Bị lừa ký hợp đồng vay tiền phải làm sao?

bởi Gia Vượng
Bị lừa ký hợp đồng vay tiền phải làm sao?

Xin chào Luật sư. Em xin được tư vấn về trường hợp bị lừa đảo của bạn em như sau, cụ thể là cuối tháng 9 năm 2018, một người đàn ông quốc tịch Anh có kết bạn qua mạng xã hội với bạn em, thường xuyên nói chuyện qua lại và hai bên có nảy sinh tình cảm. Đến đầu tháng 7/2022 người đàn ông kia có gặp khó khăn trong làm ăn nên nhờ bạn em giúp. Lúc đầu bạn em không gửi tiền cho họ nhưng sau một thời gian năm nỉ, yếu lòng nên đã chuyển tiền cho hắn. Tiếp theo hắn bảo có hợp đồng có giá trị lớn, cần hỗ trợ về thuế, phí. Do không tỉnh táo mà bạn em đã vay mượn rất nhiều tiền của người thân, bạn bè để gửi cho hắn và có ký hợp đồng vay mượn tiền với người khác để gửi cho hắn. Em có thắc mắc rằng trong trường hợp này hợp đồng vay mượn tiền có giá trị pháp lý hay không? Và khi bị lừa ký hợp đồng vay tiền phải làm sao? Em mong muốn luật sư hỗ trợ cho giải đáp cũng như phương hướng giải quyết tốt nhất. Em cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến LSX. Tại nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn, hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Các chiêu thức lừa đảo vay tiền online hiện nay

Hiện nay, có rất nhiều chiêu thức lừa đảo khi vay tiền online. Sau đây, một vài chiêu thức lừa đảo khá phổ biến:

  • Lừa đảo vay tiền qua Facebook, Zalo
  • Mạo danh là nhân viên ngân hàng, công ty tài chính
  • Dụ dỗ vay nhiều app liên tiếp
  • Đăng ký vay nhưng không nhận được tiền mà vẫn mắc nợ
  • Sử dụng số điện thoại giả mạo, mạo danh cán bộ cơ quan chức năng như số điện thoại công an, Tòa án,…gọi điện yêu cầu chuyển tiền.
  • Thông qua thương mại điện tử như: bán hàng online, lừa đảo trên shopee, lazada… làm cộng tác viên bán hàng, hay order hàng rồi yêu cầu chuyển tiền đặt cọc nhưng không giao hoặc giao hàng giả.
  • Tấn công mạng để chiếm đoạt tài khoản thông tin, nội dung các giao dịch, giả mạo các trang thông tin điện tử, các dịch vụ trực tuyến internet banking… nhằm lấy cắp thông tin tài khoản của khách hàng sau đó thực hiện lệnh rút tiền.

Ngoài ra, khi cung cấp thông tin cá nhân với các đối tượng lừa đảo cho vay, vô tình những nạn nhân đó tiết lộ thông tin mật của mình. Các đối tượng sẽ lợi dụng những thông tin ấy để trao đổi, mua bán thông tin qua các nền tảng mạng xã

Hợp đồng vay tiền có hiệu lực hay không?

Theo quy định Bộ luật Dân sự 2015 hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Bên vay trở thành chủ sở hữu tài sản vay kể từ thời điểm nhận tài sản đó.

Nghĩa vụ trả nợ của bên vay là: Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật dân sự 2015 trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi: Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật dân sự 2015; Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Bị lừa ký hợp đồng vay tiền phải làm sao?
Bị lừa ký hợp đồng vay tiền phải làm sao?

Hợp đồng vay có kỳ hạn: Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và không có lãi thì bên vay có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý, còn bên cho vay chỉ được đòi lại tài sản trước kỳ hạn, nếu được bên vay đồng ý. Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và có lãi thì bên vay có quyền trả lại tài sản trước kỳ hạn, nhưng phải trả toàn bộ lãi theo kỳ hạn, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Theo quy định trên thì hợp đồng vay tài sản của bạn bạn như vậy là đã hoàn toàn có hiệu lực và người bạn đó phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo quy định trên. Khi bạn của bạn không có khả năng thanh toán nợ thì bên cho vay có quyền gửi đơn khởi kiện về việc đòi lại tài sản đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú để được giải quyết. Tuy nhiên, đối với trường hợp này, khi bạn của bạn không có bất kỳ một tài sản nào để có thể thanh toán khoản nợ vay thì bên cho vay sẽ phải chịu rủi ro trong trường hợp này.

Bị lừa ký hợp đồng vay tiền phải làm sao?

Theo điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản cụ thể yếu tố cấu thành của tội này như sau:

Mặt khách quan của tội này có các dấu hiệu sau:

Về hành vi: Có hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản

– Dùng thủ đoạn gian dối là đưa ra thông tin giả (không đúng sự thật) nhưng làm cho người khác tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội. Việc đưa ra thông tin giả có thể bằng nhiều cách khác nhau như bằng lời nói, bằng chữ viết (viết thư), bằng hành động … (ví dụ: kẻ phạm tội nói là mượn xe đi chợ nhưng sau khi lấy được xe đem bán lấy tiền tiêu xài không trả xe cho chủ sở hữu) và bằng nhiều hình thức khác như giả vờ vay, mượn, thuê để chiếm đoạt tài sản

– Chiếm đoạt tài sản, được hiểu là hành vi chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành của mình. Đặc điểm của việc chiếm đoạt này là nó gắn liền và có mối quan hệ nhân quả với hành vi dùng thủ đoạn gian dối

Khách thể: Hành vi nêu trên xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác

Chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự.

Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý

Như vậy, theo quy định tại điều 174 Bộ luật Hình sự đã nêu ở trên thì người tự xưng mang quốc tịch nước Anh đó có dấu hiệu phạm vào tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản do đó tùy vào mức hậu quả xảy ra thì ngoài việc phải trả lại số tiền mà bạn của bạn đã gửi qua thẻ ngân hàng cho anh ta mà anh ta còn phải chịu mức phạt theo quy định.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Khuyến nghị

Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ luật sư bào chữa người bị tố lừa đảo Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Bị lừa ký hợp đồng vay tiền phải làm sao?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là dịch vụ tư vấn pháp lý về thành lập công ty nhanh, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp

Người dưới 16 tuổi thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không?

Căn cứ điều 12 bộ luật hình sự 2015 người dưới 16 tuổi khi thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội

Cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm giải quyết đơn tố các về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản như thế nào?

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố có trách nhiệm thông báo kết quả giải quyết cho cơ quan, tổ chức đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

Bồi thường như thế nào khi nhiều người cùng lừa đảo chiếm đoạt tài sản?

Trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người; nếu không xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm