Cách kiểm tra nhà khi mua

bởi Hương Giang
Cách kiểm tra nhà khi mua

Nhà đất là tài sản có giá trị lớn, do đó người dân cần phải thật cẩn trọng khi thực hiện các thủ tục liên quan đến việc mua bán nhà. Vậy Cách kiểm tra nhà khi mua năm 2022 như thế nào? Hướng dẫn thủ tục xin thông tin đất đai nhà ở chính xác nhất năm 2022 ra sao? Quy trình các bước mua nhà đất năm 2022 bao gồm những bước nào? Mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về vấn đề này nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Luật Đất đai 2013

Quy trình các bước mua nhà đất năm 2022

Các bước trong quy trình mua nhà, sang tên sổ đỏ năm 2022 được thực hiện như sau:

Bước 1: Thỏa thuận hợp đồng đặt cọc

Bước 2: Thanh toán và ký hợp đồng mua bán công chứng

Bước 3: Nộp hồ sơ chuyển nhượng Bất động sản tại cơ quan công quyền

Bước 4: Đóng các loại phí và thuế trước bạ và các khoản thuế phát sinh

Bước 5: Thẩm định của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất

Bước 6: Nộp thuế thu nhập cá nhân và trước bạ

Bước 7: Nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Cách kiểm tra nhà khi mua
Cách kiểm tra nhà khi mua

Hướng dẫn cách kiểm tra nhà khi mua năm 2022

1. Kiểm tra thông tin Giấy chứng nhận Quyền sử dụng nhà đất
Khi có ý định mua ngôi nhà đó, bạn cần yêu cầu bên bán cho xem Giấy chứng nhận Quyền sử dụng nhà đất. Đối với tài sản đang thế chấp ngân hàng hợp pháp, bên nhận thế chấp giữ bản chính có dấu của cơ quan thẩm quyền và dòng chữ : “Đã thế chấp quyền sử dụng đất cho ngân hàng… theo hợp đồng số…” mặt số ba hay số bốn của Giấy chứng nhận. Nếu người bán muốn giấu thông tin thì họ sẽ đưa bản photo hoặc gỡ tờ đó ra. Tuy vậy, nếu tờ giấy có nửa dấu giáp lai hay vết kim bấm ở góc cạnh, ngôi nhà định mua có thể đang bị thế chấp.
 2. Kiểm tra thông tin ở cơ quan chức năng
Bên cạnh những cách trên, để kiểm tra thông tin về nhà đất thế chấp, cũng có thể đến Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh của Văn phòng đăng ký đất đai. Bản photo Giấy chứng nhận bên bán cung cấp có thể dùng kiểm tra về tình trạng của nhà đất có đang thế chấp hay không.
 3. Tra cứu thông tin tại phòng công chứng
Với cách làm này, người mua trước hết phải yêu cầu người bán cung cấp bản photo Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà, đất (sổ đỏ/ sổ hồng). Sau đó, người mua đem bản photo này đến văn phòng công chứng để họ tra cứu thông tin xem nhà, đất đó có đang thế chấp ngân hàng hay không. Lưu ý, tùy vào quy định của mỗi văn phòng công chứng mà việc tra cứu này có thể được miễn phí hoặc mất phí.
Kể cả khi đã xác minh được nhà đang thế chấp và ngân hàng cũng cho phép mua bán, người mua vẫn cần tới sự hỗ trợ của văn phòng công chứng để tránh sơ hở trong giao dịch. Cụ thể, người mua nên mang tất cả những giấy tờ liên quan đến việc mua bán nhà đất ra phòng công chứng, nơi sẽ làm hợp đồng mua bán để được kiểm tra và tư vấn những rủi ro tiềm ẩn.
 4. Thông tin hàng xóm nhà đất dự định mua
Tuy nhiên, những cách trên chỉ sử dụng hữu hiệu khi bên bán thế chấp ngân hàng hợp pháp. Nếu người bán dùng Giấy chứng nhận thế chấp để vay nóng, vay lãi cao, người mua không thể kiểm tra nó thông qua văn phòng đăng đất đai hoặc văn phòng công chứng được. Trong trường hợp này, bên mua cần tìm hiểu thông tin từ những người dân địa phương cũng là một cách hiệu quả.
Có thể bí mật đến quan sát, hỏi thăm từ người dân xung quanh để coi tình hình an ninh tại khu vực này như thế nào, có ai tới siết nợ, có thật nhà đất đó là của người rao bán hay không… Đây cũng là cách để đảm bảo sự an toàn, chắc chắn trước khi quyết định mua nhà đất.
Ngoài ra, nếu bất động sản đã có “sổ đỏ”, thông thường tài sản đang thế chấp hợp pháp thì do bên nhận thế chấp giữ bản chính và được cơ quan có thẩm quyền đóng dấu, ghi rõ đã thế chấp quyền sử dụng đất cho bên nào đó, cũng như thông tin đã xóa thế chấp ngay trên chính sổ đỏ.
Vì thế, trước khi quyết định mua, người mua có quyền đề nghị chủ tài sản cho xem sổ đỏ bản gốc để kiểm tra những thông tin này.

5. Thông tin hợp đồng đặt cọc

Khi muốn mua nhà đất thì người mua phải đặt cọc một khoản tiền nhất định dựa theo giá trị của mảnh đất, ngôi nhà. Do đó, cần phải chú ý thông tin ở hợp đồng đặt cọc vì nó chính là bằng chứng giúp bạn bảo vệ quyền lợi bên mua (thông thường khoản tiền đặt cọc sẽ không vượt quá 10% giá trị mua bán).

Ngoài ra, hợp đồng đặt cọc cần đầy đủ thông tin chính xác và thống nhất như thông tin của hai bên, thời gian và địa điểm đặt cọc, đặc điểm nhà đất, giá trị mảnh đất (ngôi nhà), tiền đặt cọc và cách thức thanh toán, xác định bên chịu thuế phí và lệ phí, xử lý tiền đặt cọc…

Trường hợp bên bán công khai việc thế chấp ngân hàng hoặc người mua phát hiện ra rằng nhà đất định mua đang thế chấp, thì người mua cần lập biên bản cam kết 3 bên gồm bạn (người mua) – người bán (bên thế chấp) – ngân hàng (bên nhận thế chấp). Nội dung biên bản sẽ liên quan đến việc thanh toán tiền mua giữa bên bán với bên mua và thanh toán tiền nợ giữa bên bán với ngân hàng. Văn bản này sẽ giúp ràng buộc quyền, nghĩa vụ của cả 3 bên trong việc thanh toán tiền, xử lý vi phạm hợp đồng cũng như xử lý tài sản là căn nhà thế chấp.

Nếu mua bất động sản tại tỉnh nào thì người mua nên đến văn phòng công chứng nơi có bất động sản để văn phòng công chứng hướng dẫn cụ thể. Nhất là trước khi soạn thảo hợp đồng chuyển nhượng thì văn phòng công chứng thường sẽ kiểm tra xem bất động sản đang muốn mua có hợp đồng khác hay không hoặc có đang bị thế chấp tại ngân hàng hay chưa được giải chấp.

Thủ tục xin thông tin nhà đất năm 2022

Theo Thông tư 34/2014/TT-BTNMT thủ tục cung cấp thông tin đất đai được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Tổ chức, cá nhân có nhu cầu khai thác dữ liệu “đất đai” nộp Phiếu yêu cầu hoặc gửi văn bản yêu cầu đến Văn phòng đăng ký đất đai hoặc UBND cấp xã.

Việc nộp văn bản, phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai được thực hiện theo một trong các phương thức sau:

  • Nộp trực tiếp tại cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai;
  • Gửi qua đường công văn, fax, bưu điện;
  • Gửi qua thư điện tử hoặc qua cổng thông tin đất đai.

Bước 2: Tiếp nhận yêu cầu

Khi nhận được phiếu yêu cầu, văn bản yêu cầu hợp lệ của tổ chức, cá nhân, cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai thực hiện việc cung cấp dữ liệu cho tổ chức, cá nhân có yêu cầu khai thác dữ liệu.

Công chức tiếp nhận, xử lý và thông báo nghĩa vụ tài chính cho tổ chức, cá nhân.

Trường hợp từ chối cung cấp thông tin đất đai phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bước 3: Trả kết quả

  • Sau khi tổ chức, cá nhân thực hiện xong nghĩa vụ tài chính, cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai thực hiện cung cấp dữ liệu đất đai theo yêu cầu.
  • Đối với các trường hợp khai thác dữ liệu cần phải tổng hợp, xử lý trước khi cung cấp cho tổ chức, cá nhân thì phải thực hiện bằng hình thức hợp đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự giữa cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai và tổ chức, cá nhân có nhu cầu khai thác dữ liệu.

Thời hạn giải quyết

  • Trường hợp 1: Nhận được yêu cầu trước 15 giờ thì phải cung cấp ngay trong ngày;
  • Trường hợp 2: Nhận được yêu cầu sau 15 giờ thì cung cấp dữ liệu đất đai được thực hiện vào ngày làm việc tiếp theo;
  • Trường hợp yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai dưới hình thức tổng hợp thông tin thì thời hạn cung cấp dữ liệu đất đai được xác định theo thỏa thuận giữa cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai và người có yêu cầu bằng hình thức hợp đồng.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Cách kiểm tra nhà khi mua”. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề về chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thủ tục mua bán, cho thuê, cho mượn nhà đất khiếu nại, Mức bồi thường thu hồi đất, gia hạn thời hạn sử dụng đất nông nghiệp, … Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Phí và chi phí phải trả để được cung cấp thông tin đất đai được xác định như thế nào?

Theo quy định, phí và chi phí phải trả để được cung cấp thông tin đất đai gồm: Phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai; Chi phí in ấn, sao chụp hồ sơ, tài liệu; Chi phí gửi tài liệu (nếu có).
Phí và chi phí phải trả để được cung cấp thông tin đất đai do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.

Kiểm tra tính pháp lý của nhà đất tại cơ quan nào thì chính xác?

Theo quy định, để biết “thông tin” nhà đất thì có thể thông qua các phương thức sau:
+ Từ người chuyển nhượng: Người được chuyển nhượng yêu cầu người bán cung cấp toàn bộ thông tin pháp lý nhà đất;
+ Từ những người xung quanh: Qua những người xung quanh người mua có thể biết được một số thông tin nhà đất có tranh chấp hay không hoặc hơn nữa là thông tin mang yếu tố phong thủy của nhà đất.
+ Cơ quan nhà nước Ủy ban nhân dân, Văn phòng đăng ký đất đai, “tra cứu sổ đỏ”

Xin những thông tin nào về nhà đất thì không phải trả phí?

Một số thông tin sau thì không phải trả phí: Thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt; Khung giá đất, bảng giá đất đã công bố; Thông tin về các thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai; Các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai; Danh mục dữ liệu có trong cơ sở dữ liệu đất đai.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm