Bảo vệ quyền nhân thân của người lao động

bởi Hương Giang
Bảo vệ quyền nhân thân của người lao động

Khi thuê người lao động làm việc tại đơn vị, người sử dụng lao động có nghĩa vụ và trách nhiệm trong một số hoạt động nhất định để quyền lợi của người lao động được đảm bảo. Một trong số đó là bảo vệ quyền nhân thân cho người lao động. Vậy theo quy định, Bảo vệ quyền nhân thân của người lao động dựa trên nguyên tắc nào? Nội dung quy định bảo vệ quyền nhân thân của người lao động gồm những nội dung nào? Biện pháp bảo vệ quyền nhân thân của người lao động được quy định ra sao? Sau đây, Luật sư X sẽ làm rõ vấn đền này thông qua bài viết “Bảo vệ quyền nhân thân của người lao động” cùng những quy định liên quan. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Quyền nhân thân là gì?

Quyền nhân thân là một bộ phận của quyền con người, quyền dân sự và không thể tách rời khỏi quyền con người. Theo khoản 1 Điều 25 Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định rằng:

“Quyền nhân thân được quy định trong bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác”.

Thế nào là quyền nhân thân của người lao động?

Theo quy định, Người lao động là một cá nhân trong xã hội trước hết họ cũng là một công dân, do đó, họ cũng có những quyền nhân thân cơ bản của một công dân. 

Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966 của Liên Hợp Quốc đã chỉ ra các quyền nhân thân của con người, trong đó có người lao động, đó là: quyền làm việc, quyền được hưởng những điều kiện làm việc công bằng và thuận lợi, quyền được thành lập và gia nhập công đoàn, quyền đình công, quyền được hưởng an sinh xã hội kể cả bảo hiệm xã hội, quyền được hưởng một tiêu chuẩn sức khỏe về thể chất và tinh thần,… Như vậy, quyền nhân thân của người lao động theo cách hiểu chung nhất là “những quyền dân sự gắn liền với người lao động, không thể chuyển giao cho người khác trong quá trình tham gia vào Quan hệ lao động trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.

Bảo vệ quyền nhân thân của người lao động dựa trên nguyên tắc nào?

– Thứ nhất, việc bảo vệ quyền nhân thân của người lao động phải được bảo vệ một cách bình đẳng và không được phân biệt đối xử.

– Thứ hai, việc bảo vệ quyền nhân thân của người lao động phải có mối tương quan hợp lý trong cả việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sửa dụng lao động.

– Thứ ba nguyên tắc bảo vệ quyền nhân thân của người lao động trên cơ sở khuyến khích những thỏa thuận có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật.

Nội dung quy định bảo vệ quyền nhân thân của người lao động

– Pháp luật về quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người lao động

Pháp luật lao động về quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người lao động bao gồm các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, thời giờ làm thêm, an toàn vệ sinh lao động,…..

– Pháp luật về quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của người lao động

Việc xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín được thể hiện qua các hành động người sử dụng lao động nhục mạ, chửi mắng, chế bai, bị bôi nhọ hoặc bị nói xấu gây ảnh hưởng đến tinh thần của những người lao động.

Mỗi một cá nhân đều có những phẩm chất và uy tín, danh dự riêng, những danh dự, phẩm chất và uy tín này là những giá trị riêng và nó gắn liền với mỗi một con người. Những giá trị này có thể là những sự thừa nhận về mặt phẩm giá, đạo đức, nhân cách của một con người do chính xã hội nhìn nhận. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của một cá nhân là một trong các quyền cơ bản của con người và không ai có thể xâm phạm đến quyền này.

– Bảo vệ đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình

Việc bảo vệ đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được thể hiện qua việc người sử dụng lao động không nên tiết lộ các thông tin cá nhân của người lao động hay các thông tin về các mối quan hệ của người lao động ra bên ngoài mà chưa được sự đồng ý của người lao động. Người sử dụng lao động không nên can thiệp quá nhiều vào các mối quan hệ và thông tin của người lao động bởi hành động can thiệp vào việc riêng và tiết lộ thông tin của người lao động là hành vi sai trái.

Bảo vệ quyền nhân thân của người lao động
Bảo vệ quyền nhân thân của người lao động

Biện pháp bảo vệ quyền nhân thân của người lao động

  • Biện pháp pháp lý

Biện pháp pháp lý là những quy định pháp luật liên quan đến những cách thức ban hành những quy định pháp luật, cách thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm đối với người lao động và người sử dụng lao động. Các biện pháp pháp lý này đều được đưa ra dựa trên những tính chất về chủ thể thực hiện, tính chất của biện pháp và sự tác động của các biện pháp này lên các chủ thể là người lao động và người sử dụng lao động.

  • Biện pháp xã hội

Biện pháp xã hội là biện pháp thông qua tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở thực hiện các hoạt động nhằm mục đích bảo vệ chính những người lao động. Việc thành lập tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở nhằm mục đích tổ chức này sẽ đứng ra bảo vệ quyền lợi của người lao động bằng cách đại diện cho người lao động thương lượng tập thể với người sử dụng lao động, không chỉ đại diện cho người lao động thương lượng tập thể mà tổ chức còn được đối thoại tại nơi làm việc, được tham khảo ý kiến xây dựng giám sát việc thực hiện thang lương, bảng lương, mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động và những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của người lao động là thành viên của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở

  • Biện pháp kinh tế

Biện pháp kinh tế được thể hiện qua việc bồi thường thiệt hại. Trong mối quan hệ lao động khi có các sự việc xảy ra do việc người sử dụng lao động vi phạm các quy định về bảo vệ quyền nhân thân của người lao động gây ra các hậu quả có thể nghiêm trọng hoặc không nghiêm trọng lắm nhưng bắt buộc người sử dụng lao động phải bồi thường cho người lao động một cách hợp lý và phù hợp với hoàn cảnh khi xảy ra các vấn đề, vụ việc và có dấu hiệu của sự tổn thất. Tổn thất đây có thể hiểu là tổn thất về tinh thần hoặc là tổn thất về mặt vật chất.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là các thông tin của Luật sư X về Quy định “Bảo vệ quyền nhân thân của người lao động” theo pháp luật hiện hành. Ngoài ra nếu bạn đọc quan tâm tới vấn đề khác liên quan như là tư vấn pháp lý về các loại thuế khi thành lập hộ kinh doanh có thể tham khảo và liên hệ tới Luật sư X để được tư vấn, tháo gỡ những khúc mắc một cách nhanh chóng.

Mời quý khách liên hệ đến hotline của Luật sư X:  0833.102.102 hoặc liên hệ qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Vai trò của nguyên tắc bảo vệ người lao động là gì?

Nguyên tắc bảo vệ người lao động được pháp luật đưa ra nhằm tạo ra nguồn lực phát triển kinh tế – xã hội ổn định, ở đây người lao động chính là nguồn lực chủ yếu để sản xuất, phát triển kinh tế, từ đó phát triển xã hội. Đồng thời, nguyên tắc này còn đảm bảo sự công bằng, thể hiện một tinh thần nhân đạo, nhân văn của pháp luật. Người lao động chiếm một phần lớn dân số, do đó nguyên tắc bảo vệ người lao động sẽ đảm bảo đời sống cho người dân, tránh những xung đột giữa các chủ thể trong quan hệ lao động, đảm bảo một thể chế chính trị vững chắc.

Ý nghĩa của việc bảo vệ quyền lợi người lao động như thế nào?

Đối với người lao động: Từ việc nâng cao các biện pháp bảo vệ quyền nhân thân của người lao động thì sẽ khiến cho tâm lý của người lao động thoải mái hơn, không phải suy nghĩ thiệt hơn về các quyền lợi được bảo vệ của mình và cũng nhờ đó mà người lao động sẽ cảm thấy công sức của mình bỏ ra là xứng đáng từ đó sẽ cố gắng đóng góp nhiều hơn cho người sử dụng lao động và xã hội.

Các biện pháp bảo vệ người sử dụng lao động bao gồm những biện pháp nào?

Với tư cách là một chủ thể trong quan hệ lao động, người sử dụng lao động được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bằng các biện pháp như:
– Yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động
– Yêu cầu xử phạt vi phạm hành chính đối với người lao động
– Yêu cầu bồi thường thiệt hại, áp dụng phạt hợp đồng đối với người lao động
– Tham gia vào tổ chức đại diện người sử dụng lao động

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm