Người lao động; người sử dụng lao động; hợp đồng lao động là những thuật ngữ quen thuộc trong quan hệ lao động. Và đây cũng là những yếu tố quan trọng trong quan hệ lao động; góp phần hình thành nên quan hệ lao động. Hợp đồng lao động chính là căn cứ phát sinh quan hệ lao động. Trong quá trình lao động, sẽ có nhiều vấn đề xảy ra. Một trong số đó là việc người lao động gây thiệt hại đến tài sản; lợi ích của người sử dụng lao động. Theo nguyên tắc mà Bộ luật Dân sự đặt ra; có thiệt hại thì sẽ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, việc bồi thường thiệt hại với người lao động sắp hết hợp đồng lao động sẽ được thực hiện như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau:
Căn cứ pháp lý
Hợp đồng lao động
Hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 13 Bộ luật Lao động năm 2019 là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công; tiền lương; điều kiện lao động; quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công; tiền lương và sự quản lý; điều hành; giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.
Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.
Hợp đồng lao động được chia làm 02 loại: hợp đồng lao động không xác định thời hạn; hợp đồng lao động xác định thời hạn. Trong đó:
- Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.
- Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
Nội quy lao động
Nội quy lao động là kỷ luật lao động được thể hiện dưới dạng văn bản. Trong đó, kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian; công nghệ và điều hành sản xuất; kinh doanh do người sử dụng lao động ban hành trong nội quy lao động và do pháp luật quy định.
Bồi thường thiệt hại trong quan hệ lao động
Bồi thường thiệt hại trong quan hệ lao động là việc người lao động làm hư hỏng dụng cụ; thiếu bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật; hoặc nội quy lao động của người sử dụng lao động.
Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong quan hệ lao động
Tương tự như căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của Bộ luật Dân sự. Bồi thường thiệt hại sẽ phát sinh khi có thiệt hại xảy ra. Và có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi của người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại với hậu quả thiệt hại xảy ra. Tuy nhiên; việc bồi thường thiệt hại sẽ theo quy định của Bộ luật lao động và nội quy lao động.
Bồi thường thiệt hại với người lao động trong quan hệ lao động
Có thể thấy; theo quy định tại Điều 129 Bộ luật Lao động năm 2019 về bồi thường thiệt hại trong quan hệ lao động; sẽ phát sinh 02 trường hợp thiệt hại lao động xảy ra: thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng; thiệt hại quá định mức cho phép.
Bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại không nghiệm trọng
Theo đó, đối với trường hợp thiệt hại không nghiêm trọng; việc bồi thường thiệt hại cũng sẽ tồn tại 02 trường hợp cụ thể: bồi thường thiệt hại trong trường hợp người lao động còn đủ thời hạn bồi thường; bồi thường thiệt hại trong trường hợp người lao động sắp hết hợp đồng lao động.
Việc thời hạn bồi thường thiệt hại của người lao động còn đủ hay không đủ căn cứ vào việc nếu thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng; thì người lao động chỉ phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương; bị khấu trừ với mức 30% một tháng vào lương. Hay nói cách khác; việc bồi thường thiệt hại theo mức khấu trừ nay sẽ diễn ra trong nhiều nhất là 10 tháng.
Bồi thường thiệt hại với người lao động còn đủ thời hạn
Trường hợp người lao động còn đủ thời hạn bồi thường thiệt hại; thiệt hại sẽ được khấu trừ vào tiền lương hàng tháng với mức là 30%.
Bồi thường thiệt hại với người lao động sắp hết hợp đồng lao động
Vấn đề xảy ra trong trường hợp người lao động sắp hết hợp đồng lao động; không còn đủ thời gian để khấu trừ 30% tiền lương hàng với cho tới khi bồi thường thiệt hại xong nữa. Vậy trong trường hợp này; pháp luật sẽ quy định như thế nào?
Mặc dù không có quy định cụ thể; tuy nhiên; trong trường hợp hợp đồng lao động đã hết hạn mà người lao động vẫn chưa bồi thường được hết thiệt hại; thiệt hại này sẽ được tính là trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động. Theo quy định tại Điều 48 Bộ luật Lao động năm 2019; trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động; hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên.
Bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại nghiêm trọng
Đối với trường hợp thiệt hại nghiêm trọng; người lao động sẽ phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường hoặc nội quy lao động. Trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm.
Trường hợp do thiện tại, hỏa hoạn, dịch bệnh, địch họa,… sự kiện khách quan không thể lường trước được; và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì không phải bồi thường.
Có thể bạn quan tâm:
- Mức bồi thường thiệt hại đối với tai nạn lao động là bao nhiều tiền?
- Nhân viên đánh nhau tại nơi làm việc có bị sa thải không?
- Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
- Các trường hợp không được xử lý kỷ luật lao động hiện nay
- Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động được quy định như thế nào?
- Cưỡng hiếp cấp dưới bị xử lý như thế nào theo quy định
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vấn đề “Bồi thường thiệt hại với người lao động sắp hết hợp đồng lao động”. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Việc luật lao động Việt Nam chỉ quy định trường hợp đình công bất hợp pháp là do điều kiện kinh tế – xã hội của Việt Nam; có sự khác biệt với các quốc gia khác. Bên cạnh đó, việc quy định như vậy là theo hướng có lợi cho Nhà nước trong việc bảo đảm an ninh – trật tự.
Theo quy định của Bộ luật lao động, người lao động tự ý chấm dứt hợp đồng sẽ có hình phạt. Tuy nhiên, khi hợp đồng lao động chấm dứt; người sử dụng lao động không thể xử lý kỷ luật với người lao động theo quy định của nội quy lao động nữa. Tuy nhiên, việc người lao động tự ý chấm dứt hợp đồng; nếu không muốn chịu hình phạt; đồng nghĩa với việc người đó chấp nhận từ bỏ hết mọi trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động. Bao gồm cả việc không lấy thông báo nghỉ việc để được hưởng trợ cấp thất nghiệp.