Sếp bắt cam kết không được có thai trong 2 năm đầu trước khi ký hợp đồng lao động liệu có đúng quy định pháp luật không? Hãy tham khảo bài viết của Luật sư X.
https://www.youtube.com/watch?v=V45_M5TKB8I
Cơ sở pháp lý
- Bộ luật lao động 2019
- Pháp lệnh dân số 2003 sửa đổi, bổ sung 2008
Nội dung tư vấn
Người sử dụng lao động không có quyền tác động đến kế hoạch hóa gia đình của người lao động
Theo Pháp lệnh dân số năm 2003, sửa đổi bổ sung năm 2008; thì mỗi cặp vợ chồng có quyền quyết định thời gian và khoảng cách sinh con; vì vậy không ai có quyền tác động; cản trở, cưỡng bức thực hiện kế hoạch hóa của các gia đình. Cụ thể tại Điều 10 quy định như sau:
Điều 10. Quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng, cá nhân trong việc thực hiện cuộc vận động dân số và kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản:
1. Quyết định thời gian và khoảng cách sinh con;
2. Sinh một hoặc hai con, trừ trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định;
3. Bảo vệ sức khoẻ, thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS và thực hiện các nghĩa vụ khác liên quan đến sức khỏe sinh sản.
Đuổi việc vì người lao động mang thai có vi phạm pháp luật không?
Rất nhiều người lao động bị sếp của mình đuổi việc vì mang thai. Rất dễ hiểu, khi phụ nữ mang thai sẽ khiến công ty bị giảm năng suất làm việc do được đãi ngộ, hưởng nhiều chính sách ưu tiên về nơi làm việc, mức độ công việc, thời gian làm việc. Điều này được cụ thể hóa tại khoản 3 Điều 137 Bộ luật lao động 2019 như sau:
Điều 137. Bảo vệ thai sản
3, Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.
Trường hợp hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian lao động nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì được ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới.
Hơn nữa, luật quy định lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút; trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động. Và không phải làm thêm giờ, không phải đi công tác xa; không phải làm việc ban đêm; thậm chí nếu có khuyến nghị thì có thể nghỉ hoặc bỏ buổi giữa chừng. Thêm nữa khi phụ nữ có thai sẽ được nghỉ đến 6 tháng; bộ máy doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng khi một mắc xích yếu đi, vì vậy quyết định sa thải thường được đưa ra.
Tham khảo bài viết: có được sa thải phụ nữ có thai không?
Buộc người lao động cam kết 02 năm không có thai có vi phạm pháp luật không?
Trên lý thuyết, quan hệ lao động là quan hệ bình đẳng nhưng thực tế; thì lại không hẳn như vậy. Người lao động luôn ở thế yếu hơn vì số lượng việc làm hiện nay ít hơn số lượng lao động sẵn sàng. Vì vậy để có việc làm thì nhiều người cần phải đánh đổi; trong đó có việc cam kết không mang thai trong 2 năm.
Cam kết này thực tế là một thỏa thuận dân sự mang tính song phương; hai bên cùng nhất trí và ký kết cam kết này. Xét về luật lao động thì yêu cầu nhân viên ký cam kết về những điều kiện đơn phương chấm dứt hợp đồng là điều khả thi:
Điều 33. Sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động
1, Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 03 ngày làm việc về nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
2, Trường hợp hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.
3, Trường hợp hai bên không thỏa thuận được việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết.
Khi ký vào cam kết có nghĩa là đồng thuận hoàn toàn với những “luật lệ” của công ty. Bù lại khi nghỉ việc thì công ty cũng không phải là hoạt động đơn phương chấm dứt hợp đồng. Vì vậy rất khó để có thể nói doanh nghiệp sẽ vi phạm. Trên thực tế, tại Việt Nam chưa có một vụ việc nào được đưa ra cơ quan xét xử; do đó để khẳng định trong bài viết này chỉ là căn cứ tham khảo mà thôi.
Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Mời bạn xem thêm: Quy định mới nhất về chế độ thai sản đối với nam giới
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ khoản 1 Điều 137 Bộ luật lao động 2019 quy định: Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong trường hợp người lao động đang mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.
Lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai và có thông báo cho người sử dụng lao động biết thì được người sử dụng lao động chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của lao động nữ mang thai: Lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi thì có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì phải thông báo cho người sử dụng lao động kèm theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi.