Khi nào được bật đèn pha trên đường?

bởi Luật Sư X
Ngày nay, các thiết bị đều được tân tiến và đa dạng các chức năng, điển hình là các thiết bị được gắn trên xe gắn máy và xe oto, những thiết bị này được áp dụng những tiến bộ của công nghệ hiện đại như hệ thống đèn chiếu sáng trên xe máy, xe oto. Tuy nhiên, song song với những bước tiến hiện đại này thì còn những hạn chế như người dùng chưa biết cách sử dụng đèn pha, đèn cốt đúng cách, đúng lúc, đúng nơi sẽ dẫn đến các nguy hiểm đáng tiếc xảy ra cho người đi đường và cho chính bạn. Ngoài ra. nó còn ảnh hưởng đến túi tiền của bạn nếu bị cảnh sát giao thông bắt gặp, như vậy nên bật đèn pha trong trường hợp nào là đúng luật và đảm bảo cho người đi đường? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Luật giao thông đường bộ năm 2008
  • Nghị định 46/2016/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

1. Đèn pha là gì?

Đèn pha là một thiết bị có trên xe cơ giới như xe gắn máy, xe oto,…  dùng để chiếu sáng. Đèn pha tạo ra luồng sáng mạnh và tập trung, nó có khả năng chiếu sáng xa khoảng tầm 100m. Do đó, bật đèn pha sẽ gây khó chịu cho người đối diện vì bị lóa mắt dẫn đến tai nạn đáng tiếc xảy ra, vì vậy nên sử dụng đèn pha đối với đường có chia hai làn đường ngược chiều riêng biệt Các trường hợp không được sử dụng đèn chiếu xa ( đèn pha )

– Không được sử dụng đèn pha trong đô thị, khu đông dân cư

Cụ thể, tại Khoản 12 Điều 8 của Luật giao thông đường bộ 2008  thì người tham gia giao thông không được phép sử dụng đèn chiếu xa, tức là đèn pha trong các khu đông dân cư và khu đô thị, theo pháp luật hiện nay thì các hành vi này bị cấm, chỉ trừ trường hợp các xe ưu tiên như xe cứu hỏa, cứu thương, xe cảnh sát,… đang thực hiện các nhiệm vụ để chữa cháy, cứu người,… thì được phép bật đèn pha trong khu đô thị và khu đông dân cư.

– Không được dùng đèn pha tránh xe đi ngược chiều

Hiện nay, theo Điều 17 Luật giao thông đường bộ 2008 có quy định cụ thể như sau:

“ Xe cơ giới đi ngược chiều gặp nhau thì không được dùng đèn chiếu xa”

Như vậy, nếu gặp xe khác đi ngược chiều so với mình thì người điều khiển xe cơ giới như xe máy, xe oto,… phải chuyển từ chế độ đèn chiếu xa, hay là đèn pha sang đèn cốt chiếu gần để tránh gây chói mắt, khó khăn trong việc quan sát của người điều khiển xe đi ngược chiều, để quan sát các vật phía trước một cách chính xác không gây ra hậu quả đáng tiếc xảy ra.

2. Mức xử phạt lỗi đối với hành vi sử dụng đèn pha

a) Trong khu đông dân cư, khu đô thị:

Trường hợp 1: Phương tiện điều khiển là xe máy

Bởi vì nước ta, hiện nay phương tiện di chuyển chủ yếu là xe gắn máy nên việc bắt gặp hình ảnh xe máy bật đèn pha khi lưu thông trong khu đông dân cư là chuyện thường xuyên thấy. Đối với trường hợp này, theo điểm e, Khoản 2, Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt như sau:

Người điều khiển phương tiện là xe gắn máy mà vi phạm trong trường hợp này sẽ bị xử phạt hành chính với mức tiền là từ 80.000 đồng- 100.000 đồng. Đối với trường hợp này thì không có hình thức xử phạt bổ sung cho người vi phạm.

Trường hợp 2: Phương tiện điều khiển là xe ô tô

Theo quy định tại điểm b Khoản 3 Điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP thì Đối với xe ô tô mà sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị khu đông dân cư sẽ bị xử phạt tiền từ 600.000 đồng – 800.000 đồng.

Ngoài ra, người điều khiển phương tiện là xe ô tô nếu vi phạm lỗi sử dụng đèn pha trong đô thị mà dẫn đến việc gây tai nạn giao thông thì còn có thể bị áp dụng biện pháp bổ sung như tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng theo điểm c, Khoản 12, Điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP

b) Sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều

Trường hợp 1: Phương tiện điều khiển là xe máy

Việc người sử dụng đèn pha khi gặp xe đi ngược chiều là một vấn đề gây bức xúc cho người tham gia giao thông. Theo điểm g, Khoản 1, Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định về mức xử phạt như sau: Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng đối với hành vi sử dụng đèn pha để tránh xe đi ngược chiều

Ngoài ra, điểm c Khoản 12 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP còn quy định thêm về vấn đề này như sau:  nếu do sử dụng đèn pha dẫn đến gây ra tai nạn giao thông thì người điều khiển xe máy còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng – 04 tháng.

Trường hợp 2: Phương tiện điều khiển là ô tô

Theo quy định tại điểm g Khoản 3 và điểm c Khoản 12 của Điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP thì người điều khiển ô tô nếu vi phạm lỗi sử dụng đèn pha khi tránh xe đi ngược chiều thì sẽ bị xử phạt ứng với mức tiền từ 600.000 đồng- 800.000 đồng. Ngoài ra nếu vì vi phạm về sử dụng đèn chiếu xa mà gây ra tai nạn giao thông thì người điều khiển xe ô tô còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 tháng- 04 tháng.

Như vậy, người tham gia lưu thông trên đường nên nắm rõ các quy định trên để đảm bảo an toàn cho tất cả mọi người và tránh mất tiền trong những trường hợp này.

Hy vọng bài viết hữu ích cho quý độc giả!

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là nội dung tư vấn về Khi nào được bật đèn pha trên đường? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102.

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm