Vấn đề thừa kế theo pháp luật là một trong những vấn đề được quan tâm rất nhiều trong thời gian gần đây. Có nhiều nguyên nhân để đưa về trường hợp thừa kế theo pháp luật như:người chết ra đi đột ngột nên không kịp làm di chúc hoặc có di chúc nhưng di chúc không hợp pháp.
Chia di sản thừa kế là một nội dung trong chế định thừa kế của Bộ luật dân sự Việt Nam qua các thời kỳ. Bộ luật dân sự năm 2015 ra đời trên cơ sở kế thừa các quy định của Pháp lệnh thừa kế, Bộ luật dân sự năm 1995, Bộ luật dân sự năm 2005. Trong phạm vi bài viết này tôi xin chia sẻ kiến thức cho mọi người; đặc biệt những sinh viên Luật; người tìm hiểu luật về cách thức chi di sản thừa kế.
Căn cứ pháp lý
Khái niệm Thừa kế theo pháp luật
Theo Điều 649 Bộ luật Dân sự 2015, thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.
Thừa kế theo pháp luật
Người thừa kế theo pháp luật chỉ có thể là cá nhân, những người có quyền thừa kế di sản của người chết theo quy định của pháp luật.
Việc xác định người thừa kế theo hàng thừa kế dựa trên ba mối quan hệ: hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng.
Căn cứ Khoản 1, Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ; chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
- Về quan hệ thừa kế giữa vợ – chồng; khi một trong hai mất thì người còn lại sẽ được hưởng di sản thừa kế.
- Về quan hệ thừa kế giữa cha đẻ; mẹ đẻ – con đẻ, con đẻ được thừa kế di sản của cha đẻ; mẹ đẻ và ngược lại.
- Đối với con riêng và bố dượng, mẹ kế phải đáp ứng điều kiện có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế thế vị và thừa kế trong quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ.
- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.
- Lưu ý trong quan hệ thừa kế giữa anh ruột, chị ruột – em ruột, anh; chị, em ruột có thể là cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha. Người làm con nuôi người khác vẫn được hưởng thừa kế hàng thứ hai của anh, chị, em ruột mình.
- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
- Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bẳng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế; nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết; không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Trường hợp áp dụng
Căn cứ khoản 1, Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015, những trường hợp áp dụng chia thừa kế theo pháp luật bao gồm:
- Trường hợp thứ nhất: Không có di chúc.
- Trường hợp thứ hai: Có di chúc nhưng di chúc không hợp pháp. Di chúc không hợp pháp sẽ không có hiệu lực pháp luật; rơi vào trường hợp vi phạm điều kiện chung của giao dịch dân sự theo Điều 177; và điều kiện về di chúc hợp pháp theo Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015.
- Trường hợp thứ ba; Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
- Trường hợp thứ tư; Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản.
- Trường hợp thứ năm; Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà từ chối nhận di sản.
- Trường hợp thứ sáu: Phần di sản không được định đoạt trong di chúc.
Nguyên tắc phân chia di sản theo pháp luật
- Việc phân chia di sản theo pháp luật được thực hiện theo quy định của pháp luật; như phân chia đều nhau; theo thứ tự hàng thừa kế, phân chia cho những những người nằm trong diện thừa kế.
- Phương thức phân chia gồm có phân chia theo hiện vật và theo giá trị hiện vật; nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia.
- Như vậy, tùy vào từng trường hợp mà pháp luật quy định về người thừa kế; điều kiện áp dụng, trường hợp áp dụng và thực hiện phân chia di sản
Người “dưng” có được hưởng thừa kế theo di chúc không?
Người lập di chúc; có toàn quyền trong việc để lại di sản của mình cho người thừa kế kể cả người dưng.
Việc để lại tài sản bằng di chúc; chỉ có hiệu lực khi di chúc đó hợp pháp theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên; người này không được thừa hưởng toàn bộ di sản; nếu người để lại di chúc có những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc bao gồm:
- Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
- Con thành niên mà không có khả năng lao động.
Thời hiệu yêu cầu phân chia di sản
Căn cứ theo quy định tại Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015, thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:
- Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;
- Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.
Các trường hợp hạn chế phân chia di sản
Căn cứ theo quy định tại Điều 661 Bộ luật Dân sự 2015, tồn tại một số trường hợp hạn chế phân chia di sản như sau:
- Trường hợp theo ý chí của người lập di chúc hoặc theo thỏa thuận của tất cả những người thừa kế, di sản chỉ được phân chia sau một thời hạn nhất định thì chỉ khi đã hết thời hạn đó di sản mới được đem chia.
- Trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc chia di sản, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong một thời hạn nhất định. Thời hạn này không quá 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn 03 năm mà bên còn sống chứng minh được việc chia di sản vẫn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của gia đình họ thì có quyền yêu cầu Tòa án gia hạn một lần nhưng không quá 03 năm.
Mợi các bạn xem thêm:
- Thừa kế theo pháp luật với thừa kế theo di chúc khác nhau như thế nào?
- Nhận thừa kế có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không ?
- Phân biệt thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề “Các trường hợp chia thừa kế theo quy định pháp luật” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Trường hợp có người không đồng ý trong việc phân chia di sản, pháp luật ưu tiên và khuyến khích các bên thỏa thuận với nhau. Nếu không tự thỏa thuận được với nhau thì có thể khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết.
Trường hợp di sản thừa kế có tranh chấp là đất đai thì phải tiến hành hòa giải trước tại Ủy ban nhân dân (“UBND”) cấp xã nơi có đất tranh chấp.
Trường hợp di sản không có người thừa kế thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản sẽ thuộc về Nhà nước.
Di sản thừa kế là bất động sản ở nước ngoài thì việc chia thừa kế sẽ được xác định theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.