Thời gian vừa qua do tình hình dịch bệnh căng thẳng nên nhiều doanh nghiệp mặc dù đã thực hiện những biện pháp khắc phục nhưng không thể duy trì nên quyết định chấm dứt hoạt động. Có những trường hợp chấm dứt dự án đầu tư theo ý chí chủ quan nhưng cũng có những trường hợp buộc phải chấm dứt. Vậy chi tiết pháp luật quy định các trường hợp chấm dứt hoạt động dự án đầu tư là trường hợp nào? Vấn đề về quy trình, thủ tục chấm dứt hoạt động dự án đầu tư cũng là nội dung được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Bài viết dưới đây, LSX sẽ chia sẻ đến bạn đọc quy định về vấn đề này, hi vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Các trường hợp chấm dứt hoạt động dự án đầu tư năm 2023
Theo quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 48 của Luật Đầu tư năm 2020 có các trường hợp chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư như sau:
+ Theo quyết định của Nhà đầu tư hoặc theo hợp đồng, điều lệ doanh nghiệp
Nhà đầu tư chấm dứt dự án đầu tư trong các trường hợp sau đây:
- Nhà đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư
- Theo các điều kiện chấm dứt hoạt động được quy định trong hợp đồng, điều lệ doanh nghiệp
- Hết thời hạn hoạt động của dự án đầu tư.
+ Theo quyết định của cơ quan đăng ký đầu tư
Cơ quan đăng ký đầu tư chấm dứt một phần hoặc toàn bộ hoạt động của dự án khi thuộc một trong những trường hợp sau:
- Dự án tạm ngừng đầu tư theo quyết định của cơ quan nhà nước, Thủ tướng Chính phủ. Nhà đầu tư không có khả năng khắc phục điều kiện ngừng hoạt động
- Nhà đầu tư không được tiếp tục sử dụng địa điểm đầu tư; không thực hiện thủ tục điều chỉnh địa điểm đầu tư trong thời hạn 06 tháng.
- Dự án đầu tư đã ngừng hoạt động; hết thời hạn 12 tháng kể từ ngày ngừng hoạt động; cơ quan đăng ký đầu tư không liên lạc được với nhà đầu tư/đại diện hợp pháp của nhà đầu tư
- Dự án đầu tư thuộc trường hợp bị thu hồi đất do không đưa đất vào sử dụng; chậm đưa đất vào sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai
- Nhà đầu tư không ký quỹ; không có bảo lãnh nghĩa vụ ký quỹ.
- Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư trên cơ sở giao dịch dân sự giả tạo
- Theo bản án, quyết định của Tòa án, phán quyết trọng tài.
Thủ tục chấm dứt hoạt động dự án đầu tư theo quyết định của nhà đầu tư được thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 57 Nghị định 31/2021/NĐ-CP có quy định như sau:
Điều kiện, thủ tục chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư
1. Dự án đầu tư chấm dứt hoạt động trong các trường hợp quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 48 của Luật Đầu tư.
2. Việc chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư thực hiện theo thủ tục sau:
a) Trường hợp tự quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 48 của Luật Đầu tư, nhà đầu tư gửi quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư cho Cơ quan đăng ký đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày quyết định, kèm theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có);
b) Trường hợp chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư theo các điều kiện quy định trong hợp đồng, điều lệ doanh nghiệp hoặc hết thời hạn hoạt động của dự án đầu tư theo quy định tại các điểm b và c khoản 1 Điều 48 của Luật Đầu tư, nhà đầu tư thông báo và nộp lại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có) cho Cơ quan đăng ký đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư kèm theo bản sao tài liệu ghi nhận việc chấm dứt hoạt động. Cơ quan đăng ký đầu tư thông báo việc chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư cho các cơ quan liên quan;
c) Trường hợp chấm dứt hoạt động dự án đầu tư theo quy định tại khoản 2 Điều 48 của Luật Đầu tư, Cơ quan đăng ký đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư, đồng thời thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư chấm dứt hiệu lực kể từ ngày quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư có hiệu lực.
Theo đó, khi nhà đầu tư tự quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư theo quyết định của chủ đầu tư tại điểm a khoản 1 Điều 48 của Luật Đầu tư 2020 thì nhà đầu tư gửi quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư cho Cơ quan đăng ký đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày quyết định, kèm theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu có.
Còn trường hợp nhà chấm dứt việc hoạt động do quy định trong hợp đồng, điều lệ doanh nghiệp; Hoặc hết thời hạn đầu tư thì nhà đầu tư thông báo và nộp lại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có) cho Cơ quan đăng ký đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày chấm dứt hoạt động của dự án kèm theo bản sao tài liệu ghi nhận việc chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư.
Thanh lý tài sản sau khi chấm dứt hoạt động dự án đầu tư
Sau khi dự án đầu tư chấm dứt hoạt động, việc thanh lý dự án đầu tư thực hiện như sau:
a) Nhà đầu tư tự thanh lý dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về thanh lý tài sản;
b) Đối với dự án đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì việc xử lý quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật có liên quan;
c) Trong quá trình thanh lý dự án đầu tư, nếu nhà đầu tư là tổ chức kinh tế bị giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản thì việc thanh lý dự án đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật về giải thể, phá sản tổ chức kinh tế.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Mua bán nhà đất không có sổ đỏ có được lập vi bằng không?
- Vi bằng là gì? Giá trị vi bằng đến đâu? Các trường hợp lập vi bằng?
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Các trường hợp chấm dứt hoạt động dự án đầu tư năm 2023“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý như Làm sổ đỏ. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp:
Câu trả lời là KHÔNG. Theo quy định có thể thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động dự án đầu tư mà không thực hiện giải thể công ty. Bởi một doanh nghiệp có thể có nhiều dự án đầu tư, doanh nghiệp chỉ muốn chấm dứt hoạt động của một dự án đầu tư nhưng vẫn muốn tiếp tục các dự án khác thì không thực hiện giải thể doanh nghiệp
– Khi dự án đầu tư chấm dứt, nhà đầu tư tự thanh lý dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về thanh lý tài sản, trừ trường hợp sau:
Việc xử lý quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất khi chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan.
– Cơ quan đăng ký sẽ ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong trường hợp dự án đầu tư chấm dứt hoạt động tại trường hợp nêu tại trên, trừ trường hợp chấm dứt một phần hoạt động của dự án.
Điều ước quốc tế về đầu tư là điều ước quốc tế có hiệu lực đối với Việt Nam mà Nhà nước hoặc Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, trong đó quy định quyền và nghĩa vụ của Nhà nước hoặc Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với hoạt động đầu tư của nhà đầu tư thuộc quốc gia hoặc vùng lãnh thổ là thành viên của điều ước đó, gồm:
a) Các hiệp định song phương và đa phương về khuyến khích và bảo hộ đầu tư;
b) Các hiệp định thương mại tự do và các thỏa thuận hội nhập kinh tế khu vực khác;
c) Nghị định thư gia nhập Hiệp định thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được ký ngày 07 tháng 11 năm 2006;
d) Các điều ước quốc tế khác quy định quyền và nghĩa vụ của Nhà nước hoặc Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam liên quan đến hoạt động đầu tư.