Body shaming người khác có bị xử phạt đi tù không?

bởi VanAnh
Body shaming người khác có bị xử phạt đi tù không

Body shaming đang là một vấn đề ngày càng phổ biến ở Việt Nam, không chỉ ngoài thực tế mà còn trên các không gian mạng xã hội. Hầu hết người dùng mạng xã hội đều đưa ra những yêu cầu quá mức đối với chuẩn mực khuôn mẫu, đặc biệt là về ngoại hình. Điều này tạo ra một môi trường không lành mạnh, không chỉ khiến nền tảng giao tiếp trở nên tiêu cực mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến người bị tấn công, nghiêm trọng có thể dẫn đến hành vi tự tử của những nạn nhân bị body shaming. Vậy Body shaming người khác có bị xử phạt đi tù hay không? Hãy cùng LSX tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé

Hiểu về Body shaming” như thế nào?

“Body shaming” là một thuật ngữ ngày nay thường được các bạn trẻ sử dụng. Khi nghe đến cụm từ này nó đã dần trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người và vấn nạn xảy ra ở hầu hết các quốc gia chứ không chỉ riêng Việt Nam. Đây là cụm từ có ý nghĩa chê bai, miệt thị ngoại hình của người khác. Ví dụ: Sẽ thật khác biệt nếu bạn có một thân hình mũm mĩm và bạn bị chê bai rất nhiều về ngoại hình của mình. Đây là dấu hiệu làm bạn trở thành mục tiêu của “body shaming” của mọi người.

Body Shaming là hành động nhằm miệt thị ngoại hình, cơ thể của người khác thông qua các lời nói hay cử chỉ,… nhằm chê bai, đánh giá có phần ác ý hay việc chê bai này chỉ đơn giản là mang tính đùa cợt. Đây là một hình thức làm nhục, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác.

Ngoài ra, “body shaming” có thể ở dạng tự chê chính bản thân mình. Trạng thái tự ti về ngoại hình và mất tự tin về bản thân. Những người tự ti thường có suy nghĩ tiêu cực về ngoại hình của mình và thường xuyên so sánh mình với người khác, đặc biệt là những người có ngoại hình ưa nhìn. Họ thường có lòng tự trọng thấp, lo lắng và sợ hãi khi đối mặt với người khác.

Nạn nhân của hành vi này không chỉ ở những các bạn trẻ mà kể cả những người trưởng thành, có cả người nổi tiếng cũng thường xuyên gặp phải vấn nạn này.

“Body shaming” bị xử lý như thế nào?

Giải quyết vấn đề body shaming đòi hỏi phải tạo ra một môi trường tôn trọng và đón nhận sự đa dạng về ngoại hình. Giáo dục chống lại sự tự ti về cơ thể cần được tăng cường và mọi người được khuyến khích đánh giá người khác dựa trên nhân phẩm và phẩm chất của họ, không chỉ là ngoại hình. Hành vi “Body shaming” người khác sẽ bị xử phạt hành chính cụ thể:

Căn cứ theo quy định tại điểm a Khoản 3 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ thì nếu có hành vi khiêu khích, xúc phạm, trêu ghẹo, lăng mạ hay có hành vi bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác thì có thể bị xử phạt hành chính từ 02 – 03 triệu đồng trừ trường hợp:

– Xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ thì bị phạt tiền từ 04 – 06 triệu đồng (điểm b khoản 2 Điều 21).

– Xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình bị phạt từ 05 – 20 triệu đồng (Điều 54).

Ngoài ra, nếu đưa thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín, danh dự và nhân phẩm cá nhân trên môi trường mạng như trên mạng xã hội (ví dụ như Facebook, Zalo…) thì người vi phạm có thể bị phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng (theo điểm a khoản 3 Điều 99 Nghị định 15/2020/NĐ-CP).

Hiện nay, việc xúc phạm nhân phẩm, danh dự đến mức nào thì bị xử lý hành chính thì chưa có văn bản nào quy định cụ thể.

Tuy nhiên, có thể hiểu, việc xúc phạm nhân phẩm, danh dự là hình thức Body shaming ở mức độ rất nặng, không còn đơn thuần là những lời nói trêu ghẹo, đùa giỡn thông thường nữa.

Body shaming người khác có bị xử phạt đi tù không

Body shaming người khác có bị xử phạt đi tù không?

Nếu hành vi ở mức độ nhẹ thì người “body shaming” người khác có thể sẽ chỉ bị xử phạt hành chính. Tuy nhiên, việc “body shaming” xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người khác thì người đó có thể phải chịu trách nhiệm về Tội làm nhục người khác. Cụ thể:

Căn cứ tại Điều 155 Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a Khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 về tội làm nhục người khác như sau:

Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) quy định về tội làm nhục người khác như sau:

Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Đối với 02 người trở lên;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  • Đối với người đang thi hành công vụ;
  • Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
  • Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
  • Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
  • Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
  • Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên76;
  • Làm nạn nhân tự sát.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy hành vi body shaming người khác là hành vi vi phạm pháp luật, hành vi này nếu nhẹ thì bị phạt hành chính, nghiêm trọng hơn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội Làm nhục người khác với khung hình phạt cao nhất lên đến 02 năm tù giam.

Thông tin liên hệ LSX

LSX sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Body shaming người khác có bị xử phạt đi tù không?“ hoặc các dịch vụ khác liên quan như là Mẫu đơn tố cáo lừa đảo qua mạng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Câu hỏi thường gặp

Body shaming người khác có phải bồi thường không?

Có phải bồi thường thiệt hại
Ngoài phải chịu trách nhiệm trước pháp luật (bị phạt hành chính hoặc chịu trách nhiệm hình sự), người có hành vi “body shaming” người khác còn có thể phải bồi thường thiệt hại cho nạn nhân nếu việc này gây ra thiệt hại cho người đó.
Theo Điều 592 Bộ luật Dân sự quy định về thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm như sau:
Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
Thu thập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;
Thiệt hại khác do luật định.
Về mức bồi thường:
Theo Khoản 2 Điều 592 BLDS, các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường. Nếu không thoả thuận được thì mức bồi thường tối đa không quá 10 lần mức lương cơ sở (hiện nay đang áp dụng mức 1,49 triệu đồng/tháng). Theo đó, mức bồi thường tối đa sẽ là 14,9 triệu đồng.

Làm nhục người khác trên mạng xã hội bị xử lý thế nào?

Hành vi làm nhục người khác trên mạng xã hội thì tuỳ theo mức độ và tính chất của hành vi sẽ bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự (như mục 2).
Về mức phạt hành chính đối với hành vi làm nhục người khác trên mạng xã hội thì theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP:
Cá nhân có thể bị xử phạt số tiền từ 10 – 20 triệu đồng đối với hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm