Buôn bán,kinh doanh xăng giả bị xử lý như thế nào?

bởi Hải Đinh
Buôn bán,kinh doanh xăng giả bị xử lý như thế nào?

Trong thực tế kinh doanh hiện nay, tình trạng gian lận ngày càng diễn ra phổ biến. Nếu không xử lý nghiêm minh sẽ gây ra những thiệt hại, tiềm ẩn những rui ro ảnh hưởng đến doanh nghiệp chân chính và khách hàng.  Mặc dù các lực lượng chức năng đã nỗ lực trong việc kiểm tra, xử lý vi phạm, nhưng vấn nạn kinh doanh xăng giả không những không giảm mà đang có chiều hướng ngày một gia tăng bởi sức hấp dẫn đến từ lợi nhuận…Vậy hiện nay pháp luật quy định mức xử phạt với hành vi bán xăng dầu giả là gì? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Để giải đáp thắc mắc này, các bạn hãy cùng luật sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 67/2017/NĐ-CP
  • Nghị định số 83/2014/NĐ-CP
  • Bộ luật hình sự 2015

Kinh doanh xăng dầu là gì?

Liên quan đến vấn đề kinh doanh xăng giả. Theo khoản 2 Điều 3 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP, kinh doanh xăng dầu bao gồm các hoạt động:

+ Xuất khẩu (xăng dầu, nguyên liệu sản xuất trong nước và xăng dầu, nguyên liệu có nguồn gốc nhập khẩu), nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, gia công xuất khẩu xăng dầu, nguyên liệu;

+ Sản xuất và pha chế xăng dầu;

+Phân phối xăng dầu tại thị trường trong nước;

+ Cho thuê kho, cảng, tiếp nhận, bảo quản và vận chuyển xăng dầu.

Mức xử phạt kinh doanh xăng giả

Tùy vào tính chất vụ việc, tùy vào mức độ nghiêm trọng của hành vi mà việc sản xuất, kinh doanh xăng giả sẽ bị xử lý theo các quy định khác nhau của pháp luật.

Xử phạt hành chính kinh doanh xăng giả

Hành vi kinh doanh xăng giả sẽ bị xử phạt theo Điều 34 Nghị định 67/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí. Theo đó:

Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Thực hiện pha chế xăng dầu khi không phải là thương nhân đầu mối;

b) Thực hiện pha chế xăng dầu tại địa điểm không phải nơi sản xuất, xưởng pha chế hoặc kho xăng dầu phục vụ cho nhu cầu nội địa của thương nhân đầu mối;

c) Thực hiện cách pha trộn hoặc đưa các chất khác vào xăng dầu để trục lợi;

d) Không có phòng thử nghiệm đủ năng lực để kiểm tra chất lượng xăng dầu theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

Hình thức xử phạt bổ sung

Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính đối với hành vi quy định thực hiện cách pha trộn hoặc đưa các chất khác vào xăng dầu để trục lợi;

-Biện pháp khắc phục hậu quả

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện đối với hành vi thực hiện cách pha trộn hoặc đưa các chất khác vào xăng dầu để trục lợi;

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Nếu mức độ của hành vi là nghiêm trọng và đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị khởi tố Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo Điều 192 Bộ luật hình sự 2015.

Mức phạt tù tối đa đối với hành vi kinh doanh xăng giả là khung hình phạt lên đến 15 năm tù, ngoài ra còn bị phạt tiền và thậm chí là bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản .Cụ thể điều 192 Bộ luật hình sự quy định:

  • Đối với cá nhân

-Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau đây; thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng; hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

+ Trường hợp 1:
Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật; hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật;công dụng trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng; hoặc dưới 30.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này đã bị kết án về một trong các tội này; chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
+ Trường hợp 2:
Gây thương tích; hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
+ Trường hợp 3:
Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
+ Trường hợp 4:
Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
-Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
+ Có tổ chức;
+ Có tính chất chuyên nghiệp;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
+ Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
+ Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
+ Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
+ Làm chết người;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
+ Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;
+ Buôn bán qua biên giới;
+ Tái phạm nguy hiểm
– Hình phạt tù cao nhất là từ 7 năm đến 15 năm tù nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
+ Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;
+ Làm chết 02 người trở lên;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên;
+ Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.”;
  • Đối với pháp nhân

Pháp nhân kinh doanh xăng giả thì hình phạt được quy định tại khoản 5 điều 192 Bộ luật hình sự năm 2015, các trường hợp xử phạt như sau:

+ Phạm tội thuộc trường hợp buôn hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật; hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật; công dụng, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

+ Phạm tội thuộc một trong các trường hợp như trường hợp 2 của cá nhân vi phạm; thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng;”.

+ Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 của cá nhân vi phạm; thì bị phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng; hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

+ Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này (pháp nhân thương mại phạm tội gây thiệt hại; hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người; gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh; trật tự; an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra) thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

+ Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng; cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định; hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Trên đây là tư vấn của luật sư X về vấn đề “Buôn bán,kinh doanh xăng giả xử lý như thế nào”, chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn,giúp đỡ của luật sư, hãy sử dụng dịch vụ tư vấn luật hình sự   hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Kinh doanh xăng giả có bị truy cứu trách nhiệm sự không?” answer-0=”Kinh doanh xăng dầu giả tùy vào mức độ nghiệm trọng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự ” image-0=”” headline-1=”h4″ question-1=”Mức phạt tù cao nhất của kinh doanh xăng dầu giả là bao nhiêu?” answer-1=”Mức phạt tù cao nhất cho hành vi kinh doanh xăng dầu giả có thể là từ 7-15 năm tù” image-1=”” count=”2″ html=”true” css_class=””][sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Buôn bán xăng dầu giả có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gì?” answer-0=”Nếu mức độ của hành vi là nghiêm trọng và đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị khởi tố Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo Điều 192 Bộ luật hình sự 2015.” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm