Các nghệ sĩ có được tự do kiện khi bị xâm phạm nhân phạm danh dự nhân phẩm trên Internet

bởi HaTrang
Các nghệ sĩ có được tự do kiện khi bị xâm phạm nhân phạm danh dự nhân phẩm trên Internet
Liên quan tới quả drama căng đét giữa showbiz Việt gần đây giữa Nathan Lee và Ngọc Trinh, chúng ta có thể thấy một điểm chung rằng, các nghệ sĩ khi có bất cứ mâu thuẫn, tranh cãi nào cũng đều đòi ”kiện”, ”đưa ra toà”. Các nghệ sĩ có được tự do kiện không? Luật sư X xin đính chính lại các kiến thức pháp lý cơ bản để các anh chị nghệ sĩ và bạn đọc có thêm kiến thức để biết được khi nào kiện và kiện làm sao cho đúng người, đúng luật.

căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn:

Khi nào thì “kiện”?

Các nghệ sĩ có được tự do kiện không? Liên tục trong vài ngày liên tiếp, giữa Cao Thái Sơn và Nathan Lee cứ liên tục tuyên bố kiện qua kiện lại. Đỉnh điểm là trưa ngày 23/4 Nathan Lee tuyên bố “Kiện Ngọc Trinh 30 tỉ” và “Kiện Cao Thái Sơn”.
Mối quan hệ cá nhân với cá nhân giữa Nathan Lee, Cao Thái Sơn và Ngọc Trinh nếu kiện thì chỉ có thể kiện theo thủ tục tố tụng dân sự, vì quan hệ giữa các bên là quan hệ dân sự. Cụ thể nội dung kiện ở đây nếu có thì chỉ có thể là 01 trường hợp duy nhất, đó là kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015.
Theo khoản 1 Điều 584 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác”. Như vậy, trong Bộ luật dân sự 2015, căn cứ xác định trách nhiệm Bồi thường thiệt hại là “hành vi xâm phạm của người gây thiệt hại”. Theo quy định tại Điều 604 Bộ luật dân sự 2005, trách nhiệm Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng yêu cầu người gây thiệt hại phải có “lỗi cố ý hoặc vô ý”. Với quy định như vậy, ngoài việc chứng minh người gây thiệt hại có hành vi trái pháp luật, người bị thiệt hại cần phải chứng minh người gây thiệt hại có lỗi.
Theo dõi drama những ngày gần đây thì thấy giữa các bên chỉ có thể xảy ra trường hợp là có hành vi xâm phạm tới danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác. Giữa những lời qua tiếng lại trên mạng xã hội mà mọi người đã biết thì các bên có thể nộp đơn khởi kiện lẫn nhau nếu như nhận thấy lời nói, hành vi của người kia xâm phạm tới danh dự, nhân phẩm của mình. Thủ tục nộp đơn khởi kiện quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự hiện hành.

Kiện “bao nhiêu?”

Các nghệ sĩ có được tự do kiện không? Như Nathan Lee tuyên bố “Kiện Ngọc Trinh 30 tỉ” và “Kiện Cao Thái Sơn”. Theo quy định thì không phải thích kiện đòi bồi thường bao nhiên tiền cũng được. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 585 BLDS 2015 thì về nguyên tắc bồi thường thiệt hại, có thể hiểu rằng “thiệt hại tới đâu thì bồi thường tới đó”.

Điều 585. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại

1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.

3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

5. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.

Bên bị thiệt hại phải có trách nhiệm chứng minh mình bị thiệt hại từ hành vi của người kia. Nếu thiệt hại về mặt vật chất thì phải có con số cụ thể. Thiệt hại về tinh thần thì cũng phải tính ra con số cụ thể.
Ví dụ tổn thương về vật chất như A xúc phạm B, làm B buồn B khóc dùng hết 2 bịch khăn giấy trị giá 10k. Thì với hóa đơn mua khăn giấy, B có thể yêu cầu A bồi thường 10k đó.
Còn tổn thương về tinh thần như A xúc phạm B, làm B buồn chán mà B không đi làm, 1 ngày, thì quy ra ngày lương thu nhập thực tế của B là bao nhiêu, có con số cụ thể và A phải bồi thường số tiền đó.
Nghĩa vụ bồi thường được thực hiện như trên chứ không phải thích nêu ra con số bao nhiêu cũng được. Mà kiện là kiện ra Tòa án cấp có thẩm quyền chứ không phải là “kiện ra Công an” như một số nghệ sĩ thường tuyên bố. Các anh chị nghệ sĩ có thể đem sự việc đi báo công an, nhưng đó là hành vi báo tin về tội phạm. Từ tin đó công an mới tiền hành xác minh sự việc, nếu đủ yếu tố cấu thành tội Làm nhục người khác thì họ sẽ khởi tố hình sự. Còn không thì họ sẽ xem xét xử phạt hành chính với hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác.
Hi vọng bài viết “Các nghệ sĩ có được tự do kiện không, khi bị xâm phạm nhân phạm danh dự nhân phẩm trên Internet” giúp ích cho độc giả!
Liên hệ với chúng tôi khi có nhu cầu sử dụng các dịch vụ pháp lý: 0833 102 102

Câu hỏi thường gặp

[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Ai có quyền khởi kiện vụ án dân sự?” answer-0=”Điều 161, Bộ luật tố tụng dân sự 2015: “Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình”” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]

[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là gì?” answer-0=”Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, hiểu một cách đơn giản là loại trách nhiệm bồi thường không phát sinh từ quan hệ hợp đồng; người nào có hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền lợi hợp pháp của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.” image-0=”” headline-1=”h4″ question-1=”Nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng?” answer-1=”Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.” image-1=”” headline-2=”h2″ question-2=”” answer-2=”” image-2=”” headline-3=”h2″ question-3=”” answer-3=”” image-3=”” count=”4″ html=”true” css_class=””]

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm