Các trường hợp bị xóa ra khỏi hộ khẩu theo quy định 2023

bởi MinhThu
các trường hợp bị xóa ra khỏi hộ khẩu

Sổ hộ khẩu là một phương thức quản lý nhân khẩu tại các hộ gia đình. Nhờ sổ hộ khẩu mà nhà nước xác định được số lượng cũng như nơi cư trú của từng công dân, cụ thể là nơi thường trú và xác định được thẩm quyền giải quyết khi công dân có xảy ra tranh chấp các vấn đề pháp lý. Nếu bị xóa ra khỏi hộ khẩu sẽ làm ảnh hưởng đến những vấn đề trên và người bị xóa ra khỏi hộ khẩu sẽ gặp những trưởng hợp không đáng có khi không có sổ hộ khẩu ở nơi khác. Vậy các trường hợp bị xóa ra khỏi hộ khẩu được quy định như thế nào?

LSX sẽ giải đáp thắc mắc này trong bài viết sau.

Căn cứ pháp lý

Luật cư trú

Sổ hộ khẩu là gì?

Sổ hộ khẩu được quy định tại khoản 1 Điều 24 Luật cư trú 2006 như sau:

  1. Sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân.

Như vậy, Sổ hộ khẩu chính là phương thức cơ quan Nhà nước dùng quản lý nhân khẩu ở các hộ gia đình. Thông qua Sổ hộ khẩu có thể xác định nơi cư trú hợp pháp của công dân, cụ thể hơn là nơi thường trú của công dân để quản lý nơi cư trú của công dân tại từng địa điểm cụ thể.

Sổ hộ khẩu còn có vai trò xác định thẩm quyền giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến mỗi công dân.

Hiện nay, tại Luật Cư trú 2020, không còn khái niệm cụ thể về sổ hộ khẩu.

các trường hợp bị xóa ra khỏi hộ khẩu
Các trường hợp bị xóa ra khỏi hộ khẩu

Vai trò của sổ hộ khẩu

Theo nội dung trên có thể thấy, sổ hộ khẩu là công cụ để Nhà nước quản lý nơi cư trú của công dân. Mặc dù hết năm 2022 Sổ hộ khẩu không còn giá trị sử dụng. Tuy nhiên, qua những chức năng của sổ hộ khẩu trong quá trình tồn tại, có thể thấy sổ hộ khẩu đóng vai trò rất quan trọng.

Trong Sổ hộ khẩu có các thông tin về chủ hộ và các thành viên khác như họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, quan hệ với chủ hộ,…

Như vậy, sổ hộ khẩu thể hiện nơi cư trú của cá nhân thường xuyên sinh sống. Trong một số trường hợp, nếu không xác định được nơi ở của công dân thì sổ hộ khẩu chính nơi cư trú người đó đang sinh sống.

Sổ hộ khẩu còn là giấy tờ quan trọng trong việc thực hiện các giao dịch dân sự như thực hiện chuyển nhượng, mua bán đất.

Ngoài ra, sổ hộ khẩu giấy tờ chứng nhận, văn bản pháp lí trong trường hợp nhận thừa kế; đảm bảo thi hành án cho các trường hợp liên quan đến quyền sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất,…

Các thủ tục hành chính liên quan đến đăng kí kết hôn, hộ chiếu, chứng minh nhân dân, khai sinh, khai tử hay giấy phép kinh doanh, hồ sơ xin việc,… cũng đều cần đến hộ khẩu làm giấy tờ chứng thực.

Các trường hợp bị xóa ra khỏi hộ khẩu theo quy định

Các trường hợp bị xóa hộ khẩu

Người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị xóa đăng ký thường trú:

  • Chết; có quyết định của Tòa án tuyên bố mất tích hoặc đã chết;
  • Ra nước ngoài để định cư;
  • Đã có quyết định hủy bỏ đăng ký thường trú quy định tại Điều 35 của Luật này;
  • Vắng mặt liên tục tại nơi thường trú từ 12 tháng trở lên mà không đăng ký tạm trú tại chỗ ở khác hoặc không khai báo tạm vắng, trừ trường hợp xuất cảnh ra nước ngoài nhưng không phải để định cư hoặc trường hợp đang chấp hành án phạt tù, chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng;
  • Đã được cơ quan có thẩm quyền cho thôi quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam;
  • Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ nhưng đã chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ mà sau 12 tháng kể từ ngày chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ vẫn chưa đăng ký thường trú tại chỗ ở mới, trừ trường hợp quy định tại điểm h khoản này;
  • Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp nhưng sau đó quyền sở hữu chỗ ở đó đã chuyển cho người khác mà sau 12 tháng kể từ ngày chuyển quyền sở hữu vẫn chưa đăng ký thường trú tại chỗ ở mới, trừ trường hợp được chủ sở hữu mới đồng ý tiếp tục cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ và cho đăng ký thường trú tại chỗ ở đó hoặc trường hợp quy định tại điểm h khoản này;
  • Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ nhưng đã chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ và không được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý cho giữ đăng ký thường trú tại chỗ ở đó; người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở thuộc quyền sở hữu của mình nhưng đã chuyển quyền sở hữu chỗ ở cho người khác và không được chủ sở hữu mới đồng ý cho giữ đăng ký thường trú tại chỗ ở đó;
  • i) Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở đã bị phá dỡ, tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tại phương tiện đã bị xóa đăng ký phương tiện theo quy định của pháp luật.
  • Cơ quan đã đăng ký thường trú có thẩm quyền xóa đăng ký thường trú và phải ghi rõ lý do, thời điểm xóa đăng ký thường trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú.

Quy định xóa ra khỏi hộ khẩu, xóa đăng ký thường trú để làm gì?

  • Việc xóa đăng ký thường trú nhằm ghi nhận chính xác tình trạng cư trú của người dân, bảo đảm thực hiện chặt chẽ công tác quản lý dân cư nói chung và quản lý về cư trú nói riêng; không làm ảnh hưởng đến các thông tin cá nhân, thông tin về hộ tịch khác của công dân; dữ liệu liên quan đến lịch sử quá trình cư trú của công dân vẫn được lưu giữ trên hệ thống để phục vụ công tác quản lý cũng như tạo thuận lợi cho người dân khi thực hiện việc đăng ký cư trú tại nơi ở mới hay khi trở lại nơi đã bị xóa đăng ký thường trú.
  • Đối với trường hợp công dân đã vắng mặt tại nơi thường trú từ 12 tháng trở lên nhưng không đăng ký cư trú ở nơi ở khác và cũng không khai báo tạm vắng thì không thể tiếp tục ghi nhận nơi đã đăng ký là nơi thường trú của người này để bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước, tránh tình trạng cư trú ảo, đồng thời cũng tạo áp lực để người dân có ý thức hơn trong việc thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về cư trú; hay chính là để giữ đăng ký thường trú thì người dân cần chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật về đăng ký tạm trú, khai báo tạm vắng khi đi khỏi nơi cư trú.
  • Bên cạnh đó, việc xóa đăng ký thường trú đối với người bị cho thôi quốc tịch Việt Nam, bị tước, bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam chưa được quy định trong Luật Cư trú năm 2006; tuy nhiên, xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và hiện nay Chính phủ đã ban hành Nghị định số 16/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam; theo đó, Nghị định đã quy định rõ việc xóa đăng ký thường trú và thu hồi các giấy tờ tùy thân (trong đó có giấy tờ về cư trú) đối với người bị cho thôi quốc tịch Việt Nam, bị tước, bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam. Do vậy, đối với trường hợp công dân được cơ quan có thẩm quyền cho thôi quốc tịch Việt Nam; bị tước, bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Luật Cư trú năm 2020 đã bổ sung quy định xóa đăng ký thường trú đối với trường hợp này để điều chỉnh cho đầy đủ.

Thủ tục xóa ra khỏi hộ khẩu như thế nào?

Bộ Công an quy định về hồ sơ, thủ tục xóa đăng ký thường trú như sau:

– Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày có người thuộc diện xoá đăng ký thường trú thuộc trường hợp (1), (2), (5) thì đại diện hộ gia đình có trách nhiệm đến làm thủ tục xoá đăng ký thường trú.

Hồ sơ bao gồm: Tờ khai thay đổi thông tin về cư trú; giấy tờ chứng minh thuộc một trong các trường hợp xoá đăng ký thường trú.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ thì cơ quan đăng ký thường trú phải xóa tên công dân trong Cơ sở dữ liệu về cư trú và sổ đăng ký thường trú.

– Trong thời hạn 01 (một) ngày làm việc, kể từ ngày xác định được người thuộc diện xóa đăng ký thường trú thuộc trường hợp (3), (4), (6), (7), (8), (9):

Cơ quan quản lý cư trú phải lập biên bản về việc xóa đăng ký thường trú, có xác nhận của đại diện chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp cho thuê, mượn, ở nhờ hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã và thực hiện xóa đăng ký thường trú của công dân trong Cơ sở dữ liệu về cư trú, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và sổ đăng ký thường trú.

– Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày xoá đăng ký thường trú, cơ quan đăng ký cư trú thông báo cho Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương; thị xã, thành phố thuộc tỉnh điều chỉnh hồ sơ đăng ký thường trú trong tàng thư hồ sơ cư trú.

– Quá thời hạn 60 ngày, kể từ ngày có người thuộc diện xoá đăng ký thường trú mà cá nhân, đại diện hộ gia đình không làm thủ tục xoá đăng ký thường trú theo quy định thì cơ quan đăng ký cư trú nơi có người thuộc diện xoá đăng ký thường trú lập biên bản, yêu cầu hộ gia đình làm thủ tục xoá đăng ký thường trú.

Sau thời hạn 15 ngày, kể từ ngày lập biên bản, nếu đại diện hộ gia đình không làm thủ tục xoá đăng ký thường trú thì cơ quan đăng ký cư trú tiến hành xoá đăng ký thường trú.

Nhập lại hộ khẩu sau khi bị xóa khẩu phải làm như thế nào?

Bước 1: Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú đến cơ quan đăng ký cư trú nơi mình cư trú.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thường trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ.
Bước 3: Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký thường trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Người đã đăng ký thường trú mà chuyển đến chỗ ở hợp pháp khác và đủ điều kiện đăng ký thường trú thì có trách nhiệm đăng ký thường trú tại nơi ở mới theo quy định của Luật này trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày đủ điều kiện đăng ký.”
Bước 4: Nhận kết quả.
Đối tượng thực hiện: Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến đăng ký cư trú quy định tại Luật Cư trú.
Cơ quan thực hiện: Công an xã

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

LSX đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Các trường hợp bị xóa ra khỏi hộ khẩu” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến Cách tính lãi suất cho vay nặng lãi. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Bị xóa hộ khẩu có sao không?

Bị xóa hộ khẩu có ảnh hưởng rất nhiều đến cá nhân nếu như cá nhân chưa đăng ký tại hộ khẩu mới. Theo đó, công dân sẽ không thể làm các thủ tục hành chính như đăng ký khai sinh, làm CCCD, đăng ký nhập học cho con,…
Tuy nhiên, người dân không cần phải quá lo lắng về việc bị xóa hộ khẩu, bởi các lý do sau:
Có các cách xử lý để không bị xóa hộ khẩu, như đi xa nơi cư trú thì phải khai báo tạm vắng, đăng ký tạm trú tại nơi mới;…
Cá nhân hoàn toàn có quyền đăng ký hộ khẩu mới tại một nơi khác nếu như bị xóa hộ khẩu cũ.
Cá nhân có thể dễ dàng có được hộ khẩu ở bất kỳ đâu trong cả nước nếu đáp ứng điều kiện tại Điều 20 Luật Cư trú, đặc biệt là chỉ cần có nhà ở tỉnh, địa phương đó.
Thủ tục thực hiện đăng ký thường trú đơn giản, thời hạn giải quyết nhanh chóng.

Bị xóa hộ khẩu thì làm CCCD như thế nào?

Muốn làm CCCD thì công dân bắt buộc phải có đăng ký thường trú, vì vây, trường hợp đã bị xóa đăng ký thường trú thì phải đăng ký lại sau đó mới có thể làm CCCD.
Theo quy định mới từ ngày 01/7/2021 tại Luật Cư trú thì cơ quan công an sẽ thay thế hình thức quản lý dân cư từ giấy sang phương thức điện tử.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm