

Căn cứ theo Điều 38 Nghị định 28/2020 thì hành vi này bị xử phạt hành chính. Việc đóng bảo hiểm xã hội không đúng mức quy định bị phạt tiền. Mức phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động.

Doanh nghiệp sẽ bị xử phạt nộp tiền theo tỷ lệ % tương ứng với tổng số tiền phải đóng tại thời điểm bị lập biên bản vi phạm hành chính. Đồng thời, cơ quan bảo hiểm sẽ truy thu buộc doanh nghiệp phải nộp số tiền bảo hiểm xã hội đủ số tiền đóng theo đúng quy định.

Thông tin liên hệ

Trường hợp bạn gặp vấn đề tương tự trên hãy đăng ký dịch vụ của chúng tôi để được luật sư tư vấn chi tiết. Để đăng ký dịch vụ tư vấn quý khách hàng hãy gọi tới số điện thoại: 0833102102. Ngoài ra quý khách hàng có thể liên hệ qua đây:

  1. Facebook : www.facebook.com/luatsux
  2. Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
  3. Youtobe: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Người lao động không đóng bảo hiểm xã hội có sao không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Người lao động có hợp đồng lao động trên 1 tháng là đối tưởng phải đóng bảo hiểm. Trường hợp không đóng BHXH sẽ bị truy thu đóng đầy đủ cho cơ quan bảo hiểm xã hội theo quy định. Nếu có hành vi trốn tránh vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính và đóng lãi đối với khoản tiền đóng bảo hiểm theo quy định.

Không có hợp đồng lao động có phải đóng bảo hiểm xã hội không?

Mặc dù không có hợp đồng nhưng trên thực tế quan hệ lao động đã được hình thành và tồn tại. Trường hợp có quan hệ lao động trên 1 tháng mà không giao kết hợp đồng bằng văn bản là vi phạm pháp luật. Doanh nghiệp sẽ bị xử phạt hành vi không giao kết hợp đồng lao động và không đóng bảo hiểm. Buộc khắc phục bổ sung hợp đồng và đóng bảo hiểm xã hội.

Bảo hiểm xã hội bao gồm những chế độ nào?

Bảo hiểm xã hội là nghĩa vụ bắt buộc với đối tượng người lao động làm việc trên 1 tháng. Bảo hiểm xã hội bao gồm bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, quỹ bảo hiểm ốm đau-thai sản, tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp, hưu trí-tử tuất. Hiện nay mức đóng khoảng là doanh nghiệp đóng 21,3% còn người lao động đóng 10,5%. Số tiền đóng căn cứ mức lương của người lao động.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm