Quy hoạch sử dụng đất là một khái niệm được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực đất đai. Quy hoạch sử dụng đất là một trong những nhiệm vụ quan trọng của mỗi đô thị. Quy hoạch đất đai hiệu quả giúp ổn định sinh kế người dân. Điều này đi cùng với sự phát triển kinh tế – xã hội theo hướng tích cực hơn. Bài viết hôm nay cung cấp cho độc giả toàn bộ kiến thức về quy hoạch sử dụng đất. Xin vui lòng xem qua bài viết “Các loại quy hoạch sử dụng đất theo quy định năm 2023” này nhé!
Quy hoạch sử dụng đất là gì?
Định nghĩa quy hoạch sử dụng đất
Căn cứ trên Điều 3, Luật Đất đai năm 2013, quy hoạch sử dụng đất là hoạt động khoanh vùng và phân bổ lại đất đai theo từng không gian và trong một khoảng thời gian xác định. Dựa trên nguồn quỹ đất và nhu cầu sử dụng đất đối của các ngành, lĩnh vực với từng vùng kinh tế – xã hội và đơn vị hành chính.
Đất quy hoạch được sử dụng cho các mục đích như:
- Phát triển kinh tế – xã hội
- Quốc phòng an ninh
- Bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu
Như vậy, quy hoạch còn được hiểu là việc lập ra kế hoạch sử dụng với từng không gian đất ở mỗi địa phương. Phân chia thành từng kỳ và từng mục đích sử dụng.
Mục tiêu cao hơn của quy hoạch là nhằm giúp các địa phương hoạch định chính sách để phát triển kinh tế, đảm bảo quỹ đất được sử dụng có hiệu quả nhất.
Ngoài ra dựa trên bản quy hoạch, Nhà nước có thể giao đất và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất một cách hợp lý. Là cơ sở cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất hoặc thực hiện đền bù khi cần thu hồi đất theo quy hoạch
Quy hoạch sử dụng đất có vai trò quan trọng để Nhà nước giao đất và cấp Giấy chứng nhận
Định nghĩa bản đồ quy hoạch sử dụng đất
Cũng dựa trên khoản 6, Điều 3, Luật Đất đai năm 2013 , bản đồ quy hoạch sử dụng đất là bản đồ thể hiện rõ sự phân bổ của các loại đất vào cuối kỳ quy hoạch, tuy nhiên được lập ra vào thời điểm đầu của kỳ quy hoạch.
Các loại quy hoạch sử dụng đất theo quy định năm 2023
- Quy hoạch đô thị
- Quy hoạch nông thôn
- Quy hoạch không gian biển
- Quy hoạch đất quốc gia
- Quy hoạch vùng
- Quy hoạch ngành quốc gia
- Quy hoạch tỉnh
- Quy hoạch chuyên ngành
Quy hoạch đô thị
Quy hoạch đô thị là một trong các loại quy hoạch sử dụng đất phổ biến. Đây là một khái niệm hay được dùng để chỉ các hoạt động kiểm soát hay tổ chức môi trường sống đô thị. Các hoạt động này có thể bao gồm: ban hành luật, quy định kiểm soát phát triển; xây dựng và vận hành các bộ máy quản lý đô thị; đề ra các tiêu chí, lập và phê duyệt quy hoạch; thực hiện các chương trình đầu tư phát triển đô thị; nghiên cứu đô thị; đào tạo bộ máy nhân lực; trao đổi tranh luận về các vấn đề đô thị…(Theo wikipedia)
Quy hoạch nông thôn
Quy hoạch nông thôn thực chất là việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hệ thống công trình, hạ tầng xã hội, tổ chức không gian sử dụng đất của nông thôn. Quy hoạch nông thôn sẽ bao gồm quy hoạch chi tiết điểm dân cư nông thôn và quy hoạch chung xây dựng xã.
Quy hoạch không gian biển
Đây cũng là một trong các loại quy hoạch sử dụng đất phổ biến. Quy hoạch không gian biển giúp phân vùng chức năng và phân bố hợp lý không gian các lĩnh vực, các ngành trên vùng đất ven biển, các quần đảo, các đảo, vùng biển, vùng trời thuộc chủ quyền của nước Việt Nam.
Quy hoạch đất quốc gia
Quy hoạch đất quốc gia giúp cụ thể hóa quy hoạch tổng thể quốc gia về vấn đề khoanh vùng đất đai cho các lĩnh vực, các ngành và địa phương trên cơ sở tiềm năng đất đai.
Quy hoạch vùng
Một trong các loại quy hoạch sử dụng đất phổ biến tiếp theo có thể kể đến đó là quy hoạch vùng.
Đây là việc tổ chức hệ thống nông thôn, đô thị, khu chức năng đặc trưng và hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong khu vực địa phận hành chính của tỉnh, huyện, liên huyện, liên tỉnh cho phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ.
Quy hoạch ngành quốc gia
Đây là một loại quy hoạch cấp quốc gia, cụ thể hóa quy hoạch tổng thể quốc gia theo ngành trên cơ sở kết nối các vùng, các ngành liên quan với kết cấu hạ tầng kỹ thuật, bảo vệ môi trường, bảo vệ tại nguyên và bảo vệ hệ sinh thái sinh học.
Quy hoạch tỉnh
Quy hoạch tỉnh cũng là một trong các loại quy hoạch sử dụng đất phổ biến.
Đây là dạng quy hoạch giúp cụ thể hóa quy hoạch tổng thể quốc gia. Quy hoạch tỉnh có nhiệm vụ bố trí lại không gian phù hợp cho các hoạt động kinh tế, xã hội, hệ thống đô thị, quốc phòng an ninh, phân bố dân cư, phân bố đất đai, bố trí lại tài nguyên và bảo vệ môi trường trên cơ sở kết nối quy hoạch cấp quốc gia.
Quy hoạch chuyên ngành
Quy hoạch chuyên ngành là quy hoạch cụ thể hóa quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh.
Thẩm định quy hoạch sử dụng đất
Việc thẩm định quy hoạch sử dụng đất được quy định tại Điều 44 Luật Đất đai 2013 như sau:
- Việc thẩm định quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, quy hoạch sử dụng đất an ninh được thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
- Thẩm quyền thành lập Hội đồng thẩm định kế hoạch sử dụng đất quốc gia, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, kế hoạch sử dụng đất an ninh, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất cấp huyện được quy định như sau:
- Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định kế hoạch sử dụng đất quốc gia.
Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm giúp Hội đồng thẩm định trong quá trình thẩm định kế hoạch sử dụng đất quốc gia;
- Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập Hội đồng thẩm định kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, kế hoạch sử dụng đất an ninh, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh.
Cơ quan quản lý đất đai ở trung ương có trách nhiệm giúp Hội đồng thẩm định trong quá trình thẩm định kế hoạch sử dụng đất;
- Chủ tịch UBND cấp tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện.
Cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh, cấp huyện có trách nhiệm giúp Hội đồng thẩm định trong quá trình thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện.
- Hội đồng thẩm định có trách nhiệm thẩm định và gửi thông báo kết quả thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến cơ quan tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có thẩm quyền.
Cơ quan tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có trách nhiệm tiếp thu, giải trình theo nội dung thông báo kết quả thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng thẩm định tổ chức kiểm tra, khảo sát thực địa các khu vực dự kiến chuyển mục đích sử dụng đất, đặc biệt là việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.
- Nội dung thẩm định quy hoạch sử dụng đất cấp huyện bao gồm:
- Cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học của việc lập quy hoạch sử dụng đất;
- Mức độ phù hợp của phương án quy hoạch sử dụng đất với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh;
- Hiệu quả kinh tế-xã hội, môi trường;
- Tính khả thi của phương án quy hoạch sử dụng đất.
- Kinh phí tổ chức thẩm định quy hoạch sử dụng đất cấp huyện được xác định thành một mục riêng trong kinh phí lập quy hoạch sử dụng đất tương ứng.
Mời bạn xem thêm:
- Văn bản hợp nhất Luật Quy hoạch đô thị có nội dung gì nổi bật?
- Đất quy hoạch có tách sổ được không theo quy định năm 2023?
- Đất trong quy hoạch có được phép chuyển nhượng không năm 2023?
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Các loại quy hoạch sử dụng đất theo quy định năm 2023” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới Chuyển đất trồng cây lâu năm lên thổ cư. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo khoản 1 Điều 36 Luật Đất đai 2013 thì hệ thống quy hoạch sử dụng đất gồm các cấp như sau:
Quy hoạch sử dụng đất quốc gia;
Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện;
Quy hoạch sử dụng đất quốc phòng;
Quy hoạch sử dụng đất an ninh.
Đối với cấp tỉnh, phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai theo khu chức năng và theo loại đất đến từng đơn vị hành chính cấp huyện là một nội dung của quy hoạch tỉnh.
Thời kỳ quy hoạch sử dụng đất được quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật Đất đai 2013 là 10 năm. Tầm nhìn của quy hoạch sử dụng đất quốc gia là từ 30 năm đến 50 năm và cấp huyện là từ 20 năm đến 30 năm.
Nguyên tắc lập quy hoạch sử dụng đất được quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật Đất đai 2013 như sau:
Quy hoạch sử dụng đất quốc gia phải bảo đảm tính đặc thù, liên kết của các vùng; quy hoạch sử dụng đất cấp huyện phải thể hiện nội dung sử dụng đất của cấp xã;
Bảo vệ nghiêm ngặt đất chuyên trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng;
Bảo đảm sự cân bằng giữa nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực, địa phương và khả năng, quỹ đất của quốc gia nhằm sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả;
Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên; thích ứng với biến đổi khí hậu;
Nội dung phân bổ và sử dụng đất trong quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch sử dụng đất quốc gia.