Ô tô, xe máy khi tham gia giao thông phải có đủ đèn chiếu sáng và phải bật đèn xe lên theo đúng thời gian quy định. Vậy bắt buộc bật đèn xe khi nào? bật đèn pha hay đèn cốt? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé!
Căn cứ pháp lý:
- Luật giao thông đường bộ năm 2008;
- Nghị định 100/2019/NĐ-CP
Nội dung tư vấn:
1. Bắt buộc bật đèn xe khi nào?
Những thời điểm bắt buộc bật đèn xe khi tham gia giao thông được quy định tại Điều 5, Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì bắt buộc bật đèn xe trong 3 trường hợp sau:
- Khi chạy trong hầm đường bộ.
- Khi chạy xe trong điều kiện sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn.
- Khi chạy xe trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau trong điều kiện thời tiết bình thường.
2. Bật đèn pha hay đèn cốt
2.1. Phân biệt đèn pha- đèn cốt
Theo điểm d khoản 1 Điều 53 Luật Giao thông đường bộ 2008, một trong những điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới là phải có đủ đèn chiếu sáng gần và xa. Có thể phân biệt đèn pha – đèn cốt như sau:
- Đèn pha là đèn chiếu xa có cường độ ánh sáng mạnh, chiếu xa hơn và tầm nhìn cao hơn, giúp người điều khiển xe thấy được chướng ngại và các biển báo từ xa.
- Đèn cốt là đèn chiếu gần, góc chiếu thấp giúp người lái xe quan sát được tình trạng mặt đường trong phạm vi gần, sử dụng khi lái xe tốc độ chậm, trong nội thành, khu dân cư. Độ sáng và khoảng chiếu sáng của loại đèn này được tính toán kỹ để không gây ảnh hưởng cho xe đi trước hoặc đối diện. Một số nước bắt buộc phải bật đèn xe ngay cả vào ban ngày, chính là để ở chế độ đèn cốt này.
2.2. Khi nào sử dụng đèn pha, đèn cốt?
Người điều khiển phương tiện không được sử dụng đèn pha trong các trường hợp sau:
- Không được sử dụng đèn pha trong đô thị, khu đông dân cư
Cụ thể, tại Khoản 12 Điều 8 của Luật giao thông đường bộ 2008 thì người tham gia giao thông không được phép sử dụng đèn chiếu xa, tức là đèn pha trong các khu đông dân cư và khu đô thị, theo pháp luật hiện nay thì các hành vi này bị cấm, chỉ trừ trường hợp các xe ưu tiên như xe cứu hỏa, cứu thương, xe cảnh sát,… đang thực hiện các nhiệm vụ để chữa cháy, cứu người,… thì được phép bật đèn pha trong khu đô thị và khu đông dân cư.
- Không được dùng đèn pha tránh xe đi ngược chiều
Hiện nay, theo Điều 17 Luật giao thông đường bộ 2008 có quy định cụ thể như sau:
“ Xe cơ giới đi ngược chiều gặp nhau thì không được dùng đèn chiếu xa”
Như vậy, nếu gặp xe khác đi ngược chiều so với mình thì người điều khiển xe cơ giới như xe máy, xe oto,… phải chuyển từ chế độ đèn pha sang đèn cốt để tránh gây chói mắt, khó khăn trong việc quan sát của người điều khiển xe đi ngược chiều, để quan sát các vật phía trước một cách chính xác không gây ra hậu quả đáng tiếc xảy ra.
3. Mức xử phạt đối với trường hợp bắt buộc bật đèn xe nhưng không bật.
3.1. Chạy trong hầm đường bộ không bật đèn
- Theo Điểm r Khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển ô tô chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu gần.
- Theo Điểm m Khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe máy chạy xe trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu gần.
3.2. Chạy xe trong điều kiện sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn.
- Theo Điểm g Khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển ô tô chạy trong điều kiện sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn không sử dụng hoặc sử dụng không đủ đèn chiếu sáng.
- Theo Điểm l Khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe máy chạy xe trong điều kiện sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn không sử dụng đèn chiếu sáng.
3.3. Chạy xe trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau trong điều kiện thời tiết bình thường.
- Theo Điểm g Khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển ô tô chạy xe trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau trong điều kiện thời tiết bình thường. không sử dụng hoặc sử dụng không đủ đèn chiếu sáng.
- Theo Điểm l Khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe máy chạy xe trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau trong điều kiện thời tiết bình thường. không sử dụng đèn chiếu sáng.
Bài viết trên đây Luật sư X đã giải đáp thắc mắc về bắt buộc bật đèn xe khi nào và bật đèn pha hay đèn cốt. Luật sư X rất mong bài viết có ích với bạn
Câu hỏi thường gặp:
[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Bật đèn pha trong thành phố bị phạt bao nhiêu?” answer-0=”- Đối với Ô tô: phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng (Điểm b Khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP) – Đối với xe máy: Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng (Điểm n Khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)” image-0=”” headline-1=”h4″ question-1=”không có đèn chiếu hậu phạt bao nhiêu tiền?” answer-1=”Đèn chiếu hậu hay còn gọi là đèn báo hãm. Theo nghị định 100/2019/NĐ-CP thì phạt tiền như sau: – Đối với xe máy: phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng (Điểm a Khoản 1 Điều 17) – Đối với ô tô: Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng (Điểm a Khoản 2 Điều 16)” image-1=”” headline-2=”h4″ question-2=”Chuyển làn Không xin nhan phạt bao nhiêu tiền?” answer-2=”- Đối với người điều khiển ô tô: Phạt tiền từ 400.00 đồng đến 600.000 đồng với chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước (Điểm a Khoản 2 Điều 5 NĐ 100/2019/NĐ-CP). Phạt tiền từ 3 đến 5 triệu khi không có tín hiệu báo trước khi chạy trên đường cao tốc ( Điểm g Khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP) – Đối với người điều khiển xe máy: Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng nếu chuyển làn không có tín hiệu báo trước (điểm i khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)” image-2=”” headline-3=”h4″ question-3=”Xe ô tô không có gương chiếu hậu bị phạt bao nhiêu tiền?” answer-3=”Theo nghị định 100/2019/NĐ-CP thì phạt tiền như sau: – Đối với xe máy: phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng (Điểm a Khoản 1 Điều 17) – Đối với ô tô: Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng (Điểm a Khoản 2 Điều 16)” image-3=”” count=”4″ html=”true” css_class=””]