Bảo quản vật chứng và quy định của pháp luật

bởi DuongAnhTho
Bảo quản vật chứng và quy định của pháp luật.

Vật chứng là vật mang dấu vết của tội phạm. Bảo quản vật chứng là giữ cho vật chứng nguyên vẹn như khi nó được thu thập nhằm xác định được tội phạm cũng như là chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội của chủ thể phạm tội. Hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu vấn đề này.

Căn cứ pháp lý

Khái niệm bảo quản vật chứng

Bảo quản vật chứng là giữ cho vật chứng nguyên vẹn như khi nó được thu thập.

Chủ thể có trách nhiệm bảo quản vật chứng mà để mất mát, hư hỏng, phá hủy niêm phong; tiêu dùng, sử dụng trái phép, chuyển nhượng; đánh tráo, cất giấu, hủy hoại vật chứng của vụ án thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật; hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật. Nếu thêm, bớt, sửa đổi, đánh tráo; hủy, làm hư hỏng vật chứng của vụ án nhằm làm sai lệch hồ sơ vụ án thì phải chịu trách nhiệm hình sự; trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của luật.

Khái niệm vật chứng

  • Là công cụ, phương tiện phạm tội
  • Vật là đối tượng của tội phạm
  • Vật mang giấu vết tội phạm
  • Tiền bạc có giá trị chứng minh, có ý nghĩa với việc giải quyết vụ án
  • Vật khác có giá trị chứng minh, có ý nghĩa với việc giải quyết vụ án

Đặc điểm của vật chứng

  • Thứ nhất: Vật chứng tồn tại dưới dạng vật thể

Nói cách khác vật chứng là tất cả những gì tồn tại bên ngoài thế giới khách quan có hình dạng, kích cỡ.. có thể xác định được bằng các giác quan của con người. Vật chứng tồn tại khách quan nó chứa đựng những thông tin, hình ảnh, sự kiện thực tế xảy ra trong hiện thực.

  • Thứ hai: vật chứng chứa đựng và phản ánh những thông tin, sự kiện thực tế liên quan đến vụ án; trực tiếp hay gián tiếp nhưng quan trọng phải nằm trong mối liên hệ tổng thể giữa các nội dung, vấn đề của vụ án hình sự.
  • Thứ ba: Vật chứng được các chủ thể có thẩm quyền thu thập theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định

Vật chứng là một trong những nguồn chứng cứ theo quy định của pháp luật

  • Thứ tư: Vật chứng có giá trị chứng minh tội phạm, người phạm tội và các tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án

Vật chứng là một trong những nguồn chứng cứ quan trọng, nó chứa đựng những thông tin có tác dụng làm rõ việc có tội phạm xảy ra hay không, chỉ ra mối liên hệ giữa thủ phạm và nạn nhân hay hiện trường vụ án.

Bảo quản vật chứng

  • Vật chứng phải được bảo quản nguyên vẹn, không để mất mát, lẫn lộn, hư hỏng.
  • Vật chứng cần được niêm phong thì phải niêm phong ngay sau khi thu thập;  lập biên bản đưa vào hồ sơ.
  • Vật chứng có thể bảo quản tại cơ quan chuyên trách.
  • Vật chứng có thể giao cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp, hoặc người thân thích; hoặc chính quyền địa phương, cơ quan, tổ chức nơi có vật chứng cần bảo quản.
  • Vật chứng thuộc loại mau hỏng hoặc khó bảo quản thì  bán theo quy định và chuyển tiền đến tài khoản tạm giữ của cơ quan có thẩm quyền tại kho bạc nhà nước để quản lý.
  • Vật chứng có thể đưa về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng bảo quản ( công an nhân dân; quân đội nhân dân; cơ quan tiến hành một số hoạt động điều tra bảo quản trong giai đoạn điều tra, truy tố; cơ quan thi hành án dân sự bảo quản trong giai đoạn xét xử, thi hành án )
  • Nếu vi phạm phải chịu trách nhiệm kỷ luật, trách nhiệm hình sự hoặc dân sự.

Xử lý vật chứng không thể bảo quản

– Thẩm quyền: cơ quan có thẩm quyền điều tra, Viện kiểm sát, chánh án tòa án, hội đồng xét xử.

-Vật chứng được xử lý như sau :

  • Công cụ, phương tiện phạm tội; vật cấm tàng trữ, lưu hành thì tịch thu, nộp ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy.
  • Tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước.
  • Không có giá trị, không sử dụng được thì tịch thu, tiêu hủy

-Xử lý vật chứng trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử:

  • Trả lại ngay tài sản đã thu giữ, tạm giữ không phải vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp.
  • Trả lại ngay vật chứng cho chủ sở hữu; hoặc người quản lý hợp pháp; nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án và thi hành án.
  • Có thể được bán theo quy định của pháp luật; không bán được thì tiêu hủy.
  • Động vật hoang dã và thực vật ngoại lai thì ngay sau khi có kết luận giám định; phải giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền xử lý theo pháp luật.
  • Tranh chấp về quyền sở hữu đối với vật chứng thì giải quyết theo tố tụng dân sự

Trên đây là những hướng xử lý vật chứng không thể bảo quản.

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của .Luật Sư X về vấn đề “Bảo quản vật chứng và quy định của pháp luật. ”. Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102. Hoặc qua các kênh sau:

FB: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Bảo quản vật chứng là tiền trong thực tiễn có những sai sót nào?

Vật chứng là tiền có thể được thu thập trong một số vụ án như: trộm cắp tài sản, nhận hối lộ, đánh bạc … Tuy nhiên, trong thực tiễn hiện nay vẫn còn cơ quan tiến hành tố tụng mắc sai sót về bảo quản vật chứng là tiền.

 Có tiến hành giám định tiền ngay sau khi thu thập không?

BLTTHS năm 2015 có quy định rất rõ là vật chứng là tiền phải được giám định ngay sau khi thu thập. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn còn vụ án như: nhận hối lộ, đánh bạc … cơ quan tiến hành tố tụng không tiến hành giám định tiền để xác định tiền là thật hay giả mà chỉ lập biên thu giữ tang vật trong đó ghi nhận tổng số tiền đã tịch thu.

Vật chứng là bộ phận cơ thể người thì bảo quản ở đâu?

BLTTHS quy định vật chứng là vi khuẩn nguy hại, bộ phận cơ thể người, mẫu mô, mẫu máu và các mẫu vật khác của cơ thể người được bảo quản tại cơ quan chuyên trách theo quy định của pháp luật.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm